- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Việt Nam sẽ thành lập cổng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19

© Ảnh : The Ministry of Health of VietnamỒng Trần Văn Thuấn.
Ồng Trần Văn Thuấn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
Đăng ký
Tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 74, phát biểu với Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam sẽ thành lập cổng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cũng khẳng định, Việt Nam đang làm hết sức mình để kiểm soát các ổ dịch Covid-19 trong khi duy trì ổn định kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh y tế quốc gia.

Việt Nam tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 74

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành ảnh hưởng tới sức khỏe người dân toàn thế giới, Đại hội đồng Y tế Thế giới (ĐHĐYTTG) lần thứ 74 diễn ra dưới hình thức trực tuyến từ ngày 24/5-1/6. Chủ đề của kỳ họp là “Chấm dứt đại dịch và ngăn chặn đại dịch trong tương lai: Cùng nhau xây dựng một thế giới khỏe mạnh, an toàn và công bằng hơn”.

Nhân viên giới thiệu mẫu xét nghiệm phát hiện COVID-19 qua hơi thở do công ty Breathonix có trụ sở tại Singapore phát triển. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
Xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở đã được phê duyệt sơ bộ ở Singapore

Phiên khai mạc cấp cao về ứng phó COVID-19 toàn cầu ngày 24/5 có sự góp mặt của Tổng thư ký LHQ, các nguyên thủ quốc gia và các khách mời đặc biệt. Tổng thư ký LHQ António Guterres cho rằng, WHO trở thành “trái tim”, trung tâm nguồn lực để giúp thế giới vượt qua đại dịch.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết đây là lúc phát huy tinh thần đoàn kết nhằm vượt qua khủng hoảng toàn cầu. Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp thể hiện cam kết của Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ WHO đồng thời nhấn mạnh tới vai trò của WHO trong cảnh báo, ngăn ngừa đại dịch tương lai.

© AFP 2023 / World Health OrganizationĐại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 74.
Việt Nam sẽ thành lập cổng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 74.

Tổng thư ký LHQ và các nhà lãnh đạo thế giới cũng kêu gọi đẩy nhanh tiến trình tiêm phòng vắc xin COVID-19 và đẩy mạnh công nghệ phòng chống dịch bệnh và điều trị. 

GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự và phát biểu tại kỳ họp.

Đại hội đồng Y tế đóng vai trò hình thành cấu trúc y tế tương lai

Trong năm qua, số ca mắc COVID-19 đã tăng lên gấp 40 lần với tổng số 162 triệu ca nhiễm trên toàn cầu. Số ca tử vong tăng lên gấp 11 lần lên 3,3 triệu người. Đại dịch vẫn chưa kết thúc và ứng phó toàn cầu là khâu quan trọng.

Hiện tại, bất bình đẳng trong tiếp cận vắc xin vẫn là một trong các vấn đề cấp thiết. 75% tất cả các liều vắc xin COVID-19 mới chỉ được tiêm ở 10 nước, các nước có thu nhập thấp nhất mới chỉ tiêm chưa tới 0,5% số liều vắc xin trên toàn cầu.

Những ngôi mộ đào nông chôn người chết vì coronavirus trên bờ cát sông Hằng, Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
Nghĩa trang của những người chết vì COVID bên bờ sông Hằng ở Ấn Độ

Đại hội đồng Y tế lần này sẽ đóng vai trò quan trọng trong hình thành cấu trúc y tế của tương lai, tăng cường khả năng của WHO để hoàn thành sứ mệnh và nhiệm vụ, TS. Tedros Adhanom Ghebreyesus-Tổng Giám đốc WHO cho biết.

Ông cũng cho biết COVAX cần thêm hàng trăm triệu liều vắc xin nữa để hỗ trợ các nước thu nhập thấp và trung bình thấp. IMF đã đề xuất kế hoạch chấm dứt đại dịch COVID-19 toàn cầu trị giá 50 tỷ USD, với mục tiêu tiêm phòng cho ít nhất 40% dân số thế giới vào cuối năm 2021 và tiêm phòng cho 60% còn lại vào nửa đầu năm 2022.

ĐHĐYTTG lần này tập trung vào các mục tiêu phát triển bền vững, WHO cung cấp hỗ trợ hiệu quả hơn cho các quốc gia, và các mục tiêu sức khỏe toàn cầu: thêm 1 tỷ người hưởng lợi từ bao phủ y tế toàn dân, thêm 1 tỷ người được bảo vệ từ các tình huống y tế khẩn cấp, và thêm 1 tỷ người sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Một số nội dung tại kỳ họp gồm ngân sách chương trình 2022-2023, cải tổ WHO, Chương trình làm việc của WHO về các tình huống y tế khẩn cấp, ứng phó COVID-19, Chương trình tiêm chủng tới năm 2030,… cùng một số chiến lược toàn cầu khác.

Việt Nam sẽ thành lập cổng chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19

Phát biểu tại kỳ họp lần này, GS.TS. Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam tiếp tục huy động toàn thể xã hội, bao gồm cả hệ thống chính trị cũng như hệ thống kỹ thuật và nguồn lực để triển khai các biện pháp ứng phó với đại dịch. Việt Nam đang làm hết sức mình để kiểm soát các ổ dịch trong khi duy trì ổn định kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh y tế quốc gia.

Hà Nội phong tỏa tạm thời tòa Park 11 của Times City có ca nghi mắc COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
Sáng 24/05: thêm 56 ca Covid-19 và chùm dịch mới ở Times City

Hiện nay, đại dịch COVID-19 sẽ không phải là đại dịch cuối cùng đối với loài người. Việt Nam nhất trí rằng đây là thời điểm để thảo luận làm thế nào chuẩn bị tốt hơn cho đại dịch tiếp theo. Việt Nam tin tưởng rằng cần một cơ chế ứng phó toàn cầu gắn kết hơn để thúc đẩy toàn thể chính phủ và toàn thể xã hội vào cuộc, giúp đỡ các quốc gia cải thiện mức chuẩn bị và khả năng ứng phó.

Việt Nam tin tưởng rằng sáng kiến về cổng chuyển giao công nghệ vắc xin COVID-19 của WHO là minh chứng cụ thể về cơ chế toàn cầu mới để chuẩn bị cho đại dịch trong tương lai. Việt Nam sẽ thành lập một cổng chuyển giao công nghệ để góp phần đẩy mạnh năng lực sản xuất vắc xin tại khu vực và trên toàn cầu. Việt Nam đề nghị Tổng Giám đốc WHO thúc đẩy sáng kiến nhanh chóng và thúc đẩy hợp tác và sự hỗ trợ từ các nhà sở hữu công nghệ.

Nhân dịp này, Việt Nam cũng bày tỏ cảm ơn tới WHO, cơ chế chia sẻ vaccine COVAX và cộng đồng quốc tế, đặc biệt đã hỗ trợ Việt Nam tiếp cận với nguồn vắc xin phòng COVID-19 trong thời gian vừa qua.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала