Gặp gỡ thượng đỉnh Nga-Mỹ - tia sáng cuối đường hầm

© REUTERS / Kevin LamarqueCuộc gặp đầu tiên giữa hai vị Tổng thống Putin và Biden tại Geneva.
Cuộc gặp đầu tiên giữa hai vị Tổng thống Putin và Biden tại Geneva. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Đăng ký
“Cho dù ai đó có nói kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ là “mỏng manh”, thì sự “mỏng manh này, theo tôi, vẫn là quan trọng và mang lại hy vọng”, - PGS-TS Hoàng Giang phát biểu đánh giá của mình với Sputnik.

Gặp gỡ thượng đỉnh ngày 16/6/2021 tại Genève, Thụy Sĩ giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Mỹ Joe Biden chưa thể đạt được kết quả như kỳ vọng của chính giới quốc tế nhưng cũng không thể phủ nhận đây là bước đi đầu tiên để hai cường quốc vũ khí hạt nhân hàng đầu thế giới có thể hạ nhiệt trong quan hệ song phương vốn trở nên căng thẳng trong một thập kỷ vừa qua. Đó là đánh giá chung của các chuyên gia về các vấn đề chính trị quốc tế Việt Nam mà Sputnik đã phỏng vấn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo sau hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Geneva. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Putin: Hình ảnh của Biden trên truyền thông không phù hợp với thực tế
“Như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu tại cuộc họp báo riêng sau gặp gỡ thượng đỉnh Nga – Mỹ, trả lời phỏng vấn của phóng viên CNN: Đánh giá chung của tôi là không có sự thù địch gì cả, ngược lại, cuộc gặp đã diễn ra có nguyên tắc. Về nhiều vấn đề quan điểm của chúng tôi khác nhau, nhưng hai bên đã thể hiện mong muốn hiểu nhau và tìm kiếm cách làm gần lại những quan điểm đó. Đó chính là tinh thần của cuộc gặp lịch sử này. Nó là “tia sáng cuối đường hầm”, - PGS-TS Hoàng Giang bình nói với Sputnik.

“Những làn ranh đỏ”

Các cuộc họp báo riêng ra diễn ra sau cuộc gặp thượng đỉnh cho thấy Nga và Mỹ chưa thể có những động thái quyết định để làm “tan băng” quan hệ song phương. Nhưng dù sao, cuộc gặp này cũng thắp lên những tia hy vọng mới đối với việc cải thiện bầu không khí căng thẳng trên thế giới những năm qua.

“Dường như đã lường được những khó khăn trong cuộc gặp này nên tổng thống Mỹ Joe Biden đã chuẩn bị sẵn một chương trình sơ bộ, được ghi trong một tờ giấy nhỏ. Có thể đó là những phương án mà ông ta thấy cần sử dụng trong hai tiếng đồng hồ làm việc đầu tiên với định dạng hẹp, chỉ gồm hai tổng thống, hai ngoại trưởng và hai phiên dịch. Còn đối với tổng thống Nga Vladimir Putin thì có vẻ như toàn bộ chương trình làm việc đã có sẵn trong “bộ óc siêu máy tính” của ông. Và do đó, cuộc gặp đã diễn ra thoải mái hơn thay vì hai bên lần lượt “rút ra từng quân bài” như nhiều cuộc đàm phán khó khăn khác”, - Nhà phân tích những vấn đề chính trị Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Theo thông cáo chung được cả hai bên công bố thì dường như cuộc gặp lịch sử này đã đạt được những bước tiến quan trọng nhưng vẫn còn xa mới có thể đi đến một sự bình thường hóa đầy đủ các mối quan hệ.

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp ở Geneva tại Villa La Grange
Gặp gỡ thượng đỉnh Nga-Mỹ - tia sáng cuối đường hầm - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp ở Geneva tại Villa La Grange

 

“Những tuyên bố của hai tổng thống trong hai cuộc họp báo riêng rẽ cho thấy họ mới chỉ có cảm giác là đối tác đã hiểu ra điều gì đó. Những tuyên bố dè dặt và chung chung như vậy khiến người ta có thể thấy rằng cả hai mới chỉ thăm dò nhằm có những sự hiểu về “những làn ranh đỏ” mà mỗi bên vạch ra”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm tiếp tục bình luận với Sputnik.

Những “làn ranh đỏ” đó là gì? Đối với Nga thì đó là vấn đề Ukraina với điều kiện tiên quyết là NATO không thể kết nạp Ukraina vào khối này; đồng thời mọi vấn đề liên quan đến Ukraina phải được giải quyết trên cơ sở Thỏa thuận Minsk 2.0 giữa Đức, Pháp, Nga và Ukraina. Phía Nga cũng xác định chắc chắn rằng thủ lĩnh đối lập Aleksey Navalnyi đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Nga và đây là vấn đề mà Mỹ không nên can thiệp vào. Phía Nga cũng phản đối mọi hành động lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Nga.

Cuộc gặp đầu tiên giữa hai vị Tổng thống Putin và Biden tại Geneva. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Khi nào có thể diễn ra cuộc gặp tiếp theo giữa hai ông Putin và Biden?

Đối với Mỹ thì đó là vấn đề đảm bảo an toàn cho các hệ thống máy tính điều khiển các cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực bao gồm năng lượng và hệ thống cung cấp nước. Phía Mỹ cũng lưu ý đến số phận của hai cựu lính thủy đánh bộ Mỹ đang bị Nga giam giữ do vi phạm pháp luật Nga. Và tổng thống Mỹ cũng không quên đưa ra các cảnh báo vừa cứng rắn và vừa mang tính kêu gọi hợp tác đối với các vấn đề gai góc như hồ sơ hạt nhân của Iran, của Triều Tiên.

“Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cách tiếp cận khác trong quan hệ với Mỹ. Mặc dù đồng ý với phía Mỹ về việc làm cho tình hình căng thẳng trong quan hệ hai bên trở nên dễ kiểm soát hơn nhưng quan điểm của Nga là bình ổn và giảm thiểu căng thẳng chứ chưa thể đi đến một sự đột phá. Đó là một quan điểm rất thực tế, phù hợp với tình hình hiện tại. Bên cạnh đó, tổng thống Nga Vladimir Putin không quan tâm lắm đến những gì Nga có thể làm cùng với Mỹ, mà là những gì nước này có thể tự làm được, bao gồm cả những việc chống lại ý muốn của Washington. Bởi quan điểm lập trường độc lập của Nga được xác định không phải bởi các cuộc gặp cá nhân với các Tổng thống Mỹ, mà bởi khả năng kiềm chế thành công sức mạnh quân sự của Mỹ và khắc chế các biện pháp gây áp lực của Mỹ, trong đó bao gồm cả các biện pháp trừng phạt”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm đưa ra bình luận với Sputnik.

Trong đàm phán, phía Nga đã đặt ra nhiều vấn đề cần có sự hợp tác như vấn đề chống biến đổi khí hậu, vấn đề môi trường, vấn đề dịch bệnh COVID-19, vấn đề an ninh mạng và các vấn đề an ninh phi truyền thống khác. Điều này cho thấy người Mỹ nên xem Nga là một đối tác thực sự nghiêm túc, có sức mạnh và quan trọng hơn cả là có ý thức trách nhiệm rõ rệt đối với các quan hệ toàn cầu chứ không chỉ đối với quan hệ song phương Nga-Mỹ.

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhTổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp ở Geneva tại Villa La Grange
Gặp gỡ thượng đỉnh Nga-Mỹ - tia sáng cuối đường hầm - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc gặp ở Geneva tại Villa La Grange
“Nhiều bất đồng sâu sắc vấn tồn tại giữa hai nước Nga-Mỹ. Chúng tôi hy vọng hai bên có thể dần dần tháo dỡ được những trở ngại đang khiến cho quan hệ Mỹ-Nga rất phức tạp và căng thẳng”, - Tổng biên tập tạp chí “Bạch Dương”, nhà báo Nguyễn Đăng Phát nói với Sputnik.

Những bước đi đầu tiên của Nga-Mỹ trong tìm kiếm một “định dạng mới” cho quan hệ hai bên

“Vấn đề lớn nhất mà hai bên đạt được là sự khẳng định tiếp tục Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược giai đoạn 3 (New START). Đó là một “tia sáng cuối đường hầm” trong quan hệ hai bên về chính trị-quân sự”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Hai bên cũng hứa hẹn sẽ có những thỏa hiệp để giải quyết vấn đề đối với hai cựu lính thủy đánh bộ Mỹ Trevor Reed và Paul Whelan cũng như sẽ mở các cuộc tham vấn song phương về vấn đề an ninh mạng. Và cuối cùng, hai bên cũng thỏa thuận sẽ cử các đại sứ quay lại làm việc tại Moskva và Washington.

“Cặp quan hệ Mỹ-Nga có ảnh hưởng lớn đến quan hệ quốc tế và bầu không khí quốc tế nói chung. Dư luận chờ đợi nhiều nhất ở hai nước là họ có thể cùng nhau kiểm soát vũ khí, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, ngăn chặn những rủi ro bùng nổ xung đột, mà nguy hiểm nhất là xung đột hạt nhân. Do đó, một kết quả hết sức quan trọng của cuộc gặp Geneva ngày 16/6 là hai Tổng thống đã ra tuyên bố chung về ổn định chiến lược. Bản tuyên bố này ngắn thôi, nhưng đã nhấn mạnh rằng trong chiến tranh hạt nhân không có người chiến thắng. Và hai nước đã quyết định khởi động đối thoại trong thời gian sắp tới về ổn định chiến lược, kiểm soát vũ khí. Đây là thỏa thuận hết sức quan trọng, nhưng tất nhiên là chúng ta còn chờ thêm, sắp tới hai nước thật sự triển khai được đối thoại, thương lượng như thế nào”, - nhà báo Nguyễn Đăng Phát đưa ra đánh giá của mình với Sputnik.
“Qua một buổi tối tại Lâu đài La Grande (Genève, Thụy Sĩ), chúng ta có thể thấy rằng đó mới chỉ là những bước đi đầu tiên của hai bên trong việc tìm kiếm một “định dạng mới” trong quan hệ hai bên sao sự đối đầu không vượt ra ngoài tầm kiểm soát của cả hai bên để không biến thành một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đe dọa hòa bình thế giới. Mặc dù hai bên đã nối lại kênh liên lạc trực tiếp cấp cao nhất giữa hai nước nhưng hai bên chỉ có thể “tạm dừng giãn cách” chứ chưa thể hứa hẹn một sự đột phá đáng kể nào”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
“Tuyên bố chung Nga-Mỹ, cho dù khiêm tốn, nhưng quan trọng. Trước hết bởi vì đã không có sự chờ đợi là hai bên sẽ ra một văn kiện chung nào, hơn nữa, tuyên bố chung này đã đề cập đến mục đích tiếp tục làm việc để có được một mối quan hệ ổn định hơn và có thể dự đoán được giữa hai nước, bao gồm cả việc giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Điều đó nói lên rằng, cho dù ai đó có nói kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ là “mỏng manh”, thì sự “mỏng manh này, theo tôi, vẫn là quan trọng và mang lại hy vọng”, - PGS-TS Hoàng Giang phát biểu đánh giá của mình với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала