- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Số ca mắc mới Covid-19 tăng cao, Việt Nam đổi chiến lược

© Ảnh : Hồng Ninh - TTXVNTình huống giả định lấy khai báo y tế của trường hợp nghi mắc COVID-19.
Tình huống giả định lấy khai báo y tế của trường hợp nghi mắc COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Đăng ký
Theo Bộ Y tế, cả ngày 9/6, Việt Nam có thêm 407 ca mắc Covid-19. Hôm nay cũng là ngày ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều thứ hai trong đợt dịch thứ 4 này.

TP.HCM vừa phát hiện chuỗi lây nhiễm coronavirus chung cư Ehome 3 với 8 trường hợp mắc mới.

Trong khi đó, sau khi một nữ công nhân Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam, quận Bình Tân mắc Covid-19, HCDC đã xác định được có khoảng 141 F1, nhiều công nhân được tạm cho nghỉ việc, một số khu vực của công ty bị phong tỏa, tạm ngừng sản xuất để phun khử khuẩn.

TS.Lê Hồng Hiệp nêu điểm thay đổi chiến lược của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19.

Việt Nam có thêm 407 ca Covid-19

Theo Bộ Y tế, chiều tối 9/6 cả nước có thêm 60 ca dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc trong ngày lên thành 407 người (gồm 26 ca cách ly ngay sau nhập cảnh và 381 trường hợp lây nhiễm trong nước). Trong số này, có 370 ca bệnh được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu vực đã được phong tỏa.

Tròn 1 tháng đợt dịch COVID-19 thứ 4 với đa ổ dịch, đa nguồn lây và đa biến chủng - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Sáng 9/6: Thêm 41 ca mắc Covid-19, Quỹ vaccine đã huy động được 7.400 tỷ đồng

Như vậy, với con số 407 ca mắc mới, hôm nay là ngày Việt Nam ghi nhận mức lây nhiễm cao thứ hai trong đợt dịch thứ 4. Trước đó, mức kỷ lục được thiết lập với 444 bệnh nhân mắc nCoV ngày 25/5. Cả nước hiện đã có 9565 bệnh nhân mắc Covid-19.

Về 60 ca bệnh mới chiều tối ngày 9/6 (57 ca trong nước và ba trường hợp nhập cảnh), Bộ Y tế cho biết, TP.HCM có thêm 20, Bắc Giang 19, Bắc Ninh 12, Hà Nội 4, Lạng Sơn và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều mỗi nơi 1 ca nhiễm.

Cụ thể, ở Lạng Sơn, ca bệnh Covid-19 9509 nam, 19 tuổi, địa chỉ tại huyện Hữu Lũng, là F1 của 7438, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 9/6 dương tính với coronavirus, bệnh nhân điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Hữu Lũng.

Trong khi đó ở Bắc Ninh: các ca 9510-9518, 9527, 9529, 9531 gồm 8 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Quế Võ, 3 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Khắc Niệm, một ca liên quan ổ dịch Thuận Thành. Kết quả xét nghiệm ngày 8-9/6 họ dương tính với SARS-CoV-2.

Ở thủ đô Hà Nội, các ca 9519-9522 đã được cách ly, liên quan đến 9139, kết quả xét nghiệm ngày 9/6 dương tính với nCoV.

Bắc Giang vẫn là điểm nóng. Ca 9523-9526, 9528, 9530, 9532, 9534-9545 ghi nhận trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp.

Bệnh viện K Tân Triều có bệnh nhân 9533 nam, 64 tuổi, địa chỉ tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên; là F1 đã được cách ly trong khu cách ly tập trung riêng biệt liên quan Bệnh viện K cơ sở Tân Triều. Kết quả xét nghiệm ngày 9/6 khẳng định dương tính với coronavirus.

Dịch ở TP HCM vẫn diễn biến phức tạp: Các ca 9546-9565 gồm 7 ca là các trường hợp F1, 13 ca liên quan nhóm truyền giáo Phục hưng, kết quả xét nghiệm ngày 8/6 dương tính với SARS-CoV-2.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2021
Số ca Covid-19 Việt Nam giảm, Bộ Y tế rút gọn ‘tối đa’ quy trình nhập khẩu vaccine

Về ba trường hợp nhập cảnh, Bộ Y tế cho hay, các ca 9506-9508 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Tây Ninh. Ngày 7/6, họ từ nước ngoài nhập cảnh cửa khẩu Mộc Bài, kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 9/6 dương tính với coronavirus. Hiện, các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

Số ca nhiễm tối ngày 9/6 nâng tổng số ca nhiễm mới tại Bắc Giang lên thành 3605, Bắc Ninh 1182, TP.HCM 501, Hà Nội 447 (trong đó có Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 95 bệnh nhân, Bệnh viện K 53), Lạng Sơn có 94 ca mắc.

Tổng số ca nhiễm trong nước từ 27/4 đến nay là 6183 ở 39 tỉnh, thành phố. Việt Nam đã chữa khỏi cho 3636/9565 bệnh nhân mắc Covid-19. 55 ca tử vong.

Số lượng xét nghiệm từ 29/4 đến nay đã thực hiện là 1.833.416 mẫu cho hơn 3.920.867 lượt người.

TP.HCM phát hiện chuỗi lây nhiễm chung cư Ehome 3 với 8 trường hợp mắc Covid-19

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, vào sáng ngày 5/6, có một người dân sống ở tầng 9, block A3 có biểu hiện mệt mỏi, uể oải kéo dài nên đi khám bệnh.

Kết quả test nhanh sàng lọc Covid-19 này cho dương tính và kết quả xét nghiệm PRC có trong trong chiều cùng ngày cũng cho dương tính với SARS-CoV-2. Bộ Y tế sau đó đã công bố bệnh nhân này là ca bcệnh số 8737, chưa xác định rõ nguồn lây và cần điều tra dịch tễ.

Điện Biên thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2021
Thêm 44 ca Covid-19, chuyên gia giải thích lý do dịch Covid-19 ở TP.HCM phức tạp?

Ngay trong tối 5/6, Trung tâm Y tế quận Bình Tân và lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa block A3, A4 chung cư Ehome 3, đồng thời lấy mẫu toàn bộ người dân trong khu vực phong tỏa để đi xét nghiệm.

Sáng 7/6, có một trường hợp người dân sống cùng tòa nhà, cùng tầng với bệnh nhân 8737 dương tính với SARS-CoV-2. Bộ Y tế ngày 8/6 đã công bố bệnh nhân này là ca bệnh 9096. Được biết, người bệnh dọn nhà từ phường Tam Phú, thành phố Thủ Đức về chung cư Ehome 3 vào ngày 1/6.

Điều tra dịch tễ cho thấy, bệnh nhân 9096 đã tiếp xúc với 16 người. Cả 16 người này được truy vết và đưa đi cách ly tập trung, làm xét nghiệm. Kết quả, có 5 người trong số này dương tính với SARS-CoV-2. Đây là các bệnh nhân 9486, 9494, 9495, 9496, 9497 (trong đó bệnh nhân 9494 là con trai của bệnh nhân 9096).

Bệnh nhân 9494 và 9486 được lấy mẫu ngay tại khu vực phong tỏa rồi đưa đi cách ly tập trung. Bệnh nhân 9495 và 9496 ngụ tại hẻm 258 đường Hồ Ngọc Lãm, phường An Lạc.

Bệnh nhân 9497 cư trú tại hẻm 1E, đường số 6, Khu dân cư Nam Long, phường An Lạc, quận Bình Tân. Sáng 9/6, có thêm 1 trường hợp nghi nhiễm là vợ bệnh nhân 9497, làm việc tại công ty PouYuen (trường hợp này đang chờ Bộ Y tế công bố).

Như vậy, chuỗi lây nhiễm ở chung cư Ehome 3 hiện đã có 8 ca được xác định mắc Covid-19, trong đó còn 1 ca đang chờ công bố chính thức.

Toàn bộ khu chung cư Ehome (block A3, A4), hẻm 258 đường Hồ Ngọc Lãm, hẻm 1E, đường số 6, Khu dân cư Nam Long, một phần khu vực làm việc của công ty PouYuen đã được cơ quan chức năng tiến hành phun khử khuẩn và phong tỏa tạm thời.

Công tác điều tra dịch tễ, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm và các công việc liên quan đang được ngành y tế phối hợp cũng các cơ quan chức năng tiến hành khẩn trương.

Ca nghi nhiễm tại Công ty PouYuen có 141 F1, tạm phong tỏa một phần

Theo Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân Lê Thị Ngọc Dung, tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam vừa ghi nhận 1 ca nghi nhiễm Covid-19. Người này làm việc tại phân xưởng may ở tầng 5, khu C, cùng hơn hơn 500 lao động khác.

Bước đầu ghi nhận, ca nghi nhiễm này là nữ công nhân, là F1 của một bệnh nhân Covid-19. Ngay trong tối ngày 8/6, tất cả 141 người làm cùng ca với nữ công nhân này đã được cho tạm thời nghỉ việc. Lực lượng chức năng cũng tiến hành phun khử khuẩn khu làm việc của nữ công nhân này.

Tp. Hồ Chí Minh khoanh vùng phong tỏa, giám sát nhiều khu vự - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2021
TP.HCM lập thêm 26 chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở quận Gò Vấp

Ngoài ra, chính quyền địa phương nơi 141 F1 cư trú cũng được yêu cầu tiến hành lấy mẫu, chuyển cách ly tập trung với những trường hợp trên.

Trong số này, có 50 F1 trú tại quận Bình Tân. Những người còn lại sống tại huyện Bình Chánh, quận 6, quận 8, quận 11 (TP.HCM) và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre...

Liên quan ca nghi nhiễm này, lực lượng chức năng cũng đã lấy mẫu xét nghiệm của 359 F2 làm việc cùng tầng với nữ công nhân nghi nhiễm, đồng thời yêu cầu các F2 này tự cách ly tại nhà. Cũng trong hôm nay, tất cả 3.000 công nhân trong tòa nhà khu C của Công ty PouYuen cũng đã được lấy mẫu.

Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân cho biết, hàng ngày, các công nhân ngoại tỉnh đi làm bằng xe công ty. Khi dịch bùng phát, Công ty PouYuen đã tăng gấp đôi lượng xe đưa đón công nhân, từ 300 lên 600 xe. Mỗi xe không chở quá 20 người, các công nhân cũng được bố trí ngồi giãn cách, và công ty thường xuyên phun xịt khử khuẩn.

Từ trước đó, quận Bình Tân đã nhiều lần tổ chức kiểm tra Công ty PouYuen về phương án phòng dịch. Tầng 5, khu C cũng là nơi có môi trường thoáng khí, sử dụng quạt gió (không máy lạnh), công nhân làm việc giữ khoảng cách và đeo khẩu trang.

Công ty cũng bố trí giãn cách người lao động tại khu vực nhà ăn. Nơi này có tấm chắn, đảm bảo thông khí tự nhiên, được lắp camera, quản lý ra vào của công nhân theo một chiều.

“Về nguy cơ cũng cơ bản an tâm nhưng không loại trừ khả năng có lây lan”, bà Dung cho biết.

Được biết, với khoảng 56.000 lao động, Công ty PouYuen là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn nhất trên địa bàn TP.HCM.

Công ty Pouyuen Việt Nam thuộc tập đoàn Pouchen, hoạt động từ năm 1996 với ngành nghề sản xuất chính là giày thể thao.

Được biết, hiện TP.HCM có 17 khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao, 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động với hơn 320.000 công nhân, 3.000 chuyên gia nước ngoài.

Môi trường làm việc tập trung đông người, không gian kín, sinh hoạt ở nhà trọ chật chội, đông đúc, sinh hoạt chung gây lo ngại nếu dịch xuất hiện ở khu công nghiệp sẽ diễn biến phức tạp và lây lan nhanh.

Việt Nam đổi chiến lược chống Covid-19

TS. Lê Hồng Hiệp, chuyên gia nổi tiếng thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak, Singapore) vừa có những phân tích đáng chú ý về chiến lược chống Covid-19 của Việt Nam đặc biệt là những thay đổi với trọng tâm ưu tiên triển khai tiêm vaccine Covid-19.

Theo TS.Lê Hồng Hiệp, một trong những nguyên nhân khiến chương trình tiêm chủng của Việt Nam chưa được đẩy nhanh trong thời gian qua là do thiếu hụt nguồn cung vaccine toàn cầu.

Vaccine AstraZeneca. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2021
Bắc Giang hoàn thành tiêm 150.000 liều vắc-xin phòng Covid-19

Tuy Công ty cổ phần vaccine Việt Nam (VNVC) đã đặt hàng 30 triệu liều vaccine của hãng AstraZeneca trong năm 2020, nhưng nguồn cung từ hợp đồng này cho đến nay vẫn còn hạn chế. Cùng với đó, thực tế, việc cung cấp vaccine cho Việt Nam thông qua chương trình COVAX chưa được thực hiện đúng tiến độ (do Việt Nam không phải là quốc gia ưu tiên được hưởng vaccine sớm vì thành tích “chống dịch quá tốt”-PV).

Trước quy mô và ảnh hưởng nghiêm trọng của làn sóng lây nhiễm coronavirus thứ 4, Chính phủ Việt Nam đã đẩy nhanh tiêm chủng như một chiến lược quan trọng, căn bản và lâu dài để vượt qua đại dịch.

“Những nỗ lực lớn đã được thực hiện trong một thời gian ngắn để giành được nhiều nguồn cung vaccine nhất có thể. Thay vì để chính phủ giữ độc quyền trong việc nhập khẩu vaccine, Việt Nam đã khuyến khích tất cả các thành phần liên quan, đặc biệt là các công ty tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài, giúp mua vaccine cho cả nước”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Ngày 5/6 vừa qua, Quỹ vaccine phòng Covid-19 của Việt Nam đã chính thức ra mắt nhằm huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước, phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine và nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.

© Ảnh : Thái Thuần - TTXVNNhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiêm vắc xin COVID-19 cho nhân viên, lái xe làm việc tại Cửa khẩu Tân Thanh.
Số ca mắc mới Covid-19 tăng cao, Việt Nam đổi chiến lược - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiêm vắc xin COVID-19 cho nhân viên, lái xe làm việc tại Cửa khẩu Tân Thanh.

Tổng kinh phí của Quỹ ước tính 1,1 tỷ USD. Chỉ sau vài ngày, Quỹ này thu hút được hơn 250 triệu USD cam kết đóng góp. Ở cấp độ quốc tế, Việt Nam đã hoạt động tích cực thông qua các kênh ngoại giao để đảm bảo được nhiều nguồn cung vaccine.

Vaccine AstraZeneca. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.06.2021
Bắc Giang hoàn thành tiêm 150.000 liều vắc-xin phòng Covid-19

Cũng theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam, hiện các nhà cung cấp đã cam kết bàn giao cho Việt Nam khoảng 120 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 trong năm 2021, bao gồm Moderna (5 triệu liều), Sputnik V (20 triệu liều), AstraZeneca (30 triệu liều), Pfizer (31 triệu liều) và chương trình COVAX (38,9 triệu liều).

Đáng chú ý, như đã thông tin, Việt Nam cũng đang đàm phán với các đối tác Nga để có thể sản xuất vaccine Sputnik V trong nước. Chưa kể với việc vaccine Nanocovax sẽ sớm đi vào thử nghiệm giai đoạn 3, Việt Nam kỳ vọng sớm có thể có thêm nguồn cung vaccine “Made in Vietnam”.

Đó là những điểm đáng khích lệ, tuy vậy, theo TS. Hiệp, chương trình tiêm chủng của Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với các thách thức lớn, trong đó có việc các đối tác nhiều khả năng sẽ không thể cung cấp kịp thời cho Việt Nam tất cả số liều vaccine đã cam kết do tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia. Điều này cũng đã được lãnh đạo Chính phủ và Bộ Y tế nhiều lần đề cập đến.

Do đó, trước mắt, Chính phủ Việt Nam thực hiện đẩy nhanh chương trình triển khai tiêm vaccine với số lượng đã nhận, tăng cường công tác nghiên cứu sản xuất vaccine nội địa, hợp tác chặt chẽ với COVAX, Nga nhằm có thể xây dựng nhà máy sản xuất vaccine trong nước, hướng đến chiến lược tự chủ vaccine dài hơi trong tương lai khi dịch bệnh có nguy cơ còn kéo dài.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала