Từ bất cứ nơi nào trên Trái đất: Internet siêu nhanh lên quỹ đạo như thế nào?

© Ảnh : PixabayInternet
Internet  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Đăng ký
Hôm thứ Năm, OneWeb đã phóng thành công 36 vệ tinh lên quỹ đạo bằng tên lửa ‘Soyuz-2.1b’ của Nga, bổ sung vào chuỗi thiết bị của họ. Trước đó, vào ngày 26 tháng 5, SpaceX phóng 60 vệ tinh phục vụ Internet "toàn cầu" Starlink lên quỹ đạo.

Tại sao chúng ta cần internet vệ tinh? Cần phải trả bao nhiêu? Làm thế nào để thoát khỏi các mối đe dọa mạng? Và những người đi biển trên những con tàu chở hàng đóng vai trò gì? Về điều này - trong tài liệu của Sputnik.

Internet đã có sẵn hầu như ở khắp mọi nơi, tại sao cần thêm các kênh Internet vệ tinh?

Trên phạm vi toàn cầu, Internet vệ tinh có thể cung cấp kết nối đến những nơi không thể lắp đặt cáp quang.

Thị trường tiềm năng là các khu vực chưa phát triển, có độ phủ Internet kém, địa hình hiểm trở hoặc ngoài biển xa. Ngoài ra, đừng quên các khu vực khó tiếp cận trên Trái đất để kết nối Internet, chẳng hạn như các vùng Bắc Cực và không gian đại dương, nơi các tàu bè qua lại. Nhân tiện chúng tôi nhắc lại, một trong những yêu cầu của thuyền viên đối với nhà tuyển dụng khi xin việc trên tàu hàng là phải có dịch vụ Internet để liên lạc với người thân. Theo số liệu khảo sát của International Chamber of Shipping về cung cấp Internet cho thuyền viên sử dụng cá nhân trên tàu, 82% số người được hỏi cho biết họ cung cấp Internet cho thuyền viên để sử dụng với mục đích cá nhân trên tàu. Trong số này, 58% cung cấp quyền truy cập cho thủy thủ đoàn miễn phí.

© Fotolia / Coloures-picmạng xã hội
Từ bất cứ nơi nào trên Trái đất: Internet siêu nhanh lên quỹ đạo như thế nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
mạng xã hội

Hành trình đầy tham vọng của Starlink

SpaceX phóng  từng loạt vệ tinh lên quỹ đạo với số lượng 60 vệ tinh mỗi lần kể từ tháng 5 năm 2019. Mỗi vệ tinh nặng 260 kg, và tên lửa đẩy được thiết kế cho 100 lần sử dụng lại: mỗi lần phóng xong tên lửa quay trở lại bệ nổi Of Course I Still Love You ở Đại Tây Dương, 630 km cách Mũi Canaveral - sân phóng vũ trụ chính của Mỹ.

Sau một loạt vụ phóng thành công vào năm 2021, Starlink đã đưa số lượng vệ tinh của mình trên quỹ đạo lên khoảng 1600 - khoảng 4% so với kế hoạch đầy tham vọng là 42 000 chiếc.

Ý tưởng chính là bao phủ toàn bộ hành tinh bằng mạng lưới các vệ tinh nhỏ ở quỹ đạo Trái đất thấp - cách bề mặt hành tinh 500-2000 km. Mỗi vệ tinh bao phủ một khu vực nhỏ - bằng kích thước của một bang trung bình ở Mỹ. Do đó, chúng được phóng theo nhóm để bao phủ một khu vực cụ thể. Nếu dự án thành công, sẽ dẫn đến sự thay đổi hoàn toàn trong cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc trên toàn thế giới. Tuy nhiên, số lượng vệ tinh như vậy và cách tiếp cận chương trình của Musk khiến các chuyên gia và đối thủ của công ty lo ngại.

Doanh nhân Elon Musk - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2021
Ý tưởng mới của Elon Musk: Khi nào Internet vệ tinh trở thành di động?

Vào tháng 4 năm nay, các đối thủ của Starlink - Viasat, OneWeb, Hughes Network Systems và Boeing - đã kiến ​​nghị Ủy ban thông tin liên lạc Liên bang Mỹ xem xét lại việc cho phép sử dụng 2 814 vệ tinh Starlink ở quỹ đạo thấp hơn so với kế hoạch ban đầu. Theo những người nộp đơn, việc đặt vệ tinh ở độ cao 550 km mà trước đó chưa được thảo luận có thể gây nhiễu và yêu cầu các công ty đưa ra các giải pháp kỹ thuật bổ sung.

Chủ tịch điều hành Viasat, Mark Dankberg cho rằng Starlink nên có ít vệ tinh hơn do mối đe dọa va chạm. Đáp trả lại, Elon Musk mỉa mai trả lời vệ tinh của anh ta có vẻ đang đe dọa lợi nhuận của chính Viasat.

Ngoài ra, một số công ty cạnh tranh không thích cách “ra mắt trước, nâng cấp sau” của Musk, ưu tiên tốc độ hơn chất lượng.

“Mỗi vệ tinh của chúng tôi giống như Ford Focus: thực hiện cùng một chức năng, trải qua thử nghiệm và hoạt động. Còn vệ tinh Starlink cũng giống như những chiếc xe điện Tesla: đầu tiên được phóng lên, sau đó hóa ra là chúng cần cập nhật bổ sung, sửa chữa hoặc thậm chí là thay thế", Chris McLaughlin, người đứng đầu phòng quan hệ chính phủ của OneWeb nói.

Khoảng 5% lô vệ tinh Starlink đầu tiên không hoạt động. Bây giờ tỷ lệ sự cố đã giảm xuống còn 1%. Nhưng ngay cả với tỷ lệ hỏng hóc thấp, có rất nhiều thiết bị trong số đó lay lắt trên quỹ đạo, đến mức chúng biến thành các mảnh vỡ không gian, cản trở quá trình phóng các vệ tinh khác, theo WSJ viết.

© AFP 2023 / SPACEX Phương tiện phóng Falcon-9 của SpaceX với vệ tinh Starlink
Từ bất cứ nơi nào trên Trái đất: Internet siêu nhanh lên quỹ đạo như thế nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Phương tiện phóng Falcon-9 của SpaceX với vệ tinh Starlink

OneWeb: một mạng lưới, hàng nghìn cách tiếp cận

Starlink không phải là công ty lớn duy nhất trong thị trường vệ tinh viễn thông. Các nhà đầu tư chính của OneWeb là Tập đoàn Airbus, Bharti Enterprises, Qualcomm Inc, SoftBank, cũng như chính phủ Vương quốc Anh, thông qua OneWeb, đang hiện thực hóa tham vọng của mình trong việc khám phá không gian.

Tính đến cuối tháng 4 năm 2021, tổng số vệ tinh trong mạng lưới là 182 trong số 600 theo kế hoạch. Và mặc dù dự án không có quy mô lớn về số lượng vệ tinh do quỹ đạo triển khai ở vị trí cao hơn Starlink, OneWeb có kế hoạch thâm nhập thị trường với những lợi thế riêng của mình.

Hợp tác toàn cầu trên hành tinh Trái Đất - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2020
Elon Musk tiết lộ chi tiết về dự án Internet toàn cầu

Một đặc điểm khác biệt của OneWeb so với các đối thủ là hoàn toàn mở cửa với thị trường và mong muốn đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Ví dụ, để thâm nhập thị trường Nga để cung cấp dịch vụ ở đây, OneWeb thành lập công ty liên doanh OneWeb vào năm 2017 cùng với doanh nghiệp "Hệ thống vệ tinh Gonets” (công ty con của Roscosmos)’ và chuyển nhượng cổ phần kiểm soát vào năm tới (51%). OneWeb cũng có kế hoạch thiết lập ba cổng mặt đất ở Nga đóng vai trò trung gian giữa vệ tinh và thiết bị người dùng khi nhận được tín hiệu từ không gian - một điều kiện  bắt buộc khác của luật pháp Nga.

Như Mikhail Kaigorodov, giám đốc thương mại của OneWeb tại Nga cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhiệm vụ của OneWeb là cố gắng minh bạch và dễ hiểu nhất có thể cho khách hàng của mình.

“Một trong những vấn đề quan trọng là vấn đề an ninh quốc gia. Tuy nhiên, OneWeb không khác gì các nhà khai thác viễn thông khác và phải tuân thủ các yêu cầu của cơ quan quản lý truyền thông địa phương và khu vực. Ban đầu, khi mở ra OneWeb, yêu cầu của các cơ quan quản lý truyền thông thế giới đã được nghiên cứu và áp dụng. Trong ý tưởng và cấu trúc của OneWeb không có gì khác biệt với nhà điều hành nào khác . Dự án không có vùng ẩn hoặc vùng xám. Nhưng tất nhiên OneWeb vẫn chưa thuyết phục được các cơ quan quản lý địa phương về điều này”, Kaigorodov nói.

Theo Mikhail Kaigorodov, Nga có thể được gọi là thị trường lý tưởng đối với OneWeb. Do diện tích rộng lớn, nhiều khu rừng không thể tiếp cận và cảnh quan đa dạng, nên việc triển khai viễn thông có thể rất khó khăn.

© Sputnik / Sergey Mamontov / Chuyển đến kho ảnhPhóng tên lửa mang Soyuz-2.1a với tàu vũ trụ có người lái Soyuz MS-14 từ bệ phóng sân bay vũ trụ Baikonur
Từ bất cứ nơi nào trên Trái đất: Internet siêu nhanh lên quỹ đạo như thế nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Phóng tên lửa mang Soyuz-2.1a với tàu vũ trụ có người lái Soyuz MS-14 từ bệ phóng sân bay vũ trụ Baikonur
“Nước Nga có diện tích đất rộng lớn, hành lang giao thông dài và cảnh quan rất đa dạng. Ngoài ra, một phần đáng kể lãnh thổ Nga  tiếp xúc với biển và đại dương, cùng với  tuyến đường hàng không Âu - Á đi qua nước Nga. Ở nhiều khu vực, rất khó hoặc không thể cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông mặt đất nên nó phân bố không đồng đều. Sự phân bổ kỹ thuật số hiện tại chưa đồng đều có thể được bổ sung bằng internet băng thông rộng vệ tinh OneWeb”, Kaigorodov nói .

Một trong những đối tác chính của OneWeb tại Nga là "Roskosmos”. Trong số 18 lần phóng, 17 lần phóng vệ tinh OneWeb được thực hiện với sự hỗ trợ của tên lửa Nga "Soyuz”, và một lần do tên lửa ‘Ariane 62’ của châu Âu đảm nhận.

Công ty sẽ tiến hành các hoạt động thương mại ở Nga, các nước Bắc Âu, vùng Bắc Cực, phía trên Vòng Bắc Cực, ở Mỹ và Canada. Dự kiến ​​sẽ phủ sóng toàn cầu vào năm 2022.

© Ảnh : TPU / Igor MininĂng-ten tăng tốc mạng 5G
Từ bất cứ nơi nào trên Trái đất: Internet siêu nhanh lên quỹ đạo như thế nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Ăng-ten tăng tốc mạng 5G

Hiện tại, các cuộc thảo luận đang được tiến hành về việc thâm nhập thị trường Trung Quốc với tư cách là một trong những thị trường công nghệ cao nhất. Thêm vào đó, OneWeb cũng đã sẵn sàng triển khai công nghệ 5G.

Bao phủ Trái đất, và điều gì tiếp theo?

Trong tương lai, theo dự báo của các chuyên gia hàng đầu châu Âu trong lĩnh vực viễn thông vũ trụ, chúng ta sẽ ngày càng phụ thuộc vào không gian trong vấn đề thông tin liên lạc.

6G - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2020
6G: thế hệ truyền thông di động tiếp theo sẽ thay đổi thế giới thế nào?
“Không gian sẽ giúp chúng ta điều hướng và phát triển số hóa. Trong thế giới hiện đại, việc nhanh chóng nhận gửi dữ liệu đến nơi  cần thiết trong thời gian ngắn nhất có thể, xử lý nhanh chóng là vô cùng quan trọng. Và công nghệ vũ trụ có thể giúp ích ở đây”, Elodie Viau, Giám đốc Viễn thông của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), nói tại sự kiện Startup Village 2021.

 Trước đó, Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã chia sẻ kế hoạch tạo ra một chùm vệ tinh quay quanh mặt trăng và cung cấp cho các nhà thám hiểm mặt trăng các dịch vụ định vị và viễn thông.

“Có một mạng lưới định vị và viễn thông để truyền về Trái đất những gì chúng ta  thấy trên Mặt trăng sẽ có ý nghĩa bản lề cho sự bền vững của các sứ mệnh trong tương lai. Bạn có thể tưởng tượng các nhà thiên văn mở các đài quan sát ở phía sau của mặt trăng. Và vì tất cả chúng ta đều quen với các cuộc họp trực tuyến, ai mà biết được? Chúng ta có thể sử dụng Skype trên mặt trăng”, Elodie Viu nói.

ESA cho rằng Mặt trăng trong những năm tới sẽ trở thành một loại "lục địa thứ tám", vì đã bắt đầu  cuộc cạnh tranh giữa  các công ty thương mại và quốc gia từ khắp nơi trên thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала