Tại sao Nga chế tạo máy bay chiến đấu mới?

© Sputnik / Andrey Kataev / Chuyển đến kho ảnhMáy bay chiến đấu hạng nặng Su-57
Máy bay chiến đấu hạng nặng Su-57  - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2021
Đăng ký
Tác giả một số bài báo trên các phương tiện truyền thông Việt Nam chuyên về chủ đề quan hệ hợp tác quân sự, kỹ thuật Việt - Nga phàn nàn hiện nay Nga không có dự án chế tạo máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ nào.

Và do đó, Việt Nam không có lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm sự thay thế cho những cựu binh MiG-21 từ những quốc gia có những cỗ máy như vậy. Ví dụ: Hoa Kỳ hoặc Thụy Điển.

Tuy nhiên, những lo ngại này đều vô ích: Nga sẽ sớm có phương tiện chiến đấu thế hệ thứ 5 hiện đại mà Việt Nam cần. Chi tiết - trong tài liệu "Sputnik".

Kinh nghiệm của Liên Xô

Ví dụ nổi bật nhất về việc sử dụng hiệu quả các máy bay một động cơ là MiG-21 — tiêm kích siêu thanh phổ biến nhất, đã tham gia hầu hết các cuộc xung đột quân sự lớn trong nửa sau thế kỷ 20. Không cần phải nhắc nhở người Việt Nam về hiệu quả của nó. MiG-21 đã tham chiến trên bầu trời Việt Nam, nơi đối thủ chính là F-4 Phantom của Mỹ -  máy bay chiến đấu hai động cơ hạng nặng và mạnh mẽ hơn. "MiG" đã chiến thắng bằng tốc độ và khả năng cơ động trên không. Trong những năm chiến tranh, trong các trận không chiến với MiG-21, Hoa Kỳ đã mất hơn 100 chiếc Phantom. Theo số liệu của Liên Xô, số lượng MiG bị tổn thất ở Việt Nam khoảng 60 chiếc - tỷ lệ đáng kể.

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamMáy bay chiến đấu F-5 và MiG-21 tại Bảo tàng Quân đội tại Hà Nội
Tại sao Nga chế tạo máy bay chiến đấu mới? - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2021
Máy bay chiến đấu F-5 và MiG-21 tại Bảo tàng Quân đội tại Hà Nội

Ngoài Việt Nam, MiG-21 tham chiến ở Trung Đông, Afghanistan, Libya, Nam Tư, Angola, trên biên giới Ấn Độ và Pakistan. Tổng cộng, hơn 11 000 chiếc MiG-21 nguyên bản và các phiên bản nước ngoài đã được chế tạo. Máy bay phục vụ tại hơn 50 quốc gia. Nhưng không có gì là vĩnh cửu, và đã đến lúc “lão tướng” phải “giải nghệ”.

Tiêm kích MiG-21 tại Bảo tàng Không quân Việt Nam tại TP. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2020
MiG-21 không người lái ở Việt Nam. Ý tưởng hợp lý hay là điều không tưởng?

Trong khi đó, kết cấu một động cơ vẫn khá phổ biến trên thế giới hiện nay - đó là F-16 và F-35 của Mỹ, JAS 39 Gripen Thụy Điển và J-10 Trung Quốc. Công ty Sukhoi cũng đã bắt đầu phát triển máy bay chiến đấu chiến thuật một động cơ thế hệ thứ 5 - hạng nhẹ, cơ động, "tàng hình" và tương đối rẻ tiền. Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga chủ yếu dựa vào các hệ thống máy bay chiến đấu mạnh và nặng hơn với hai động cơ. Do đó, rất có thể chiếc Sukhoi một động cơ cũng sẽ được “nhắm” vào thị trường nước ngoài.

"Em trai" của Su-57

Rõ ràng, việc phát triển máy bay một động cơ sẽ không mất nhiều thời gian. Thiết kế sẽ sử dụng rộng rãi các giải pháp kỹ thuật đã được thử nghiệm trên máy bay chiến đấu hạng nặng Su-57 thế hệ thứ năm. Đó là một lớp sơn phủ hấp thụ sóng vô tuyến làm giảm tín hiệu bộc lộ trước  radar, hệ thống điện tử hàng không và tổ hợp vũ khí. Thừa hưởng từ "người anh", chúng cũng sẽ sử dụng động cơ mới nhất, cho đến nay được biết đến với tên gọi "Sản phẩm 30". Nhưng mô hình thử nghiệm máy bay một động cơ sẽ tạm thời được trang bị động cơ AL-31FN thuộc dòng "3" hoặc "4" — thiết bị đã được kiểm chứng, rất đáng tin cậy và cũng sử dụng trên một số máy bay nước ngoài.

© Sputnik / Mikhail Voskresenskiy / Chuyển đến kho ảnhMáy bay chiến đấu đa chức năng Nga thế hệ thứ năm Su-57 thực hiện chuyến bay trình diễn tại Triển lãm Hàng không - Vũ trụ quốc tế MAKS-2019
Tại sao Nga chế tạo máy bay chiến đấu mới? - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2021
Máy bay chiến đấu đa chức năng Nga thế hệ thứ năm Su-57 thực hiện chuyến bay trình diễn tại Triển lãm Hàng không - Vũ trụ quốc tế MAKS-2019

Theo kế hoạch, trọng lượng cất cánh của tiêm kích sẽ không quá 18 tấn (so với Su-57 - hơn 25 tấn). Tỷ số "khối lượng \ lực đẩy động cơ", phải bằng một. Tốc độ tối đa sẽ vượt quá Mach 2 và vectơ lực đẩy lệch hướng sẽ cho phép quãng đường chạy để  cất cánh ngắn hơn.

Động cơ là điểm chính

Theo chuyên gia quân sự Alexei Leonkov, ngày nay việc hồi sinh máy bay chiến đấu một động cơ đang là xu hướng trên toàn thế giới. Các nhà thiết kế động cơ Nga có khả năng tạo ra các hệ động lực đáng tin cậy và có kỹ thuật "tiên tiến".

Lấy ví dụ, động cơ RD-33 do Liên Xô phát triển — sơ đồ "trục đôi hai mạch với bộ đốt sau", ban đầu được thiết kế cho MiG-29, và vẫn chưa lỗi thời cho đến ngày nay. Có 9 phiên bản sửa đổi, bao gồm cả biến thể RD-33MK với "hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số điện tử toàn phần" (hay được biết đến với tên viết tắt tiếng Anh là FADEC) cho MiG-35. Một trong những phiên bản - RD-93 - được trang bị cho máy bay chiến đấu bom Chengdu FC-1 Xiaolong của Trung Quốc. Phiên bản RD-33N (SMR-95), được thiết kế để hiện đại hóa toàn bộ phi đội máy bay chiến đấu Mirage F-1 và Atlas Cheetah của Không quân Nam Phi. Phiên bản RD-33 với véc tơ lực đẩy lệch hướng, được thử nghiệm vào những năm 2000 trên chiếc MiG-29OVT. Hơn nữa động cơ máy bay Nga là sản phẩm đầu tiên trên thế giới có công nghệ vòi phun với "vectơ lực đẩy lệch theo tất cả các hướng", và cho đến nay vẫn là duy nhất.

© AP Photo / Chen KaiMáy bay chiến đấu bom Chengdu FC-1 Xiaolong
Tại sao Nga chế tạo máy bay chiến đấu mới? - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2021
Máy bay chiến đấu bom Chengdu FC-1 Xiaolong
Ưu điểm và nhược điểm

Điểm mạnh của thiết kế một động cơ là giá cả. Máy bay rẻ hơn nhiều so với máy bay chiến đấu hạng nặng.

“Hơn một nửa chi phí của một chiếc máy bay chiến đấu là hệ động lực và nhiên liệu. - Nhiều quốc gia muốn có trang bị giá rẻ phục vụ Không quân, và máy bay chiến đấu một động cơ là lựa chọn phù hợp nhất. Rốt cuộc, không phải ai cũng có thể mua được F-35 với giá 100 triệu USD, bạn cần một thứ gì đó đơn giản hơn và… chỉ bằng một nửa giá ”, Alexei Leonkov giải thích.

Về chất lượng chiến đấu, trang thiết bị, hệ thống radar và khả năng cơ động, máy bay một động cơ không thua kém tiêm kích hạng nặng. Và sự chênh lệch về sức mạnh chiến đấu do khối lượng nhỏ hơn không vượt quá 20%. Một vấn đề khác là khả năng sống còn. Máy bay hai động cơ có khả năng bay về sân bay, ngay cả khi một chiếc động cơ bị hỏng.

Tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
"Sát thủ" tàu sân bay Mỹ. Tại sao Mỹ lo ngại máy bay chiến đấu Nga Su-57?

Phi công quân sự danh dự của Nga Vladimir Popov cũng tự tin cho rằng việc lựa chọn phương án một động cơ chủ yếu là do "tính kinh tế của chiến tranh".

“Trong các hoạt động tác chiến cường độ cao, khi hệ thống phòng không mạnh và máy bay địch hoạt động, máy bay chiến đấu thực hiện 5-10 lần xuất kích. Sau đó, máy bay hoặc phải sửa chữa vì hỏa lực đối thủ, hoặc bị bắn rơi. Máy bay hạng nặng đắt tiền quá ”, vị tướng nêu quan điểm.

Do đó, theo quan điểm của ông, bất kỳ cường quốc quân sự nào cũng cần có công nghệ chế tạo máy bay một động cơ rẻ tiền để nhanh chóng thiết lập sản xuất hàng loạt trong trường hợp có mối đe dọa từ bên ngoài.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала