Chiến lược xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Cải cách Tư pháp Trung ương phát biểu.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Cải cách Tư pháp Trung ương phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Đăng ký
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có những lưu ý quan trọng liên quan đến việc triển khai xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Đây là Đề án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trong quá trình xây dựng phải thể hiện được quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Khẳng định sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Sáng 9/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đã có cuộc họp với các cơ quan liên quan về Kế hoạch triển khai xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2021
Ông Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Tổng thống Putin “ưu tiên” Việt Nam tiếp cận vaccine

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ việc chuẩn bị Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” là nhiệm vụ quan trọng mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đặt ra.

Người đứng đầu Nhà nước đánh giá cao Ban Nội chính Trung ương đã làm việc khẩn trương, tích cực, trách nhiệm để chuẩn bị kế hoạch, danh mục các tài liệu phục vụ Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần xác định phạm vi, mốc thời gian của Đề án; rà soát tên của Chiến lược theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

“Khi được hoàn thiện và triển khai, Đề án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, do đó, phải thể hiện được quan điểm, đường lối của Đảng về hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Chủ tịch nước lưu ý.

Theo đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, việc xây dựng các nội dung của Đề án phải có phương pháp tiếp cận đảm bảo khoa học, có tầm nhìn xa đến 2045, đổi mới và phù hợp với xu hướng phát triển dựa trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống tình hình trong nước và quốc tế.

Nhà nước Việt Nam “tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân”

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch nước cũng lưu ý việc quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trong Đề án.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Tô Văn Đực tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri tại huyện Củ Chi

Ông Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan điểm Nhà nước của dân, do dân, vì dân, có sự giám sát của nhân dân.

“Nhà nước tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân và bảo vệ quyền con người, quyền công dân”, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.

Cùng với đó, theo ông Nguyễn Xuân Phúc, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền phải tiếp tục được quán triệt, xuyên suốt trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Bên cạnh việc quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền, Chủ tịch nước cũng lưu ý rằng, Đề án quan trọng này còn phải thể hiện rõ sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền.

Đặc biệt, ngoài đánh giá tình hình thực tiễn, Đề án phải đề xuất được yêu cầu, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ giải pháp cụ thể, tổng thể trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng như những tác động của Đề án về mọi mặt của đất nước khi triển khai, sao cho đảm bảo mang lại hiệu quả trên thực tế.

Huy động trí tuệ từ các nhà chuyên môn về xây dựng Nhà nước pháp quyền

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Ban Nội chính Trung ương tiếp tục bổ sung các chuyên đề cần thiết, phù hợp vào dự thảo Đề án.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Tổng thống Putin chúc mừng ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam

Quá trình xây dựng cần huy động được trí tuệ các nhà chuyên môn về các báo cáo và chuyên đề, tổ chức các hội thảo, hội nghị thu hút sự tham gia của đội ngũ các chuyên gia trong cả nước để lắng nghe ý kiến góp ý

Cùng với đó, thành lập Tổ Biên tập trên cơ sở lựa chọn nhân lực có chất lượng; hoàn thiện quy chế làm việc đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo chặt chẽ, hiệu quả.

Các công việc phải được phân công rõ ràng, kể cả đối với thành viên Ban Chỉ đạo, đảm bảo hoàn thành theo tiến độ và có chất lượng trước khi trình Bộ Chính trị cho ý kiến.

Cho biết cuối tháng 6 này, Ban Chỉ đạo sẽ họp phiên đầu tiên cho ý kiến về “Kế hoạch triển khai xây dựng Đề án chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030 định hướng đến năm 2045”.

Nhằm chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, Chủ tịch nước yêu cầu Thường trực Ban Chỉ đạo và các đơn vị liên quan chuẩn bị tốt nhiệm vụ, nội dung được giao, đảm bảo cuộc họp của Ban Chỉ đạo đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала