- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Thêm 51 ca nhiễm Covid-19 liên quan Hội thánh, Bộ Y tế ban hành nhiều quy định chống dịch mới

© Ảnh : Thanh Vũ - TTXVNChủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong thị sát tình hình phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong thị sát tình hình phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong 3 tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc mới, TP.HCM có số lượng bệnh nhân cao nhất. Những người này đều liên quan ổ dịch nhóm tôn giáo (địa chỉ sinh hoạt ở Gò Vấp).

Bộ Y tế ban hành quyết định để đánh giá mức độ dịch

Sáng 1/6, Bộ Y tế công bố ca mắc Covid-19 trong nước ghi nhận tại TP.HCM (51), Bắc Giang (45), Bắc Ninh (15). Các bệnh nhân ở TP.HCM đều liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng. Bắc Ninh ghi nhận ca mắc mới đều là F1.

Bắc Giang có thêm người nhiễm SARS-CoV-2 được phát hiện trong khu cách ly và vùng phong tỏa, liên quan công nhân làm tại các khu công nghiệp. Số lượng người phải cách ly đang có xu hướng giảm (tổng số còn 145.014 trường hợp). Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện là 3.113 người, tại cơ sở khác: 28.283. Cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 113.618 người.

Các lực lượng chức năng tạm thời phong toả khách sạn Sheraton (88 Đồng Khởi, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) sáng 27/5 khi có ca nghi nhiễm COVID-19 làm việc tại đây.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.05.2021
Phát hiện chùm ca bệnh Covid-19 liên quan giáo phái, TPHCM phong tỏa 10 địa điểm

Trong ngày 31/5, Việt Nam có thêm 16.317 người được tiêm chủng vaccine phòng Covid-19. Tổng cộng 1.102.099 liều đã được tiêm cho những người thuộc diện ưu tiên. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine là 30.602. Như vậy, tính đến sáng 1/6, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 4.356 ca mắc Covid-19 trong làn sóng thứ 4.

Trong vòng 10 ngày trở lại đây, ngoài sự phức tạp của tình hình dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM cũng chịu đợt dịch nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. 20/22 quận, huyện ở TP.HCM có ca nhiễm. Tổng số bệnh nhân mới tính từ ngày 27/5 đến nay là 200 người. Trong đó, ổ dịch liên quan nhóm tôn giáo có 191 người. Chùm ca bệnh được phát hiện ở Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn có 9 người.

Ngày 31/5, Bộ Y tế ban hành quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG về Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng chống dịch Covid-19. Theo quy định mới, các địa phương, ổ dịch sẽ được chia làm 4 nguy cơ: Trạng thái bình thường mới (màu xanh), nguy cơ (màu vàng), nguy cơ cao (màu cam) và nguy cơ rất cao (màu đỏ).

Quy định này nhằm cụ thể hóa và chi tiết hơn Chỉ thị 15, 16 và 19 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết tùy mức độ cụ thể, bộ cũng có hướng dẫn cụ thể trong từng biện pháp phòng dịch. Đây cũng là điểm mới so với trước đây. Đặc biệt, địa phương có quyền bổ sung, áp dụng biện pháp có thể ở mức độ cao hơn, cần thiết tùy theo tình hình dịch, đặc thù phát triển kinh tế trên địa bàn.

Bệnh viện ở TP.HCM cần làm gì khi phát hiện người dương tính với Covid-19?

Căn cứ vào quy định của Bộ Y tế và thực tiễn công tác phòng, chống dịch tại thành phố, Sở Y tế TP.HCM ban hành Quy trình xử lý khi bệnh viện phát hiện những trường hợp dương tính với nCoV. 

Dựa vào tình hình của đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 4, Việt Nam phải đối mặt các ổ dịch nguy hiểm trong bệnh viện. Chính vì thế, Theo quy định của Sở Y tế TP.HCM, các ca dương tính với Covid-19 sẽ được chia làm 2 đối tượng, bao gồm phát hiện chủ động hay bị động.

Chùa Cầu Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
Giải quyết ‘cơn mê sảng’, ám ảnh về tự do tôn giáo của Mỹ đối với Việt Nam thế nào?

Phát hiện chủ động là những trường hợp được xác định qua khai báo y tế, khám/cấp cứu sàng lọc ngay khi người bệnh đến viện. Với trường hợp ca bệnh được phát hiện chủ động, bệnh viện phải báo ngay cho Sở Y tế TP.HCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (HCDC); đồng thời tạm ngưng hoạt động khám và điều trị ngoại trú; dừng tiếp nhận bệnh nhân mới.

Song song đó, các cơ sở y tế phải triển khai ngay việc truy xuất camera, xác định nhân viên thuộc diện F1 để đưa đi cách ly tập trung theo quy định, tách những trường hợp không tuân thủ quy tắc an toàn phòng, chống lây nhiễm Covid-19 trong bệnh viện (như khẩu trang, phòng hộ cá nhân) ra khỏi nơi khám, chữa.

Sau đó, bệnh viện phải khử khuẩn khu vực tiếp nhận, khám sàng lọc các khoa, phòng có liên quan. Lãnh đạo cơ sở y tế cần rà soát, củng cố quy trình khai báo y tế, phân luồng, khám sàng lọc, cách ly, xét nghiệm (nếu có). Trong thời gian tạm ngưng hoạt động khám ngoại trú, bệnh viện vẫn cho người điều trị nội trú xuất viện nếu có chỉ định, với điều kiện đảm bảo bệnh nhân đã được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát.

Tất cả nhân viên công tác tại khu vực sàng lọc cần được theo dõi tình trạng sức khỏe hàng ngày và làm xét nghiệm rRT-PCR sàng lọc Covid-19 định kỳ hàng tuần. Nếu có trường hợp xuất hiện triệu chứng, những người này cần cách ly và lấy bệnh phẩm xét nghiệm rRT-PCR ngay lập tức.

Quang cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống dịch COVID-19, tại điểm cầu trụ sở Chính phủ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.05.2021
TP HCM giãn cách theo chỉ thị 15, nhiều Đại biểu Quốc hội lên tiếng "thay đổi chính sách chống dịch"

Trường hợp bệnh nhân không được phát hiện qua tầm soát được xếp vào diện bị động. Bởi họ đã vào khu khám ngoại trú, điều trị nội trú, nguy cơ lây lan trong bệnh viện.  Với những ca bệnh phát hiện bị động, bệnh viện phải báo cáo ngay Sở Y tế, HCDC, lập tức phong tỏa tạm thời. Mức độ phong tỏa có thể chỉ một khu vực (nếu bệnh nhân nghi nhiễm chỉ đến khám tại một phòng, khoa) hoặc toàn bộ bệnh viện (nếu ca nghi nhiễm đang nằm điều trị nội trú).

Tương tự quy trình với ca bệnh được phát hiện chủ động, bệnh viện phải truy xuất camera để xác định nhân viên thuộc diện F1 để đưa đi cách ly tập trung. Tất cả nhân viên còn lại cách ly tạm thời tại bệnh viện. Nhân viên ở ngoài bệnh viện cách ly tại nhà. Khi phát hiện ca nghi nhiễm, các cơ sở y tế phải thông báo ngay tình hình đến trung tâm y tế quận/huyện để điều tra dịch tễ và khử khuẩn toàn bệnh viện.

Ngoài ra, tất cả nhân viên của bệnh viện, nhân viên cung ứng các dịch vụ tiện ích, người bệnh và thân nhân các ca điều trị nội trú cần được lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc. Với nhân viên, những người tiếp xúc bệnh nhân nghi nhiễm sẽ được lấy mẫu xét nghiệm đơn. Trường hợp nhân viên, bệnh nhân không tiếp xúc trực tiếp ca nghi nhiễm được phép lấy mẫu gộp.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала