Tại sao NATO muốn từ bỏ việc triển khai tên lửa hạt nhân ở châu Âu?

© Fotobank.ru/Getty Images / Peter MacdiarmidNATO
NATO - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.06.2021
Đăng ký
WASHINGTON (Sputnik) - Các nước thành viên NATO dự kiến phản đối việc triển khai tên lửa hạt nhân trên đất liền ở châu Âu, như Defense News thông báo dẫn các nguồn riêng.

Theo lời những người đối thoại với nhà báo, sẽ có đoạn văn như vậy trong bản dự thảo thông cáo được công bố sau hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels vào ngày 14 tháng 6.

Như Defense News viết, biện pháp này được coi là cách thức hạ nhiệt căng thẳng với Matxcơva và mở đường cho cuộc đối thoại về kiểm soát vũ khí tại hội nghị thượng đỉnh ngày 16 tháng 6 ở Geneva với sự tham gia của Tổng thống Nga và Hoa Kỳ, các ông Vladimir Putin và Joe Biden.

B61 Bom hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.03.2021
Vì sao Mỹ bí mật đưa bom hạt nhân của mình ra khỏi châu Âu?

Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp ước INF

Trước đó Hoa Kỳ đã ra khỏi Hiệp ước về loại bỏ Tên lửa tầm trung và tầm ngắn (The Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty - INF) với cáo buộc Nga vi phạm thoả thuận này. Matxcơva bác bỏ lời cáo buộc đó và tuyên bố sẵn sàng giải trình vấn đề tên lửa cũng như thảo luận về chủ đề liên quan, nhưng Washington vẫn từ chối đi tới gặp gỡ. Vào tháng 8 năm ngoái, Hiệp ước hết hạn hiệu lực.

Sáng kiến ​​của Tổng thống Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó đã đưa ra sáng kiến ​​mới nhằm ngăn chặn đà leo thang căng thẳng ở châu Âu. Cụ thể ông Putin tuyên bố sẵn sàng thể hiện thiện chí không triển khai tên lửa 9M729 ở phần châu Âu của Nga với điều kiện là từ phía NATO có những bước đi tương ứng. Tổng thống Nga cũng đề xuất khối Liên minh tiến hành kiểm tra các tổ hợp Aegis Ashore với bệ phóng Mk-41 tại các căn cứ ở châu Âu và tên lửa 9M729 tại các chủ thể ở vùng Kaliningrad của Nga.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала