"Con đường vaccine" về Việt Nam đã tạm ổn

© Ảnh : TTXVN phátCDC Cần Thơ tiếp nhận vaccine.
CDC Cần Thơ tiếp nhận vaccine. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường: Cơ bản Việt Nam đã tiếp cận được 150 triệu liều vắc xin COVID-19. Từ tháng 8 trở đi, các nguồn vắc xin Việt Nam đã đặt mua sẽ về đều

Những bất cập khi nhập "vaccine khẩn"

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối ngày 3/6 liên quan đến vaccine phòng COVID-19; cơ chế cho doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia, tiếp cận vaccine và cơ chế kiểm soát chất lượng vaccine, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết để có vaccine cho người dân sớm nhất thì Chính phủ khuyến khích tất cả địa phương, doanh nghiệp có điều kiện, có nguồn vaccine cùng tham gia.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường trả lời các câu hỏi của phóng viên.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Vì sao Việt Nam không được ưu tiên vaccine dù đặt hàng rất sớm?

Theo Thứ trưởng Trương Quốc Cường, có hai cách để doanh nghiệp có thể thông qua để tham gia, là huy động tiền đóng góp cho Quỹ vaccine hoặc trực tiếp nhập khẩu vaccine từ nguồn rất tin cậy. Về cơ bản Việt Nam đã tiếp cận được 150 triệu liều vắc xin COVID-19, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết vaccine hiện nay tuy được nhập khẩu trong tình trạng khẩn cấp nhưng chất lượng vẫn được nhà sản xuất đảm bảo.

Thế nhưng, Thứ trưởng Trương Quốc Cường vẫn nhấn mạnh một số bất cập khác:

"Từ tháng 8 trở đi, các nguồn vắc xin Việt Nam đã đặt mua sẽ về đều. Hiện nay, chúng ta đã mua được 170 triệu liều vắc xin nhưng phải chấp nhận khả năng không được giao hàng đúng tiến độ".

Nguyên nhân là do trước đó Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia đang kiểm soát tốt dịch bệnh nên xảy ra trường hợp vaccine đang chuyển về Việt Nam nhưng lại bị điều sang nước khác có tình trạng dịch bệnh cấp bách hơn. Tiến độ cung ứng vắc xin hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào nhà sản xuất bởi cung chưa đủ cầu. Chính vì thế, trong những đợt nhập vaccine sắp tới, phía Việt Nam cũng sẽ có thỏa thuận rõ ràng với nhà sản xuất.

Thứ trưởng Trương Quốc Cường thông tin:

Vaccine Sputnik V của Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Việt Nam sẽ gia công vaccine Sputnik V của Nga?

“Chúng ta cơ bản tiếp cận được số lượng này. Tuy nhiên, khi nhập khẩu ta phải ký cam kết, đó là ký thỏa thuận miễn trách nhiệm khi có sự cố xảy ra hoặc chúng ta cũng phải chấp nhận khi các công ty giao hàng không đúng tiến độ”.

Đồng thời, vaccine được cấp phép trong tình trạng khẩn cấp nên có một số đặc thù như phản ứng và hiệu quả còn cần được tiếp tục theo dõi. Thêm vào đó, có những loại vắc xin được bảo quản trong điều kiện rất ngặt nghèo, ví dụ như có loại vaccine bảo quản nhiệt độ âm 75 độ.

Vì vậy, việc kiểm soát chất lượng vắc xin không thực hiện theo những tiêu chí thông thường mà phải chấp nhận những vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp chứng nhận hoặc do một số nước châu Âu, Mỹ, Nga chứng nhận. Thứ trưởng Trương Quốc Cường nhấn mạnh:

"Trong trường hợp này, phương pháp là chúng ta phải trực tiếp mua của nhà sản xuất, không qua trung gian vì khi vận chuyển vắc xin về, chúng ta không kiểm soát được quá trình bảo quản vắc xin có bảo đảm không hoặc nhà sản xuất phải ủy quyền chính thức cho công ty nào và chúng ta được kiểm tra việc ủy quyền đó, nhưng khi mua ta vẫn phải mua trực tiếp của nhà sản xuất".

Thông tin về tiến độ tiêm vắc xin ở Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ nhập khẩu 150 triệu liều vắc xin để tiêm 70% dân số từ 18 tuổi trở lên.

Từ tháng 8 trở đi, tất cả nguồn vaccine Việt Nam tiếp cận sẽ về dần. Bao gồm: Pfizer cam kết chuyển 15,5 triệu liều trong quý III/2021 và một số lượng tương đương trong quý IV; AstraZeneca và COVAX cũng cam kết cung cấp khoảng 30 triệu liều và 20 triệu liều Sputnik V vừa được Nga đồng ý cung cấp.

Khuyến khích doanh nghiệp cùng chia sẻ ngân sách cho "150 triệu liều vaccine"

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị cũng như Nghị quyết 21 của Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với tất cả các bộ, ban ngành cũng như khuyến khích tất cả các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào tìm kiếm, nhập khẩu vắc xin phòng COVID-19 để có nguồn vắc xin sử dụng cho người dân Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất và rộng nhất.

Sản xuất vắc xin Sputnik V tại Tổ hợp dược phẩm Karaganda - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Tại sao Nga đồng ý cung cấp 20 triệu liều vaccine Sputnik V cho Việt Nam?

Ngay sau đó, như Sputnik đã đưa tin vào ngày 02/06, Bộ Y tế vừa công bố danh sách 36 đơn vị được cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phạm vi nhập khẩu vaccine, kinh doanh dịch vụ bảo đảm vaccine (cập nhật đến ngày 13/5). Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho tất cả các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu, kiểm định vắc xin.

Kể cả trong trường hợp nhà sản xuất yêu cầu về trách nhiệm miễn trừ thì Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ và Bộ Y tế sẽ là cơ quan của Chính phủ thực hiện, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói:

“Trong trường hợp doanh nghiệp không có điều kiện tiêm chủng thì Bộ Y tế sẽ chỉ đạo hệ thống tiêm chủng của nhà nước thực hiện tiêm chủng vắc xin này”.

Bộ Y tế đã xem xét và rà soát lại tất cả các quy trình, thủ tục trong vấn đề về cấp phép và đánh giá kiểm định chất lượng, Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin:

Nhân viên y tế mang mẫu tăm bông để xét nghiệm Covid-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2021
Tin vui: Việt Nam gấp rút hoàn tất thử nghiệm Nanocovax, không lo thiếu vaccine

“Đối với các loại vắc xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép thì trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và uỷ quyền của nhà sản xuất, Hội đồng cấp phép về vắc xin và sinh phẩm của Bộ Y tế sẽ tiến hành họp, thẩm định và cấp phép cho vắc xin đó”.

Đồng thời khi vắc xin được nhập khẩu vào Việt Nam, trong vòng 2 ngày, nếu có đầy đủ hồ sơ hợp lệ về nhập khẩu vaccine vào Việt Nam và uỷ quyền của nhà sản xuất thì Hội đồng cấp phép về vaccine và sinh phẩm của Bộ Y tế sẽ tiến hành họp, thẩm định, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và cho phép tiến hành xuất xưởng lô vaccine đó để có thể sử dụng theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết:

“Bộ Y tế sẽ cắt gỉảm tối đa thời gian xử lý thủ tục hành chính, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng vắc xin, đảm bảo an toàn vắc xin và chống việc giả mạo vắc xin. Những nội dung này đã được Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã sẵn sàng thực hiện những việc này”.

Quỹ Vaccine COVID-19 hiện đang có hơn 3.000 tỷ tiền đóng góp

Cũng trong ngày 03/06, trả lời về nguồn kinh phí mua vaccine và Quỹ Vaccine phòng COVID-19, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, để thực hiện mua và tiêm 150 triệu liều vaccine thì cần hơn 25 nghìn tỷ đồng. Quan điểm của Đảng và Nhà nước là sẽ dùng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác thông qua xã hội hóa để mua vaccine.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2021
Ông Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tổng thống Putin “ưu tiên” Việt Nam tiếp cận vaccine

Thứ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh, việc huy động nguồn cho Quỹ Vaccine phòng COVID-19 đến nay được gần 104 tỷ đồng, Bộ Y tế cũng được tài trợ khoảng 1.000 tỷ đồng để chuyển vào quỹ, các doanh nghiệp thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước cam kết ủng hộ quỹ hơn 2.000 tỷ đồng. Tổng cộng Quỹ đã có hơn 3.000 tỷ đồng.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, sắp tới sẽ có những hình thức quyên góp, ủng hộ thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp đóng góp. Quỹ vaccine phòng COVID-19 được thành lập nhằm thu hút sự đóng góp tự nguyện của các tầng lớp nhân dân ở trong và ngoài nước phục vụ cho việc mua vaccine phòng COVID-19, trong đó có mua, nhập khẩu, nghiên cứu và sản xuất vaccine.

Toàn bộ số tiền do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện sẽ được tập trung đầy đủ, kịp thời về Quỹ vaccine phòng COVID-19 và được sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.

Để mua vaccine, ngân sách Trung ương dự kiến phải bố trí khoảng 16 nghìn tỷ đồng, đảm bảo cho các đối tượng do Trung ương quản lý và hỗ trợ ngân sách địa phương khó khăn. Còn lại ngân sách địa phương chi và phải huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9,2 nghìn tỷ đồng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала