‘Vua thép Việt’ mua mỏ quặng sắt ở Australia: Hòa Phát làm chủ Roper Valley

© REUTERS / Melanie BurtonMỏ quặng sắt tại Australia.
Mỏ quặng sắt tại Australia. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Đăng ký
‘Vua thép Việt’ - Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long đã mua thành công mỏ quặng sắt 320 triệu tấn tại Australia, đánh dấu bước đi chiến lược tạo chỗ đứng vững chắc tại thị trường có nguồn cung quặng sắt lớn nhất thế giới.

Với việc thương vụ Hòa Phát làm chủ có sở hữu 100% cổ phần dự án mỏ quặng sắp Roper Valley được Ủy ban Đầu tư Nước ngoài Australia (FIRB) chấp thuận, doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục là đối tác lớn nhất của Australia.

Hòa Phát mua mỏ quặng sắt 320 triệu tấn ở Australia

Ngày 31/5, tin tức về việc ông ‘vua thép Việt’ – Tập đoàn Hòa Phát (HPG) chính thức mua thành công mỏ quặng sắt dự án Roper Valley ước tính trữ lượng khoảng 320 triệu tấn tại Australia được công bố rộng rãi.

Theo thông cáo báo chí mang tên “Hòa Phát mua thành công mỏ quặng sắt tại Úc” của Tập đoàn, đại diện HPG của tỷ phú Trần Đình Long khẳng định, sau khi giao dịch hoàn tất, Hòa Phát là chủ sở hữu Dự án quặng sắt Roper Valley với trữ lượng dự đoán 320 triệu tấn và công suất khai thác 4 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, giá trị hợp đồng thương vụ mua 100% cổ phần dự án mỏ quặng sắt Roper Valley của công ty con tại Australia thuộc Tập đoàn Hòa Phát chưa được tiết lộ cụ thể.

© Ảnh : Hoa Phat GroupMỏ quặng sắt dự án Roper Valley.
‘Vua thép Việt’ mua mỏ quặng sắt ở Australia: Hòa Phát làm chủ Roper Valley - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Mỏ quặng sắt dự án Roper Valley.

Đây là mỏ quặng nước ngoài đầu tiên được Tập đoàn Hòa Phát nhắm tới sau mỏ quặng đang sở hữu, khai thác ở Hà Giang, trữ lượng khai thác khoảng 500.000 tấn mỗi năm.

Theo đó, Tập đoàn Hòa Phát cho biết, ngày 28/5, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài Australia (FIRB) chấp thuận phê duyệt hợp đồng mua 100% cổ phần dự án mỏ quặng sắt Roper Valley của Công ty con tại Australia. Mỏ quặng sắt Roper Valley có trữ lượng ước tính đạt 320 triệu tấn.

“Sau một thời gian tìm kiếm và chuẩn bị, Tập đoàn Hòa Phát đã đặt bước chân chắc chắn đầu tiên vào thị trường có nguồn cung quặng sắt lớn nhất thế giới là Australia”, thông cáo của HPG khẳng định.

Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long cũng nhấn mạnh, sẽ tiếp tục nghiên cứu để đầu tư mua tiếp một số mỏ sắt mới tại Australia, nhằm đảm bảo về lâu dài nguồn cung ít nhất 50% nhu cầu quặng sắt của HPG (tương đương 10 triệu tấn/năm).

Ngoài ra, Tập đoàn Hòa Phát cũng cho hay, nguyên liệu cấu thành đến 30% giá thép là than luyện cốc hiện được đơn vị nhập khẩu từ Australia – thị trường cung cấp than luyện cốc lớn nhất thế giới.

Ngoài dự án Roper Valley, doanh nghiệp của ông Trần Đình Long hiện cũng đang nghiên cứu để trong tương lai có thể sẽ mua một vài mỏ than luyện cốc của Australia nhằm từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất quan trọng.

Ông Trần Đình Long nói gì về vụ mua mỏ quặng sắt ở Australia?

Tại Đại hội cổ đông thường niên của Tập đoàn Hòa Phát hôm 22/4 vừa qua, nhiều nhà đầu tư đã bày tỏ quan tâm đến việc liệu Tập đoàn Hòa Phát có định mua mỏ quặng sắt ở Australia hay không.

Thép  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2019
Thép Việt chao đảo vì Donald Trump?

Trả lời cổ đông, nhà đầu tư và báo giới về vấn đề này, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, tỷ phú Trần Đình Long cho biết ban lãnh đạo tập đoàn đang nghiên cứu kỹ các phương án, trên tinh thần là việc mua mỏ quặng không chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động sản xuất thép của Hòa Phát nói chung mà bản thân mỏ quặng đó cũng phải có lãi.

“Nếu mua mỏ quặng mà có lãi thì chúng tôi sẽ làm. Hòa Phát không phải mua mỏ quặng sắt thì mới có nguyên liệu đầu vào, cổ đông không lo thiếu đâu, nguồn cung quặng sắt trên thế giới rất lớn”, ông Trần Đình Long nhấn mạnh.

Như đã biết, quặng sắt là đầu vào thiết yếu cho hoạt động sản xuất gang thép bằng lò cao, khác với lò hồ quang điện sử dụng nguyên liệu chính là thép phế liệu. Thực tế, đối với ngành thép, để sản xuất một tấn thép bằng lò cao sẽ cần dùng khoảng 1,6 tấn quặng sắt.

Hiện nay Hòa Phát đang vận hành hai khu liên hợp sản xuất gang thép bằng lò cao ở Hải Dương và Dung Quất, tổng công suất khoảng 7,5 triệu tấn mỗi năm. Tập đoàn Hòa Phát cũng có công ty con trong lĩnh vực khoáng sản tại Việt Nam là Công ty Đầu tư Khoáng sản An Thông.

Doanh nghiệp này hoạt động chính là thăm dò, khai thác, tuyển luyện, chế biến, xuất nhập khẩu khoáng sản nói chung trong đó chủ yếu là quặng sắt, vốn điều lệ 500 tỷ.

Tại cuộc họp với Bộ Công Thương vào tháng 5, ông Trần Đình Long cũng đề xuất với các cơ quan quản lý và ban hành chính sách của Việt Nam “quan tâm hơn” đến vấn đề nhập khẩu quặng sắt, thép cuộc cán nóng HRC của các doanh nghiệp thép, trong đó có Tập đoàn Hòa Phát.

Sản xuất phôi thép tại Công ty TNHH Gang thép Tuyên Quang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2019
Mỹ chính thức áp thuế 456% lên một số sản phẩm thép nhập từ Việt Nam

Tỷ phú Trần Đình Long cũng đề nghị Bộ Công Thương ủng hộ doanh nghiệp trong ngành thép liên quan đến những ý kiến, đóng góp, góp ý xây dựng bộ chỉ tiêu phù hợp, sát với tình hình thực tế hơn.

Trong khi đó, báo cáo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, đại diện Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cũng cho biết, hiện, nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của ngành thép đa phần phải nhập khẩu như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite nên xu hướng tăng giá là khó tránh.

Cũng trong năm 2021 này, dự kiến, Việt Nam sẽ tiếp tục phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế liệu khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn.

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra yêu cầu hạ nhiệt giá mặt hàng thép thông qua nhiều biện pháp hạn chế xuất khẩu loại thép trong nước có nhu cầu tăng cao cũng như nâng cao năng lực sản xuất thép nội địa, sau khi giá thép trong nước tăng đột biến và diễn biến không theo quy luật thông thường.

Hòa Phát là đối tác Việt Nam hàng đầu của Australia

Cần phải chỉ ra thực tế rằng, ở thời điểm hiện tại, Tập đoàn Hòa Phát là đối tác lớn nhất, chiếm đến 16% kim ngạch xuất khẩu của Australia vào Việt Nam. ‘Vua thép Việt’ cũng là đối tác Việt Nam hàng đầu của Australia.

Đại sứ quán Australia tại Việt Nam dẫn số liệu từ nguồn Global Trade Atlas cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia vào Việt Nam năm 2020 là 4,4 tỷ USD, nhưng riêng Tập đoàn Hòa Phát đã chiếm 705 triệu USD.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Washington - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2019
Như "đùa với lửa": Mỹ có nhắm tới Việt Nam khi áp thuế thép 400% hay không?

Với số liệu này, Hòa Phát là khách hàng Việt Nam lớn nhất, chiếm đến 16% kim ngạch xuất khẩu từ Australia vào Việt Nam.

Cũng trong năm 2020, Hòa Phát nhập khẩu gần 2 tỷ USD máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất, trong đó riêng thị trường Australia chiếm 35% tổng giá trị nhập khẩu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, tổng giá trị nhập khẩu từ thị trường Australia của Hòa Phát tăng lần lượt 1,2 và 2 lần trong năm 2019, năm 2020, tương ứng 325 triệu USD và 705 triệu USD.

Dự kiến năm 2021, doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long sẽ nhập từ 3,5- 4 triệu tấn quặng, 3,5 triệu tấn than các loại, 145.000 con bò từ Australia.

Với mặt bằng giá hiện nay, kim ngạch nhập khẩu từ Australia ước đạt 1,44 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2020.

Năm 2021, Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 120.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 18.000 tỷ đồng, tăng 33% so với thực hiện năm trước.

Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy, riêng Quý I/2021, tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long ghi nhận doanh thu đạt khoảng 31.000 tỷ đồng, tăng 63%. Lợi nhuận sau thuế 7.000 tỷ đồng, gấp ba lần cùng kỳ. Trong đó, riêng lãi từ hoạt động kinh doanh là 6.500 tỷ, còn lại là lợi nhuận từ thoái vốn mảng nội thất.

Sản xuất thép ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2019
Mỹ áp thuế 456% với thép Việt ảnh hưởng thế nào tới doanh nghiệp?

Báo cáo cũng cho hay, thép xây dựng thành phẩm đạt 855.000 tấn, tăng hơn 17%. Phôi thép xuất khẩu trên 386.000 tấn, tăng 27% so với Quý 1/2020. Sản phẩm HRC trong quý đầu năm đạt 665.000 tấn, tăng 75% so với Quý 4/ 2020.

Đáng chú ý, cũng tại Đại hội cổ đông hồi tháng 4, ‘vua thép Việt’ khẳng định, Hòa Phát sẽ đa ngành.

“Không ai có thể làm thép mãi được. Hoà Phát cũng như mọi tập đoàn khác sớm muộn đa ngành và một trong những hướng đó là bất động sản”, tỷ phú Trần Đình Long chia sẻ.

Theo ông Trần Đình Long, hiện Hòa Phát đang có uy tín, có tiếng trên thị trường, tập đoàn đang tranh thủ thêm nhiều hướng đi chiến lược để tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала