Việt Nam sẽ gia công vaccine Sputnik V của Nga?

© Sputnik / Timur Batyrshin / Chuyển đến kho ảnhVaccine Sputnik V của Nga.
Vaccine Sputnik V của Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Đăng ký
Theo ông Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH Một Thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế cho biết, Việt Nam sẽ thực hiện gia công, đóng ống vaccine Sputnik V của Nga với công suất khoảng 5 triệu liều/tháng.

Lãnh đạo Vabiotech cũng cho hay, vaccine Sputnik V của Nga sẽ được chuyển bán thành phẩm bằng đường hàng không đến Việt Nam để gia công, đóng ống và xuất khẩu.

Theo Bộ Y tế cùng với 20 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga, trong năm 2021 này, dự kiến, Việt Nam sẽ có hơn 120 triệu liều vaccine Covid-19.

Vaccine Sputnik V Nga sẽ được gia công ở Việt Nam?

Ngày 3/6, trao đổi với báo chí, ông Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH Một Thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech), Bộ Y tế cho hay, đơn vị này đã được phía Nga tin tưởng giao đảm trách một phần dây chuyền sản xuất vaccine Sputnik V.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiêm vaccine phòng COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2021
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và 3 thứ trưởng Bộ Y tế tiêm vaccine AstraZeneca

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, ngày hôm qua (2/6), sau cuộc làm việc trao giữa lãnh đạo Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long cùng đại diện Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), Việt Nam đã chính thức đàm phán mua 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm 2021 này.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, những vấn đề liên quan đến việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, mở nhà máy tại Việt Nam vẫn đang được hai bên tiếp tục tích cực trao đổi, làm việc cụ thể hơn. Phía Nga cũng ủng hộ những đề xuất của Việt Nam.

Cũng trong chiều 2/6, đích thân Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có thư gửi Tổng thống Nga Vladimir Putin cảm ơn vì đã tặng Hà Nội 1000 liều vaccine Sputnik V và bày tỏ mong muốn phía Nga hỗ trợ, tạo điều kiện ưu tiên để Việt Nam sớm tiếp cận nguồn vaccine của Nga, cũng như hợp tác sản xuất vaccine tại Việt Nam.

Làm rõ hơn vấn đề hợp tác với phía Nga trong việc cung ứng cũng như gia công sản xuất vaccine Sputnik V tại Việt Nam, ông Đỗ Tuấn Đạt, lãnh đạo Vabiotech xác nhận với Vietnamnet rằng, hiện tại công ty JSC Generium của Nga đang thẩm định dây chuyền sản xuất của Vabiotech tại Hà Nội.

“Dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng 6. Từ tháng 7, Vabiotech sẽ bắt đầu phụ trách gia công, đóng ống, đóng gói bao bì vaccine Sputnik V với công suất 5 triệu liều/tháng”, Chủ tịch Vabiotech Đỗ Tuấn Đạt thông tin.

Tuy nhiên, ông Đỗ Tuấn Đạt cũng nhấn mạnh, sau khi cơ bản đạt được thỏa thuận và đang trải qua bước thẩm định gia công, tiến tới tham gia khâu đóng ống vaccine Sputnik V của Nga, phía Việt Nam chỉ phụ trách gia công, còn toàn bộ số vaccine Sputnik V thành phẩm sẽ do phía công ty JSC Generium quyết định.

Sản xuất vắc xin Sputnik V tại Tổ hợp dược phẩm Karaganda - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Tại sao Nga đồng ý cung cấp 20 triệu liều vaccine Sputnik V cho Việt Nam?

Cụ thể, theo Chủ tịch Đạt, phía Vabiotech chỉ đảm trách phần gia công nên toàn bộ số vaccine thành phẩm sẽ do phía Nga quyết định xem có được giữ lại Việt Nam một phần hay chuyển lại toàn bộ cho Nga để họ phân phối.

“Hai bên vẫn chưa có thoả thuận chính thức”, ông Đỗ Tuấn Đạt lưu ý.

Ông Đạt bổ sung thêm rằng, giai đoạn đầu, việc đóng ống sẽ tiến hành trên dây chuyền hiện nay của Vabiotech, tiến tới có thể mở riêng một nhà máy để đóng ống và sản xuất vaccine.

Khi quá trình gia công vaccine Sputnik V bắt đầu từ tháng 7 tới đây, vaccine sẽ được chuyển bán thành phẩm từ Nga qua đường hàng không, chuyển về công ty bằng xe lạnh.

Trước đó, theo lời Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long phát biểu hôm qua 2/6 cũng xác nhận, thời gian qua, Công ty Vabiotech là đơn vị đầu tiên của Bộ Y tế đã hợp tác với phía Nga và dự kiến đến tháng 7/2021 sẽ tiến hành đóng ống, gia công vaccine Covid-19 của Nga tại Việt Nam với công suất dự kiến 5 triệu liều/tháng.

Bộ Y tế Việt Nam khẳng định, ngay từ tháng 8/2020, Việt Nam đã có thư ngỏ đề xuất mua Sputnik V của Nga. Tuy nhiên, vì điều kiện sản xuất nên chưa đảm bảo cung ứng cho các nước, trong đó có Việt Nam nên việc chuyển giao chưa thể diễn ra.

Tuy vậy, trong thời gian qua, Bộ Y tế Việt Nam vẫn liên tục chủ động đàm phán với phía Nga để có vaccine sớm nhất phục vụ nhu cầu tiêm chủng của nhân dân.

“Đến hôm nay, phía Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm 2021. Đây là một kết quả tích cực cho quá trình đàm phán liên tục, không ngừng của Bộ Y tế để có thêm vaccine”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Về phần Vabiotech, đây cũng là một trong những đơn vị sản xuất vaccine tiềm lực hàng đầu ở Việt Nam. Công ty TNHH Một Thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1, Bộ Y tế này hiện đang sản xuất vaccine ngừa viêm gan A, B, viêm não Nhật Bản, vaccine phòng bệnh tả…

Như chúng tôi đã thông tin trước đó, Vabiotech cũng là đơ vị nghiên cứu, thử nghiệm vaccine Covid-19 tại Việt Nam.

Việt Nam dự kiến có bao nhiêu liều vaccine năm 2021?

Theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam đã đàm phán để mua thêm trong năm nay 5 triệu liều vaccine Moderna, 31 triệu liều vaccine của Pfizer và 20 triệu liều vaccine Sputnik V.

Nhân viên y tế mang mẫu tăm bông để xét nghiệm Covid-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2021
Tin vui: Việt Nam gấp rút hoàn tất thử nghiệm Nanocovax, không lo thiếu vaccine

Nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch, thì ngay trong năm 2021, Việt Nam sẽ có hơn 120 triệu liều vaccine phòng Covid-19. Số lượng vaccine này đến từ nguồn vaccine của chương trình COVAX Facility, vaccine AstraZeneca và các vaccine mà Việt Nam đàm phán để mua thêm sau đó.

Bộ Y tế đạt được thoả thuận mua 20 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga vào chiều 2/6.

Trước đó, vào tháng 5/2021, Moderna đã uỷ quyền cho một công ty phân phối 5 triệu liều cho Việt Nam. Số vaccine này được TP Hồ Chí Minh đề nghị mua.

Theo Bộ Y tế, ngay từ tháng 3/2021, Bộ đã đàm phán trực tiếp với Moderna, tuy nhiên hãng cho biết không có vaccine cung cấp trong năm 2021.

Bộ Y tế cũng đã làm việc với Pfizer/BioNTech về việc mua 31 triệu liều ngay từ tháng 10/2020, từ lúc vaccine còn đang thử nghiệm lâm sàng. Ngày 20/5, Bộ Y tế chính thức ký hợp đồng vaccine. Dự kiến, vaccine sẽ được cung ứng 15,5 triệu liều và quý 3 và 15,5 triệu liều vào quý 4 năm nay.

Trước đó, thông qua nguồn COVAX, Bộ Y tế đã đàm phán thành công 38,9 triệu liều vaccine. 811.200 liều vaccine lô đầu tiên đã về Việt Nam vào ngày 1/4, lô thứ 2 với hơn 1,682 triệu liều về ngày 16/5.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã đăng ký với COVAX mua thêm vaccine theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.

Bộ cũng đã mua được 30 triệu liều vaccine AstraZeneca. Lô đầu tiên 117.600 liều về Việt Nam vào ngày 24/2, lô thứ 2 với 288.100 liều về ngày 25/5.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, ngay từ tháng 5/2020, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan đã tích cực đàm phán, tiếp cận tất cả các nguồn vaccine phòng chống Covid-19. Các bộ ngành đang nỗ lực hết sức có thể để có thêm vaccine tiêm chủng cho người dân, sớm khống chế đại dịch, ổn định cuộc sống. Mục tiêu là giúp Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 đầu năm 2022.

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Việt Nam sẽ gia công vaccine Sputnik V của Nga? - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2021
Ông Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tổng thống Putin “ưu tiên” Việt Nam tiếp cận vaccine

Bộ Y tế đã nỗ lực đàm phán, tiếp cận với các nguồn vaccine từ COVAX, các loại vaccine như Sputnik V, Astra Zeneca, Pfizer, Moderna, Johnson&Johnson…

“Như vậy, đối với nguồn cung ứng của Nga, của Mỹ và của Anh, có thể nói rằng, chúng ta đã dần dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ”, người đứng đầu ngành y tế nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết, Việt Nam mong muốn tham gia vào trong chuỗi cung ứng vaccine của toàn cầu, và cũng đã đặt vấn đề với COVAX về việc này.

Trước mắt, Việt Nam sẽ nỗ lực thúc đẩy mua công nghệ, chuyển giao công nghệ để sớm sản xuất được vaccine trong nước. Cùng với đó, Bộ Y tế cũng thúc đẩy các doanh nghiệp, đơn vị trong nước nghiên cứu và chuẩn bị sản xuất vaccine, đảm bảo an ninh y tế trong tương lai.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала