Nga sẽ đề xuất với Việt Nam những dự án hợp tác mới trong lĩnh vực đóng tàu

© Ảnh : EPi.LongoСảng Cam Ranh
Сảng Cam Ranh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Đăng ký
Tại Hội thảo trực tuyến gần đây về hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực đóng tàu và vận tải đường thủy, các chuyên gia đã thảo luận về khả năng mở rộng các mối quan hệ hợp tác song phương.

Ở đây nói không chỉ về việc cung cấp tàu, mà còn về việc trao đổi công nghệ, đào tạo nhân lực hiện đại, tận dụng cơ hội của các đặc khu kinh tế ở cả hai nước và một số khía cạnh khác.

Một nhu cầu rõ ràng đối với Việt Nam là nâng cấp các dịch vụ vận tải hành khách, hàng hoá bằng phà biển đến các đảo và vận tải bằng phà ngang các con sông lớn nhất. Nga có thể đưa ra một số đề xuất trong lĩnh vực này. Valentin Nakhodkin, đại diện của Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất (USC) đề cập đến vấn đề này trong bài phát biểu của mình:

“Tập đoàn chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc đóng các loại phà khác nhau. Trong các phòng thiết kế của Nga có các chuyên gia trình độ cao có thể thiết kế các loại phà để đáp ứng mọi yêu cầu của phía Việt Nam. Chúng tôi đã sẵn sàng để cùng nhau thiết kế và thi công tại các cơ sở của Tập đoàn USC và tại các nhà máy đóng tàu của Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng thảo luận mọi vấn đề về hỗ trợ kỹ thuật và đưa vào vận hành các tàu này. Chúng tôi chỉ cần có các thông số kỹ thuật chính xác từ các đồng nghiệp Việt Nam, với chỉ dẫn cụ thể về các tuyến phà và thời gian thực hiện dự án. Chúng tôi sẵn sàng thành lập một nhóm làm việc song phương để thảo luận chi tiết hơn về những dự án như vậy".

Phía Nga cũng có thể đưa ra một số đề xuất với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực phà đường sông,. Trong bài phát biểu của mình, Dmitry Kiselev, một chuyên gia của Trường Đại học kỹ thuật hàng hải Saint Petersburg (SMTU), cho biết:

“Chiếc phà qua lại ngang sông có hành trình tương đối ngắn. Do đó, trên những con tàu này có thể sử dụng động cơ điện. Tại SMTU có các chuyên gia nghiên cứu vấn đề này, họ đã tích lũy những kinh nghiệm trong việc sử dụng công nghệ phà điện, có liên hệ với các phòng thiết kế để hiện đại hóa các thiết kế tiêu chuẩn của phà, nâng cao sức chở của chúng và chuyển đổi nhiên liệu cho động cơ từ diesel sang điện".

Công ty NONUS Ingeneering từ St. Petersburg chuyên thiết kế các thiết bị nạo vét cũng có những đề xuất rất thú vị. Phát biểu tại Hội thảo, Alexander Troitsky, đại diện của công ty NONUS lưu ý:

“Công ty chúng tôi chuyên phát triển các công nghệ để tự động hóa thiết bị nạo vét và các công việc kỹ thuật thủy lợi dưới nước. Sản phẩm chính của chúng tôi là hệ thống định vị 3D sử dụng dữ liệu vệ tinh. Hệ thống này cho phép người vận hành tàu cuốc giám sát hoạt động của “máy xúc dưới nước” trên màn hình trong thời gian thực. Ngoài ra, trong danh mục sản phẩm của công ty có các hệ thống giám sát hoạt động của máy bơm trên tàu cuốc và tàu hút bùn. Mật độ đất được nạo vét và tốc độ của thiết bị được theo dõi không sử dụng đồng vị phóng xạ mà sử dụng các cảm biến siêu âm thân thiện với môi trường hơn nhiều. Tất cả điều này đã được áp dụng thành công trên nhiều tàu nạo vét của Nga, Pháp và Trung Quốc. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các thiết bị của công ty cho thị trường Việt Nam".

Hiện đại hóa ngành công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu thủy ở Việt Nam là một trong những lĩnh vực hợp tác song phương.

Tàu 'Viện sĩ Oparin'. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2021
Tàu 'Viện sĩ Oparin' cập cảng Hải Phòng: Việt Nam và Nga cùng khảo sát Biển Đông

Công ty cổ phần "Trung tâm công nghệ đóng tàu và sửa chữa tàu” (SSTC) của Nga chuyên thiết kế và tái thiết các cơ sở đóng tàu, trang bị lại kỹ thuật của các cơ sở này, phát triển các công nghệ đóng tàu và sửa chữa tàu, sản xuất hệ thống đường ống được lắp đặt trên tàu, cũng như thiết kế tàu đánh cá và tàu nghiên cứu khoa học. Mấy năm trước, công ty đã thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội với chức năng hỗ trợ các dự án ở Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, Denis Kuzmin, Phó Tổng giám đốc thứ nhất của công ty SSTC, cho biết:

“Một trong những dự án gần đây nhất là cơ sở hạ tầng của Cam Ranh, cũng như việc cung cấp, lắp đặt và vận hành thiết bị tại nhà máy đóng tàu X52 ở Cam Ranh. Có đủ kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam, công ty SSTC sẵn sàng phát triển các dự án thành lập hoặc hiện đại hóa các doanh nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu và tái chế tàu hiện có. Tất nhiên, các dự án này bao gồm cả hệ thống cung cấp điện, các kết cấu thủy lực cần thiết và việc lắp đặt các thiết bị do công ty chúng tôi thiết kế tại các doanh nghiệp đó".

Theo ông Denis Kuzmin, công ty đã sẵn sàng để cùng phát triển với các đối tác Việt Nam các loại thiết bị hàng hải. Công ty đang tiến hành cuộc đàm phán về việc đóng tàu dân dụng vỏ composite tại tỉnh Quảng Ninh.

© Depositphotos.com / EfiredXưởng sửa chữa và đóng tàu Ba Son.
Nga sẽ đề xuất với Việt Nam những dự án hợp tác mới trong lĩnh vực đóng tàu - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Xưởng sửa chữa và đóng tàu Ba Son.

Nên sử dụng những lợi thế của các đặc khu kinh tế

Một yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu có thể là các đặc khu kinh tế (SEZ) có sẵn ở cả hai nước. Một trong số đó là Khu công nghiệp DEEP C ở Hai Phong. Nga đã có “địa điểm” riêng ở đó - Deep C Russia. Hội thảo trực tuyến có sự tham gia của đại diện Deep C Russia, thành viên Hội đồng Doanh nghiệp Việt- Nga (VRBC) Stanislav Ageenko. Phát biểu trước cộng đồng doanh nghiệp Nga, ông nói:

“Địa điểm của chúng tôi gần Hải Phòng được kết nối bằng các tuyến giao thông thuận tiện với Hà Nội, với biên giới Việt - Trung và với miền Nam Việt Nam. Cách khu công nghiệp của chúng tôi vài km có cảng nước sâu Lạch Huyện. Tức là chúng tôi nằm ở vị trí có giao thông thuận lợi nên có thể phát triển giao thương với các nước Đông Nam Á. Sau khi nạo vét tuyến luồng vào cảng Lạch Huyện, cảng này sẽ tiếp nhận các tàu container với trọng tải rất lớn. Nhờ đó, Deep C Russia có thể trở thành địa điểm tối ưu cho việc phát triển ngành sửa chữa tàu biển và sản xuất phụ tùng thiết bị hàng hải.
Một mặt hấp dẫn khác của địa điểm này là các ưu đãi về thuế (thuế suất 0% trong thời gian 4 năm, thuế thu nhập doanh nghiệp - chỉ 4,35% trong thời gian 15 năm), cũng như các đặc quyền hải quan khi nhập khẩu thiết bị và nguyên liệu thô qua Deep C Russia từ các quốc gia mà Việt Nam chưa ký kết hiệp định FTA”, -  Stanislav Ageenko nói.
© AFP 2023 / Nhac NguyenCảng Hải Phòng.
Nga sẽ đề xuất với Việt Nam những dự án hợp tác mới trong lĩnh vực đóng tàu - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Cảng Hải Phòng.

Nội địa hóa sản xuất là điều rất cần thiết.

Hạ thủy tàu chở dầu Vladimir Monomakh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
Nga và Việt Nam sẽ phát triển hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu

Một đặc khu kinh tế tương tự là khu công nghiệp Bolshoy Kamen đang phát triển ở vùng Primorye, Viễn Đông của Nga. Nhiệm vụ ưu tiên là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để nội địa hóa các cơ sở sản xuất thiết bị tàu thủy trên lãnh thổ Nga. Các loại thiết bị tàu thủy là cần thiết để cung cấp cho cụm công nghiệp đóng tàu Zvezda ở vùng Viễn Đông của Nga. Và các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tìm thấy một lĩnh vực hoạt động tại đây. Dmitry Stoyanov, người đứng đầu "Trung tâm nội địa hóa thiết bị tàu thủy" tại Viện nghiên cứu khoa học trung ương Kurs (Matxcơva), đã phát biểu bày tỏ sự tin tưởng:

“Hiện nay, khả năng của cụm công nghiệp đóng tàu Zvezda là 120 tàu trọng tải lớn, trong đó 50 tàu đang được đóng theo hợp đồng. Trong tổng số dòng sản phẩm mà công ty cung cấp cho khách hàng, các sản phẩm chính là tàu chở dầu và tàu chở khí. Trên các tàu này có nhiều loại thiết bị hàng hải. Nhưng, không phải tất cả các thiết bị này được sản xuất tại Nga. Nếu phía Việt Nam có năng lực sản xuất thiết bị và vật liệu cho tàu thủy, chúng tôi mời các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào dự án này thông qua SEZ "Bolshoy Kamen".

Theo ông Dmitry Stoyanov, các công ty đóng tàu Nga hiện đang triển khai một dự án khác với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài: đóng tàu cá. Trong số đó có khoảng 50 tàu cỡ lớn với nhiều thiết bị phức tạp. Người nước ngoài có thể tham gia xây dựng các tàu này (thông qua việc nội địa hóa sản xuất trên lãnh thổ Nga) theo nguyên tắc "hạn ngạch – lượng đánh bắt cá". Nghĩa là, để đổi lấy sự tham gia của các công ty nước ngoài vào việc đóng một số lượng tàu nhất định, Nga phân bổ thêm hạn ngạch cho nước này để đánh bắt cá trong vùng kinh tế của mình.

© AFP 2023 / Nhac NguyenCảng Hải Phòng.
Nga sẽ đề xuất với Việt Nam những dự án hợp tác mới trong lĩnh vực đóng tàu - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Cảng Hải Phòng.

Một “hướng dẫn viên” khác của các đối tác Việt Nam đến thị trường đóng tàu Nga có thể là công ty Global Marine Trade Group (GMT). Công ty cung cấp thiết bị tàu thủy từ các nhà sản xuất hàng đầu cho hầu hết các doanh nghiệp đóng tàu của Nga. Giám đốc Thương mại của GMT Alexey Volkov cho biết:

“Lĩnh vực quan tâm của công  ty là các hệ thống đường ống cho các loại tàu thủy khác nhau làm bằng hợp kim đồng-niken, thép không gỉ, polyethylene và van hàng hải cho các hệ thống này. Chúng tôi biết rằng, một số doanh nghiệp Việt Nam sản xuất các sản phẩm như vậy. Chúng tôi sẵn sàng làm việc với họ".

Ông Alexey Volkov nhấn mạnh, công ty GMT sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất thiết bị tàu thủy của Việt Nam trong việc chứng nhận các sản phẩm của họ trên lãnh thổ Liên bang Nga phù hợp với yêu cầu của Cơ quan Đăng kiểm Hàng hải Nga. Nhưng, với một điều kiện – nên nội địa hóa sản xuất trên lãnh thổ Liên bang Nga.

“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”

Trường đại học có chất lượng đào tạo tốt nhất (không chỉ ở Nga mà còn trên thế giới) trong lĩnh vực đào tạo nhân lực đóng tàu là Đại học Kỹ thuật Hàng hải Quốc gia St. Petersburg (SPbGMTU). Trường đại học đã và đang đào tạo các chuyên gia cho nhiều quốc gia hàng hải.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.01.2021
Thủ tướng: Mục tiêu năm 2021 của Petrovietnam là tiếp tục chú trọng quan hệ với Nga

Giới thiệu về trường đại học, người điều hành Hội thảo trực tuyến - Giáo sư Konstantin Rozhdestvensky, Giám đốc Khoa Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Kỹ thuật Hàng hải St. Petersburg, lưu ý:

“Trường đại học chúng tôi trang bị kiến thức chuyên môn sâu về tính toán động lực học chất lỏng, cơ học kết cấu của tàu, tính toán sức bền của kết cấu tàu và khả năng chống rung của tàu. Chúng tôi biết cách tính toán tối ưu khả năng đi biển của tàu. Chúng tôi rất chú ý đến các hệ thống đẩy độc đáo. Ngoài ra, các chuyên gia của chúng tôi tham gia nghiên cứu các hệ thống không người lái trên biển, công nghệ phụ gia trong ngành đóng tàu, hàn hồ quang laser".

Giáo sư Rozhdestvensky cho biết, trường SPbGMTU đang làm việc với Việt Nam thông qua công ty TNHH HITACO, thực hiện các chương trình chung. Một đối tác khác là Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Gần đây, các giáo sư của SPbGMTU đã có các bài giảng tại Viện Kỹ thuật Hải quân.

“Chúng tôi yêu mến các lưu học sinh Việt Nam tài năng và có ý chí kiên cường. Sinh viên đã tốt nghiệp đại học chúng tôi các năm trước đang giữ những vị trí quan trọng, tìm việc làm quản lý kỹ thuật và được bổ nhiệm vào cương vị lãnh đạo trong ngành đóng tàu Việt Nam. Chúng tôi sẽ rất vui mừng đón tiếp các lưu học sinh mới đến từ Việt Nam”, - ông Kirill  Rozhdestvensky nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала