Chưa thể là một sự “thở phào nhẹ nhõm”

© Sputnik / Alexei Druzhinin / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu theo điịnh dạng hội thào video.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu theo điịnh dạng hội thào video. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Đăng ký
Gặp gỡ thượng đỉnh Nga-Mỹ sắp tới chỉ có thể là một bước xích lại gần nhau để hoạch định một cách sơ bộ nhất những lộ trình để lần lượt tháo gỡ các nút thắt, các điểm nghẽn trong quan hệ hai bên và có liên quan đến nhiều mối quan hệ đa phương khác.

Cơ quan báo chí Kremlin đưa tin, gặp gỡ thượng đỉnh Nga-Mỹ đầu tiên sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đắc cử sẽ diễn ra vào ngày 16/6/2021 tại Genève, Thụy Sỹ. Đây sẽ là cuộc gặp cá nhân đầu tiên giữa Vladimir Putin và Joe Biden. Trước đó, hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện qua điện thoại hai lần. Chủ đề chính của sự kiện có tầm quan trọng bậc nhất đối với an ninh thế giới này sẽ là triển vọng phát triển quan hệ song phương, ổn định chiến lược và "các vấn đề thời sự của chương trình nghị sự quốc tế".

Một lần nữa tại Genève

Hồi tháng 4-2021, phía Mỹ và phía Nga đều đưa ra dự kiến của riêng mình về các địa điểm gặp gỡ. Đầu tiên, Mỹ đưa ra phương án Vienna (Áo), Nga đưa ra phương án Baku (Azerbaijan). Sau đó Mỹ đưa ra phương án Ljubljana (Slovenia), Nga đưa ra phương án Helsinki. Cuối cùng thì hai bên nhất trí phương án Genève.

Geneva - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Tại sao địa điểm gặp gỡ của hai ông Putin và Biden khiến người ta "ngẩn ra không hiểu"?

Genève thực sự là thành phố trung lập của một quốc gia trung lập. Nơi đây đã từng diễn ra nhiều Hội nghị quan trọng mang tính toàn cầu. Thành phố này không chỉ là nơi đặt trụ sở nhiều cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc mà còn từng là nơi gặp gỡ Đông – Tây trong thời gian diễn ra Chiến tranh Lạnh.

Rất nhiều Hiệp ước, Công ước quốc tế đa phương và song phương giữa các cường quốc trên thế giới đã được đàm phán và ký kết tại đây. Trong đó có bộ 4 Công ước Genève về vấn đề đối xử nhân đạo với tù binh và bảo vệ dân thường trong chiến tranh (1864, 1907, 1929 và 1949); có Hiệp định Genève năm 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương; có Bộ 4 Công ước Genève năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, về đánh cá và bảo tồn các tài nguyên sinh vật của biến cả, về biển cả và về thềm lục địa (sau này là cơ sở để xây dựng UNCLOS-1982) ; có Công ước về Tiêu hủy và cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí sinh học 1972 (BWC).v.v… Genève cũng là nơi diễn ra sự kiện thành lập Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) năm 1863.

“Genève cũng là nơi gặp gỡ giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachov và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từ ngày 19 đến ngày 21-11-1985, đánh dấu bước thỏa hiệp Xô-Mỹ đầu tiên kể từ chuyến đi thăm Mỹ của Nikita Khrushov từ ngày 15 đến ngày 25-9-1959. Các sự kiện này đều diễn ra ở những thời điểm lịch sử rất nhạy cảm không chỉ trong quan hệ Xô-Mỹ mà còn đối với toàn cầu. Do đó, việc Tổng thống Liên bag Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden thỏa thuận gặp nhau ở Genève cũng có thể sẽ tạo ra một ấn tượng nào đó trong quan hệ song phương sau một thời gian dài căng thẳng”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận.

Một tín hiệu đáng mừng đối với an ninh thế giới

Khi được hỏi về các chủ đề của cuộc gặp thượng đỉnh nói trên, thư ký báo chí của nhà lãnh đạo Nga Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng đây chắc chắn là những vấn đề liên quan tới ổn định chiến lược và kiểm soát vũ khí, vì đây là chủ đề mà tất cả các nước quan tâm. Vladimir Putin và Joe Biden cũng có thể nói về tình hình an ninh mạng.

Cuộc gặp giữa thủ tướng Nga Vladimir Putin và phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, năm 2011 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.05.2021
Mỹ khuyên ông Putin nên cảm ơn ông Biden vì "món quà nhiều tỷ đô la"

Tuy nhiên, theo lời của Dmitry Peskov, "các chi tiết vẫn chưa được thống nhất".

Như vậy, thời điểm này, chúng ta chưa được biết chương trình nghị sự cụ thể của hai bên tại cuộc gặp gỡ lần này.

“Nhưng có điều gần như chắc chắn là phía Mỹ sẽ đặt vấn đề khôi phục hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực các hiệp ước song phương đã bị người tiền nhiệm của ông Joe Biden phá bỏ, như Hiệp ước Kiểm soát vũ khí hạt nhân chiến lược mới (New START), Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân tầm trung INF, Hiệp ước đa phương về “Bầu trời mở” (Open Sky) và thậm chí cả Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM) mà Mỹ đã rút khỏi ngày 13-6-2002 dưới “triều đại” George W. Bush”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng nêu đánh giá của mình với Sputnik.
“Tôi cũng cùng ý kiến với nhiều chuyên gia, rằng hai Tổng thống Nga và Mỹ sẽ chú trọng đến các vấn đề kiểm soát kho vũ khí hạt nhân và tình hình thực hiện START III (Hiệp ước về các biện pháp cắt giảm hơn nữa và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược).  Mỹ thường xuyên vi phạm START III, hiệp ước duy nhất còn hiệu lực hạn chế việc triển khai các hệ thống tên lửa hạt nhân. Cho nên, Vladimir Putin và Joe Biden có thể thảo luận tại Genève về việc "hiện đại hóa" thỏa thuận này và khả năng ký kết các văn kiện khác, có tính đến sự xuất hiện của vũ khí mới trong kho vũ khí của cả hai cường quốc”, - PGS-TS sử học Hoàng Giang nói với Sputnik.

Theo chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Hoàng thì đối với an ninh thế giới đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng chưa thể là  một sự “thở phào nhẹ nhõm”.

“Bởi lẽ ngoài hai cường quốc hạt nhân lớn nhất này, trên thế giới còn có các cường quốc hạt nhân khác. Đáng kể là Trung Quốc với trên 350 đầu đạn, Pháp có 300 đầu đạn, Anh có 260 đầu đạn, Pakistan có khoảng 150 đầu đạn, Ấn Độ có 140 đầu đạn, Ngoài ra, các quốc gia có tiềm năng về khoa học hạt nhân như Israel, Triều Tiên và Iran cũng đã có thể có vũ khí hạt nhân với số lượng chưa xác định. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Pháp hiện không tham gia ký kết Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân dưới nước, trong khí quyển và trong vũ trụ. Riêng Trung Quốc chỉ tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân như có bảo lưu quy định về công nhận các quốc gia gia nhập “Câu lạc bộ hạt nhân”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng chia sẻ thông tin với Sputnik.
“Vì thế giới này ngày càng trở nên đa cực hơn, nhiều trung tâm hơn cả về chính trị, kinh tế và quân sự nên nếu chỉ trông đợi vào việc cải thiện quan hệ Nga – Mỹ để hy vọng về một nền hòa bình bền vững thì đó là một sự ngây thơ”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Cuộc gặp thượng đỉnh tại Genève là bước tiến tích cực trong quan hệ Mỹ-Nga?

Nói về bước tiến trong quan hệ Mỹ - Nga, thì như người Việt Nam có câu: “Một bát nước đã đổ đi thì không thể hốt đầy lại được”. Trong quan hệ quốc tế cũng vậy. Những mâu thuẫn, các cáo buộc và các đòn trả đũa lẫn nhau giữa Nga và Mỹ mà hầu như tất cả đều do phía Mỹ chủ động khởi phát đã khoét sâu hố ngăn cách giữa hai nước vốn đã rộng ra từ hơn 10 năm qua.

Cuộc gặp giữa thủ tướng Nga Vladimir Putin và phó tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, năm 2011  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
Các ông Putin và Biden sẽ gặp nhau vào ngày 16 tháng 6 tại Geneva

Những động thái “quay ngoặt khét đường” của cựu tổng thống Donald Trump cho thấy chính giới Mỹ đã lúng túng trong việc xử lý các mối quan hệ Mỹ - Nga và Mỹ - Trung. Đặc biệt là việc ông Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi một loạt Hiệp ước kiểm soát vũ khí chiến lược quan trọng đã bị chính giới Mỹ xem như một thất bại chính trị và hơn thế nữa, đe dọa đặt nước Mỹ vào tình huống nguy hiểm khi Mỹ không còn một phương sách ngoại giao và sự ràng buộc pháp lý nào để kiểm soát đối thủ. Vì vậy, đối với ông Joe Biden, việc hàn vá lại những quan hệ với Nga không phải là một việc dễ dàng, không thể sớm đạt được kết quả chỉ qua một vài cuộc gặp.

© REUTERS / Jonathan Ernst Joe Biden
Chưa thể là một sự “thở phào nhẹ nhõm”  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Joe Biden
“Đối với Tổng thống Vladimir Putin thì có thể thấy rõ rằng ông đang ở vị thế “cửa trên”, tức là “Mỹ cần chứ Nga có thể không cần”. Và điều dễ thấy nhất là sau những tuyên bố trừng phạt các công ty đã tham gia vào dự án “Dòng chảy phương Bắc”. Mỹ đã gần như không còn một biện pháp nào hữu hiệu để buộc Nga phải nhượng bộ. Và như người Hy Lạp cổ đại đã nói: “Đã ném đá đi thì chắc chắn sẽ có lúc phải nhặt đá về”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.
“Với Mỹ, Vladimir Putin sẽ không chơi theo luật chơi mà Liên Xô đã chơi sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Sự không thể đoán trước được là vũ khí quan trọng của Điện Kremly trong cuộc đối đầu với một đối thủ mạnh như Mỹ”, - PGS-TS sử học Hoàng Giang bình luận với Sputnik.

Cuộc gặp thượng đỉnh Biden - Putin diễn ra trong tình huống thế giới đầy rẫy những mâu thuẫn đan xen, những nguy cơ hiểm họa, những xung đột cục bộ từ kinh tế đến chính trị và cả quân sự trong điều kiện đại dịch COVID-19 đang hoành hành dữ dội.

© Sputnik / Mikhail Klimentyev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Putin
Chưa thể là một sự “thở phào nhẹ nhõm”  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Tổng thống Nga Putin

Theo các chuyên gia, từ khía cạnh đó, cũng giống như việc Mỹ cần Trung Quốc để kiềm chế Triều Tiên thì giờ đây, Mỹ cũng cần Nga để giải quyết nhiều vấn đề khác có liên quan đến quyền lợi của Mỹ như vấn đề vũ khí hạt nhân của Iran, vấn đề Venezuela, vấn đề Syria, vấn đề Taliban trỗi dậy ở Afghanistan, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên,v.v…, và đương nhiên, có cả vấn đề quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc.

Vì vậy, cuộc gặp sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới chỉ có thể là một bước xích lại gần nhau để hoạch định một cách sơ bộ nhất những lộ trình để lần lượt tháo gỡ các nút thắt, các điểm nghẽn trong quan hệ hai bên và có liên quan đến nhiều mối quan hệ đa phương khác chứ không thể cởi tất cả các nút thắt đó trong một sớm một chiều.

“Tôi cho rằng, sau gặp gỡ thượng đỉnh tại Genève, Washington sẽ không từ bỏ cái gọi là thực hành các cuộc kết tội tích cực vào Moskva, nhưng có thể hạ giọng điệu của mình trong một số lĩnh vực”, - PGS-TS sử học Hoàng Giang phát biểu quan điểm của mình với Sputnik.

 Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2021
Ông Biden nhầm họ của Tổng thống Putin khi phát biểu về Nga
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, để có thể đạt được dù là một thỏa thuận ít hiệu quả nhất, người Mỹ cần từ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga, hạn chế tuyên truyền chống Nga, từ bỏ sự hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân có quan điểm chống Nga và thành thực hợp tác cùng Nga giải quyết những vấn đề quốc tế có liên quan.Chúng ta hãy cùng chờ xem ông Joe Biden sẽ sửa sai ra sao đối với việc ông ta dùng những lời lẽ khiếm nhã đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin khi trả lời phỏng vấn của ABC News hồi tháng 4/2021.

Việc Nhà Trắng và Điện Kremlin đạt được thỏa thuận về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nga giữa hai tổng thống của hai cường quốc hàng đầu thế giới về quân sự nói lên nhiều điều. Song điều quan trọng hơn hết là nó chứng tỏ xu thế hòa bình, đối thoại, giải quyết mâu thuẫn bằng con đường ngoại giao một cách công bằng, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vẫn là xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế đương đại. Và qua đó, nó chứng tỏ rằng, mọi mưu toan dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế đã không thể có chỗ đứng trong xu thế hòa bình không thế đảo ngược ấy. Đó là nhận định chung của các chuyên gia về các vấn đề quốc tế của Việt Nam về sự kiện được dư luận thế giới mong đợi lâu nay.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала