Bộ Y tế làm việc cùng các Đại sứ, mong có được "đa nguồn" vaccine cho Việt Nam

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo công tác phòng, chống dịch COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Làm việc với các Đại sứ Australia, Pháp và Thụy Sỹ tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long đã đề nghị các nước tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận các nguồn vaccine phòng COVID-19.

Việt Nam đang rất cần vaccine cho người dân

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long đã có buổi làm việc với các Đại sứ Australia, Pháp và Thụy Sỹ tại Việt Nam về hợp tác trong công tác phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là việc tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận các nguồn vaccine phòng COVID-19.

Vaccine Sputnik V. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Vaccine Sputnik V của Nga được người Việt Nam tin tưởng cao

Bộ trưởng Bộ Y tế cảm ơn Chính phủ các nước đã dành sự quan tâm hỗ trợ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân Việt Nam cũng như việc phòng chống dịch COVID-19, trong đó có hỗ trợ vaccine phòng COVID-19 qua cơ chế COVAX Facility - đây là nguồn tiếp cận vắc xin COVID-19 lớn nhất hiện nay của Việt Nam.

Người đứng đầu Bộ Y tế cũng chia sẻ mong muốn Chính phủ các nước trao đổi với COVAX Facility để cơ chế này sớm cung ứng các lô vaccine phòng COVID-19 tiếp theo cho Việt Nam. Bởi, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, Việt Nam rất cần có vaccine để tiêm cho người dân. Đồng thời, nhấn mạnh một trong những ưu tiên trong phòng chống COVID-19 của Việt Nam là tiếp cận sớm và rộng hơn với nguồn cung cấp vaccine phòng COVID-19.

Mặc dù Bộ Y tế đã và đang nỗ lực để tiếp cận các nguồn vaccine, tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế mong muốn Australia, Pháp và Thụy Sỹ tiếp tục có những quan tâm để Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các nguồn vaccine phòng COVID-19. Tại buổi làm việc, các Đại sứ đều đánh giá cao những kết quả Việt Nam đã đạt được trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và nhấn mạnh sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam.

Việt Nam mong muốn được "đa nguồn" vaccine

Bộ Y tế Việt Nam đã đề xuất được sử dụng số tiền viện trợ của Australia để mua vaccine Pfizer cho trẻ em Việt Nam từ 12-18 tuổi cũng như mong muốn Australia có thể cung cấp thêm vaccine cho Việt Nam. Bà Mobyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết Chính phủ Australia đang tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ để có thể cung cấp thêm vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2021
Số ca Covid-19 Việt Nam giảm, Bộ Y tế rút gọn ‘tối đa’ quy trình nhập khẩu vaccine

Vị đại sứ này cũng cho hay hiện Australia đang sản xuất vaccine phòng COVID-19. Do đó, phía Australia hy vọng sau nửa năm nữa có thể cung ứng vaccine trực tiếp cho Việt Nam.

Ông Ivo Siebber - Đại sứ Thuỵ Sỹ cho biết hiện tại Thuỵ Sỹ đang có những chính sách quyết liệt về vaccine cho nhu cầu trong nước đồng thời đóng góp tiền mua 3 triệu liều vaccine cho Cơ chế COVAX và hỗ trợ về kỹ thuật cho các nước đang phát triển. Đại sứ Siebber thông tin các công ty dược của Thuỵ Sỹ tại Việt Nam đều khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là hoạt động phòng chống dịch, bao gồm cả việc tiếp cận vaccine COVID-19.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long mong muốn 2 công ty dược DKSH và Zuellig Pharma đẩy nhanh cung ứng vaccine cho Việt Nam. Zuellig Pharma là đơn vị được Moderna ủy quyền đưa 5 triệu liều vaccine về Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh đã trao đổi với Bộ Y tế sẽ mua cả 5 triệu liều này.

Đại sứ Siebber nhấn mạnh sẽ chuyển mong muốn của Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam về việc thúc đẩy COVAX cung ứng vaccine cho Việt Nam sớm nhất. Ông cũng thông tin thêm về việc công ty Zullig Pharma và DKSH sẽ làm việc với Bộ Y tế để tìm cách đưa vaccine Moderna về Việt Nam nhanh nhất.

Mong muốn được nhập khẩu vaccine của Pháp theo hình thức "phi mậu dịch"

Tại cuộc làm việc với Đại sứ Pháp Nicolas Warnery, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá cao Chính phủ Pháp đã triển khai hiệu quả chương trình phòng chống COVID-19 và tiêm chủng vaccine. Bộ trưởng mong muốn ngoài hỗ trợ qua cơ chế COVAX, phía Pháp cũng có những hỗ trợ khác về vaccine cho Việt Nam.

Tròn 1 tháng đợt dịch COVID-19 thứ 4 với đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Sáng 9/6: Thêm 41 ca mắc Covid-19, Quỹ vaccine đã huy động được 7.400 tỷ đồng

Hiện Sanofi và một số công ty dược khác của Pháp đang nghiên cứu, thử nghiệm vaccine COVID-19 giai đoạn 3, ông Long mong muốn hai bên hợp tác trao đổi, chuyển giao công nghệ để giúp Việt Nam trong phát triển, sản xuất vaccine.

Đại sứ Nicolas Warnery khẳng định mối quan hệ hợp tác y tế giữa Pháp và Việt Nam rất lâu đời với những chương trình hợp tác, hỗ trợ song phương, đa phương. Ông ghi nhận những đề xuất về tăng cường trao đổi để tiến tới chuyển giao công nghệ của Việt Nam. Các đề nghị của Việt Nam đang được phía Pháp nghiên cứu.

Đại sứ Pháp đề xuất nhập khẩu vaccine Johnson&Johnson và triển khai tiêm vaccine này cho cộng đồng người Pháp tại Việt Nam, ưu tiên trước hết cho nhóm đối tượng trên 55 tuổi. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ủng hộ đề xuất nhập khẩu vaccine theo hình thức phi mậu dịch của phía Pháp. Hiện một số tổ chức quốc tế và quốc gia đã nhập khẩu theo cách thức này với thủ tục đơn giản.

Bộ Y tế cũng tạo điều kiện tối đa để các doanh nghiệp nhập vaccine, sử dụng nguồn vaccine này để tiêm cho người lao động trong các doanh nghiệp của Pháp đầu tư ở Việt Nam. Bộ Y tế đã có văn bản gửi Johnson&Johnson và các công ty có vaccine đã được cấp phép lưu hành tại các nước, mong các đơn vị sẽ nộp hồ sơ cấp phép tại Việt Nam.

Với hình thức nhập khẩu theo các đơn hàng và sử dụng rộng rãi hơn hoặc cung cấp cho Việt Nam, Bộ trưởng khẳng định hiện quy trình nhập khẩu và thủ tục hành chính đã được cắt giảm tối đa. Trong thời gian từ 5-10 ngày, Bộ Y tế sẽ xem xét phê duyệt vaccine trong tình trạng cấp bách.

Người đứng đầu ngành y tế Việt Nam mong muốn tiếp cận nguồn vaccine COVID-19 mà Pháp đã mua nhưng không sử dụng đến và các nguồn vaccine khác để hỗ trợ Việt Nam. Đại sứ Nicolas Warnery cho biết sẽ làm việc với các đơn vị để sớm đưa vaccine vào Việt Nam, sau đó sẽ nghiên cứu lựa chọn đối tác để thực hiện việc tiêm chủng

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала