Tiết lộ 1001 bí kíp “thi là đậu” cho sĩ tử mùa thi 2021

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamSinh viên.
Sinh viên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ông bà xưa có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó, các sĩ tử cũng như các bậc phụ huynh Việt Nam rất quan tâm tới việc ăn gì, kiêng gì để may mắn. Và điều này thay đổi ra sao khi mọi hoạt động học tập chuyển sang hình thức online?

Một mùa thi nữa lại đến với bao lo âu và áp lực, đặc biệt khi mùa thi diễn ra dưới hình thức online do tác động của dịch COVID-19. Để đạt kết quả tốt, ngoài việc chuẩn bị thật kỹ kiến thức, giữ sức khỏe và trạng thái tâm lý tốt thì yếu tố may mắn cũng rất quan trọng đối với các sĩ tử.

Các món ăn “truyền thống” tránh bị “tủ đè”

Hàng trăm thế hệ thí sinh từ trước đến nay vẫn truyền miệng, truyền tai nhau nhiều điều kiêng kỵ trong những ngày thi cử, đặc biệt là trong những kỳ thi quan trọng như thi cấp 3, thi đại học. Dù chưa có bằng chứng nào chứng minh ăn chuối, xôi lạc, trứng vịt lộn, chè đỗ đen... trước khi thi thì trượt, nhưng có các sĩ tử vẫn kiêng các món đó với tâm lý "có kiêng có lành". Nguyễn Lan Yến Nhi, sinh viên năm thứ 3, Khoa quản trị du lịch, Trường Đại học Thăng Long nhớ lại lời khuyên của mẹ khi cô thi vào Đại học.

“Ngày trước em đi thi thì ko được ăn quả như dừa, dứa, dưa hấu mà phải ăn nho. Không được ăn trứng, chuối” - Yến Nhi chia sẻ với Sputnik.

Việc đến những chốn linh thiêng cầu mong thi cử đỗ đạt là chuyện thường thấy mỗi khi mùa thi tới tại Việt Nam. Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn...đều là các địa điểm “hot” đối với sĩ tử và các phụ huynh tới cúng lễ, thỉnh đồ vật phong thủy may mắn cát tường.

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamHọc sinh đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Tiết lộ 1001 bí kíp “thi là đậu” cho sĩ tử mùa thi 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Học sinh đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Trần Thanh Huyền, học sinh lớp 12 Trường PTTH chuyên Lê Quý Đôn, Hà Nội cho biết:

“Từ trước tới nay, mỗi lần em đi thi là mẹ em khuyên bước ra khỏi nhà bước chân phải, đi giày phải trước. Cái gì cũng làm bên phải. Bút viết vào phòng thi thì các cô cúng tại chùa trước một tháng, tới hôm tổng kết năm học thì mang đến phát cho mỗi học sinh từ 3-5 bút để dùng trong phòng thi với mong muốn học sinh làm bài suôn sẻ”.

Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2021 trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Thi tốt nghiệp THPT 2021: "Các thí sinh diện F1, F2, F3 sẽ được bố trí chung phòng"
Dẫu biết đây chỉ là một trong các biện pháp nhằm ổn định tâm lý cho sĩ tử, không nên cho rằng việc mua đồ vật phong thủy hay đeo bùa chú lên người là cầu được ước thấy. Chị Trần Ngọc Châu, một phụ huynh tại quận Cầu Giấy cho rằng, việc thi đỗ hay không là dựa vào kiến thức và sự nỗ lực của chính học sinh. Chia sẻ với Sputnik, chị Ngọc Châu nhấn mạnh:

“Việc tới chốn linh thiêng cầu mong thi đỗ là không xấu nếu đây là hành động mang tính lấy may, thư giãn sau những ngày dài ôn luyện. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là kết hợp ăn uống dinh dưỡng, đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý, sẽ tốt cho hệ thần kinh. Đừng ỷ lại vào phong tục tâm linh dân gian mà biếng nhác, lơ là việc ôn tập và học tập. Nếu lười biếng thì có ăn đủ các loại đậu, xôi gấc hay cầu nguyện thì kết quả cũng sẽ thấp”.

"Thỉnh” qua môn online mới là xu hướng

Do tình hình dịch diễn biến phức tạp, mới đây thông báo của Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, ngày 11/6 tới, thí sinh sẽ làm thủ tục dự thi vào lớp 10 theo hình thức trực tuyến tại các trường THCS, thay cho hình thức trực tiếp như kế hoạch đã công bố.

Sinh viên Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.08.2020
Quảng Nam, Đà Nẵng: Bao giờ tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2?

Việc học online (trực tuyến) giờ đây đã trở thành một phần cuộc sống của học sinh, sinh viên mùa dịch COVID-19. Cũng chính vì thế, 1001 cách thức "cầu nguyện tâm linh” để thi qua các môn cũng được chuyển sang hình thức..."online". Thanh Trà, sinh viên năm thứ 4, Trường Đại học Thăng Long chia sẻ với Sputnik:

“Trước hôm thi thì share Thần Xoài để qua môn bao giờ cũng là trước, sau đó là Thần Thìa, thìa inox thì càng tốt. Nếu mà là môn Triết thì đưa quyển sách Triết lên cùng hoa quả cúng. Tuy nhiên, kết quả là ai làm thế đều bị trượt hết. Trend này từ miền Nam và lan sang miền Bắc. Học kỳ nào cũng có rất nhiều người share mấy hình đó”. 

Thanh Trà cho biết thêm, mỗi lần cô share ảnh hot Tiktoker thì việc thi cử rất suôn sẻ.

“Bây giờ không còn cắt tóc mà share tiktok của Trần Đức Bo để qua cả kỳ. Có bạn nào ở quê hay có món tiết thì bảo share bát tiết để qua môn Triết. Mấy người bạn em ban đầu không tin, nhưng sau cũng làm theo vì điều này rất linh ứng" - Thanh Trà nhấn mạnh.

Thí sinh tại Hội đồng thi Trường THPT Nghĩa Hưng A (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) hoàn thành bài thi môn Ngoại ngữ (tiếng Anh). - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.08.2020
Phần mềm chấm thi thông minh hơn: Kết quả Tốt nghiệp THPT 2020 sẽ chính xác và công bằng?
Như đã đề cập ở trên, việc đi chùa cầu cho "vững bút, vững tim” trước khi thi là điều dễ hiểu. Nhưng trong tình cảnh "ngồi im là yêu nước” giữa tâm dịch thì việc đi chùa hay tới những nơi đông người là không thể. "Văn khấn online” ra đời từ đây. 

“Em có thắp hương và cúng các cụ trên Facebook của mình với bài khấn. Mỗi lần khấn trên Facebook thì Thần Xoài phù hộ, Thần Thìa thì không linh ứng. Ngoài ra còn Thần Đậu, Thần Bắp cải, Thần Ớt...Bây giờ còn có Xẻng Thần do sau Tết ăn nhiều bánh chưng rán, mà bánh chưng rán cần xẻng để rán vì vậy share cái này rất hiệu nghiệm” -

Độ sáng tạo của học sinh, sinh viên Việt Nam đã bước sang một level mới khi mùa thi 2020,  bài rap “Toàn bộ những câu ko làm được làm toàn C” được share với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội Facebook với niềm tin - cứ khoanh đúng câu C thì kiểu gì cũng qua được điểm liệt. 

© Ảnh : Tường Quân - TTXVNCác em học sinh sẽ được hỗ trợ khẩu trang y tế, sát khuẩn, đo thân nhiệt trước khi thi.
Tiết lộ 1001 bí kíp “thi là đậu” cho sĩ tử mùa thi 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Các em học sinh sẽ được hỗ trợ khẩu trang y tế, sát khuẩn, đo thân nhiệt trước khi thi.

Trên thực tế không có bất kỳ kiểm chứng khoa học nào về việc ăn xôi gấc sẽ đậu cao hay lỡ ăn chuối thì bị thi trượt. Tất cả chỉ là những quan điểm dân gian để các sĩ tử có thêm tinh thần chiến đấu cho kì thi cam go sắp tới. Và, hãy nhớ một điều rằng, chuyện kiêng cử chỉ là may rủi trong tâm lý nhưng trong thi cử, kiến thức lại chiếm phần cao hơn. Chúc các sĩ tử gặp nhiều may mắn cho kì thi quan trọng này nhé!

Học sinh Nga tin vào những điềm tốt gì trước khi đi thi?

Một số học sinh Nga tin rằng nếu trước kỳ thi gội đầu thì có thể làm “trôi sạch” kiến thức. Ngoài ra còn không được cắt tóc, cắt móng tay và thậm chí là cạo râu - để không vô tình “cắt bỏ” những gì đã học.

Nhiều học sinh THPT hiện nay có chiều cao hơn cả giáo viên - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2019
Thi mà 95-97% học sinh đậu tốt nghiệp thì có cần thi THPT quốc gia?

Buổi tối khi đi ngủ, nhất định cần đặt vở và sách giáo khoa dưới gối. Các học sinh Nga tin rằng bằng cách này, kiến ​​thức sẽ được củng cố tốt hơn, những gì chưa kịp học thuộc sẽ hiện ra trong mơ. Trình tự thức dậy buổi sáng hôm trả thi cũng không giống như bình thường: cần đặt chân trái xuống nền nhà trước, khi bước qua các bậu cửa cũng vậy, chỉ bằng chân trái, thậm chí lên xe buýt cũng phải bước lên bằng chân trái trước.

Người thân, bạn bè thì có nhiệm vụ mắng nhiếc thí sinh đi thi. Người ta tin rằng bằng cách này có thể tránh được mọi điều tồi tệ xảy ra vào ngày thi.

Cũng có thể mặc một bộ đồ "hạnh phúc". Tức là nếu trước đó người này đã từng mặc bộ đồ nào đó và trả thi tốt, thì lần sau cứ phải mặc đúng trang phục đó. Làm thế thì thí sinh sẽ lại “thu hút” may mắn về mình.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала