«Không thể giúp chống Nga-Trung»: Tại sao Thủy quân lục chiến Mỹ không còn xe tăng

© AP Photo / Luca BrunoSĩ quan Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Sĩ quan Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2021
Đăng ký
Lầu Năm Góc đã giải thể đơn vị trang bị thiết giáp hạng nặng cuối cùng của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là Tiểu đoàn xe tăng số 1. Dù rằng những cỗ xe bọc thép «khủng» của Thủy quân lục chiến từng tham chiến và có lúc làm mưa làm gió ở Việt Nam, Triều Tiên, Iraq và Afghanistan.

Bởi theo quan điểm của các tướng lĩnh Mỹ, các cuộc chiến tranh thời nay sẽ khác.

Căn cứ Mỹ Kadena ở quận Okinawa, Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
"Họ bị dân địa phương ghét": Lính thủy đánh bộ Mỹ đã làm gì ở Nhật Bản

Bộ chỉ huy hứa hẹn rằng trong quá trình cải tổ quy mô lớn, cần hoàn thành vào năm 2030, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (United States Marine Corps - USMC) sẽ chuyển sang các loại thiết bị quân sự mới về nguyên tắc và nắm vững những chiến thuật tiên tiến để đối đầu hiệu quả hơn với Nga và Trung Quốc.

Bài viết của Sputnik lý giải câu hỏi, liệu Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ có thể làm nên cơm cháo gì chăng nếu như từ nay họ không còn những trang bị thiết giáp hầm hố.  

Tính cơ động lớn hơn

Tiểu đoàn xe tăng đầu tiên được thành lập vào cuối năm 1941, sau cuộc tấn công của lực lượng Nhật Bản đánh vào căn cứ hải quân Trân Châu Cảng. Ngay khi đó, Lầu Năm Góc đã hiểu ra rằng gánh nặng cơ bản của cuộc chiến ở Thái Bình Dương sẽ đổ lên vai lính Thủy quân lục chiến. Cuối cùng, những cỗ xe bọc thép rất hữu ích cho người Mỹ khi tấn công các hòn đảo bị quân Nhật Bản chiếm giữ. Tất nhiên, không diễn ra trận đánh xe tăng lớn nào trên bình diện hoạt động chiến sự này, nhưng xe tăng đã được sử dụng rộng rãi trong khâu đột phá các tuyến phòng thủ và phá hủy công sự.

Xe tăng Т-14 Armata - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
"Mối đe dọa nghiêm trọng đối với NATO". Chuyên gia Mỹ so sánh xe tăng "Armata" và "Abrams"

Xe bọc thép hạng nặng của Thủy quân lục chiến đã tham gia tích cực vào các chiến dịch của Hoa Kỳ ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, theo lời viên chỉ huy của USMC là tướng David Berger, «những cỗ máy này không còn phù hợp để giải quyết các nhiệm vụ ưu tiên cao nhất của chúng tôi». Trong phiên chế của bảy tiểu đoàn xe tăng thuộc USMC có 452 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams. Hầu như tất cả các thiết bị đã được chuyển cho lực lượng bộ binh, còn những cỗ xe hiện đang ở nước ngoài hoặc đậu trên tàu chiến cũng sẽ được bàn giao cho các đơn vị lục quân vào năm 2023.

© AP Photo / Mindaugas KulbisXe tăng Abrams
«Không thể giúp chống Nga-Trung»: Tại sao Thủy quân lục chiến Mỹ không còn xe tăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2021
Xe tăng Abrams

Lính tăng trong Thủy quân lục chiến được đề xuất ba phương án lựa chọn: chuyển sang bộ binh, giữ vị trí khác trong USMC, hoặc về hưu trước kỳ hạn. Phần lớn quân nhân quyết định tiếp tục phục vụ ở các cương vị khác trong USMC. Theo quan điểm của tướng Berger, việc loại bỏ xe tăng sẽ giúp USMC có tính cơ động cao hơn và giải phóng phần kinh phí dành để mua những loại vũ khí hiện đại hơn.

Giảm quy mô

Mục tiêu chính của cải cách với USMC là tạo lập loại hình lực lượng vũ trang gần như mới để chống lại những đối thủ ngang sức ngang tài, có lối tiếp cận với biển: đó là Nga và Trung Quốc ở phần phía tây Thái Bình Dương. Trong những thập kỷ gần đây, Thủy quân lục chiến được sử dụng chủ yếu trong các chiến dịch chống du kích và chống khủng bố ở Trung Đông. Như vậy trên thực tế USMC đã nhân đôi bộ binh thành lực lượng kép. Lầu Năm Góc quyết định rằng hai quân đội cho một quốc gia là thứ xa xỉ không thể kham nổi. Đã đến lúc Thủy quân lục chiến trở lại với biển. Mà để làm như vậy, cơ chế phải được giảm nhẹ đến mức tối đa.

Quốc kỳ Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2021
Lầu Năm Góc thành lập một "đội quân bí mật" lớn nhất thế giới với gần 60 nghìn người

Cắt giảm với USMC không chỉ là các xe tăng, mà còn cả những phương tiện đổ bộ để đưa đơn vị thiết giáp từ tàu vào bờ. Pháo chiến trường được thu hẹp: thay vì 21 khẩu đội pháo tàu kéo, còn lại 5 khẩu đội. Tuy nhiên đồng thời lính thủy đánh bộ sẽ được cung cấp thêm các hệ thống tên lửa phóng nhiều lần trên khung gầm có bánh lốp HIMARS. Các phi đội F-35B bây giờ gồm 10 chiếc thay vì 16 chiếc. Số trực thăng đổ bộ Convertiplane (có thể gọi là “máy bay cánh quạt lật”, “máy bay cánh lật​”), trực thăng vận tải "Cobra" cũng đang giảm. Một số đơn vị giải tán hoàn toàn, có những đơn vị giảm một số bộ phận. Tổng cộng, USMC sẽ cắt giảm 12.000 quân vào năm 2030, tức là 7% cơ số.

CC BY 2.0 / DVIDSHUB / Sgt. Christopher GaylordHệ thống tên lửa và pháo cơ động cao của Mỹ HIMARS
«Không thể giúp chống Nga-Trung»: Tại sao Thủy quân lục chiến Mỹ không còn xe tăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2021
Hệ thống tên lửa và pháo cơ động cao của Mỹ HIMARS

Theo trông đợi của các nhà quân sự Mỹ, động thái này sẽ biến USMC thành lực lượng nhỏ gọn và cơ động, có chức năng dành cho các chiến dịch đột kích, chứ không phải là hoạt động chiến sự quy mô toàn diện. Lầu Năm Góc cho rằng đội hình xe tăng và pháo binh cồng kềnh là không cần thiết trong các chiến dịch ở Thái Bình Dương. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, nhiệm vụ cơ bản của USMC là cấp tập đổ bộ lên các đảo ở biển Hoa Đông và Biển Đông, chia cắt kết nối của Trung Quốc với đại dương rộng lớn, rồi nhanh chóng triển khai ở đó các vũ khí tấn công.

Chiếm các đảo

Định đề chính mà các tác giả cải cách nhắm tới, là coi USMC như một công cụ của chiến tranh hải quân đảm bảo sự thành công cho hoạt động trên bộ. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với quan niệm trước kia, khi Thủy quân lục chiến chỉ xung trận sau chiến thắng của Hải quân trên biển. Theo ý tưởng của các chiến lược gia Lầu Năm Góc, USMC sẽ hoạt động tiên phong và có khả năng tiêu diệt tàu địch bằng lực lượng trên đất liền. Như vậy sẽ giúp hạm đội rảnh tay thực hiện những nhiệm vụ khác.

Xe tăng Leopard-2 của Đức. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2019
Truyền thông Mỹ so sánh số lượng xe tăng của NATO và của Nga

Quân đoàn USMC sẽ nhận được nhiều loại tên lửa tầm xa phóng từ bệ trên đất liền và có khả năng triệt hạ cả tàu chiến cũng như các mục tiêu mặt đất. Cụ thể, lính thủy đánh bộ sẽ được trang bị tên lửa chống hạm (Naval Strike Missile, NSM). Có tin đang chế tạo dòng đạn dược tầm xa lớn có độ chính xác cao, bao gồm cả tên lửa sẵn sàng chờ đợi chỉ định mục tiêu và lệnh giáng đòn tấn công trên không. Dự kiến rằng trong quá trình hoạt động tấn công, số đạn dược tối tân đó được bố trí trên tuyến đầu và chỉ sau mệnh lệnh đầu tiên sẽ phóng thẳng vào đối phương.

Cả cơ cấu tổ chức và nhân sự của USMC cũng sẽ thay đổi. Đơn vị chiến đấu cơ bản sẽ là trung đoàn Thủy quân lục chiến (Marine Littoral Regiment, MLR) gồm ba tiểu đoàn. Các đơn vị này cơ động linh hoạt hơn nhiều so với các lữ đoàn và sư đoàn cồng kềnh trước đây. Được trang bị UAV hoạt động trên không, trên biển và dưới nước, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ có thể tấn công tàu chiến Trung Quốc từ trước khi lực lượng này tiến vào Thái Bình Dương.

© Ảnh : U.S. Pacific FleetNaval Strike Missile
«Không thể giúp chống Nga-Trung»: Tại sao Thủy quân lục chiến Mỹ không còn xe tăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2021
Naval Strike Missile

Tuy vậy, cải cách của USMC cũng vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Các nhà phê bình chỉ ra rằng trong cuộc đối đầu tiềm ẩn với Trung Quốc và Nga, nỗi ám ảnh về vị thế chỉ huy ưu đãi sẽ biến quân đoàn này thành công cụ cực kỳ thiếu linh hoạt. USMC sẽ khó lòng điều chỉnh để thích ứng với kịch bản hoạt động chiến sự khác, dự trù tiến hành cuộc đổ bộ cấp tập của quân viễn chinh lên phần lục địa của đất nước đối thủ. Lịch sử đã cho thấy rằng ít ai có thể tiến hành những cuộc chiến lâu dài trên vùng lãnh thổ nước ngoài mà lại không có xe tăng và pháo binh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала