Vụ Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam: Xin lỗi nhân dân

© Ảnh : TTXVNÔng Trần Văn Nam
Ông Trần Văn Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Đăng ký
Sau vụ Bí thư Trần Văn Nam xin rút không tham gia Quốc Hội gây ồn ào dư luận, mới đây, loạt lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Dương có động thái ‘xin lỗi nhân dân’ và tiếp tục ‘nghiêm túc rút kinh nghiệm’ sau khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận loạt sai phạm.

Khẳng định không có ‘tư lợi, vụ lợi, lợi ích nhóm’, nhưng lãnh đạo tỉnh Bình Dương cũng xin nhận lỗi trước Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, nghiêm túc kiểm điểm, chấp nhận mọi hình thức kỷ luật của cấp có thẩm quyền.

Vì sao Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam bị đề nghị kỷ luật?

Như Sputnik Việt Nam đưa tin ngày 16/6, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật ông Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cùng loạt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Dương vì có những sai phạm “nghiêm trọng”.

Theo thông cáo tại kỳ họp, sau khi xem xét kết quả kiểm tra có dấu hiệu vi phạm của một số tổ chức Đảng, Đảng viên ở Bình Dương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, đồng chí Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV “chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020”.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định, ông Trần Văn Nam là người chịu trách nhiệm trực tiếp khi giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ký văn bản áp dụng giá đất tính thu tiền sử dụng đất, vi phạm quy định pháp luật về đất đai, gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước.

Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2021
Trần Văn Nam: Nhân vật “làm nóng” họp báo công bố kết quả Bầu cử ĐBQH khóa XV
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam cũng được xác định là người thực hiện trái chủ trương về phương án sử dụng 43 ha đất tại Tổng Công ty 3/2, hợp thức việc chuyển nhượng trái phép Dự án Tân Phú cho tư nhân, để Tổng Công ty 3/2 đưa 145 ha đất góp vốn vào Công ty Tân Thành trái pháp luật.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ trong kết luận kỳ họp thứ tư cho thấy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã “vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ” và Quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số tổ chức đảng, đảng viên vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, vốn, tài sản tại Tổng Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương (Tổng Công ty 3/2).

Cơ quan này xác định những sai phạm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Dương (nhiệm kỳ 2016 -2021) gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Cùng với ông Trần Văn Nam, các ông Phạm Văn Cành, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương, Trần Thanh Liêm, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh…cùng nhiều lãnh đạo, cựu lãnh đạo khác phải chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 – 2020, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Ông Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2021
Vì sao Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam bất ngờ xin không làm Đại biểu Quốc hội?
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015 – 2020, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016 – 2021 và các ông Trần Văn Nam, Phạm Văn Cành, Trần Thanh Liêm, Nguyễn Thanh Trúc, Trần Xuân Lâm.

Cùng với đó, UBKT Trung ương cũng quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các ông Nguyễn Văn Đông, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với hai đồng chí: Võ Văn Lượng, Ngô Dũng Phương.

Quyết định khai trừ ra khỏi Đảng các đồng chí: Lê Văn Trang, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Dương; Võ Thanh Bình, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh và các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Công ty 3/2, gồm: Nguyễn Văn Minh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị; Trần Nguyên Vũ, nguyên Tổng Giám đốc; Huỳnh Công Phát, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên thành viên Hội đồng thành viên, nguyên Phó Tổng Giám đốc; Huỳnh Thanh Hải, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, nguyên Phó Tổng Giám đốc; Nguyễn Thế Sự, nguyên Trưởng Ban Kiểm soát Tổng Công ty.

Lãnh đạo Bình Dương xin nhận lỗi nhân dân

Ngày 16/6, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của tình để thông tin về những vấn đề liên quan đến các sai phạm trong quản lý các khu đất 43 hécta và 145 hécta tại Tổng Công ty 3/2.

Qua đó, một số lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Dương có động thái xin lỗi nhân dân, xin nhận lỗi trước nhân dân về những vi phạm, khuyết điểm đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận.

Cụ thể, các lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã “xin nhận lỗi trước Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh”, đồng thời, “nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ vi phạm của mình” và “tự nhận hình thức kỷ luật nghiêm khắc”. Lãnh đạo Bình Dương cũng cam kết sẽ chấp hành mọi hình thức kỷ luật từ các cấp có thẩm quyền ở Trung ương.

TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2021
“Đất vàng” ở TPHCM đang nằm trong tay ai?

Hội nghị cán bộ chủ chốt tỉnh Bình Dương cũng nhận định, nguyên nhân xảy ra sai phạm là do Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương, các cá nhân liên quan đã “thiếu kiểm tra, giám sát, đồng thời, xuất phát từ mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của tỉnh”.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương khẳng định không hề có “tư lợi”, “không vụ lợi”, không có lợi ích nhóm”. Về hướng khắc phục sai phạm, Tỉnh ủy Bình Dương cho biết, hiện tại Công ty Âu Lạc (doanh nghiệp tư nhân đã mua lại dự án 43 hécta) và Tổng công ty 3-2 (doanh nghiệp vốn Tỉnh ủy Bình Dương chi phối) đã nộp tổng cộng trên 252 tỷ đồng tiền chênh lệch giá chuyển nhượng đối với dự án 43 hécta, phần chênh lệch còn lại thì các doanh nghiệp cam kết sau khi có xác định chính thức của cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp tục nộp bổ sung.

Đối với dự án sân golf 145 hécta, đến nay, cả ba cổ đông đã có văn bản xin nhượng lại cổ phần cho doanh nghiệp thuộc Tỉnh ủy theo giá gốc sổ sách để chuyển giao tài sản về cho Nhà nước. Tuy nhiên, theo các lãnh đạo tỉnh Bình Dương, việc này cần có thời gian thực hiện và phải có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

Ông Trần Văn Nam, Phạm Văn Cành “không có ý kiến”

Việc Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam xin không tham gia ĐBQH khóa XV vẫn chưa lắng xuống, việc các cấp có thẩm quyền chỉ ra sai phạm của lãnh đạo Bình Dương thu hút sự chú ý rất lớn từ dư luận.

Các vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát để Tổng Công ty 3-2 chuyển nhượng khu đất vàng 43 hécta và 30% vốn Nhà nước cho tư nhân trái quy định, gây thất thoát ngân sách, để Tổng Công ty 3-2 đưa khu đất 145 hécta vào góp vốn không thông qua định giá, gây tổn hại ngân sách đều đã được cơ quan chức năng làm rõ.

công ty của Vũ Nhôm - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2018
Những khu đất vàng cựu Phó chủ tịch TP.HCM giao cho Vũ 'nhôm'

Liên quan đến sai phạm ở khu đất vàng 43 hécta, phường Hóa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, đến nay, cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an vẫn đang thụ lý vụ án, đã khởi tố 14 bị can về hành vi “vi phạm các quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Ngày 17/6, một số lãnh đạo Bình Dương “không có ý kiến” sau khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận sai phạm và đề nghị cấp có thẩm quyền đề nghị kỷ luật.

Theo đó, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam cho hay, ông không có ý kiến gì khác về kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan có thẩm quyền. Theo Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Nam cho biết Tỉnh ủy Bình Dương đã triệu tập hội nghị cán bộ chủ chốt để thông tin chính thức với cán bộ của tỉnh về vụ việc do đó không có thêm bình luận nào.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Cành, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương, cũng từng là người chỉ đạo trực tiếp đối với hoạt động của Tổng Công ty 3-2 cũng “không có ý kiến gì” vì hiện vụ việc đã có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng.

Lãnh đạo Bình Dương liên quan vụ mất đất vàng vào tay tư nhân ra sao?

Việc để đất vàng (các khu đất 43 hécta – dự án khu đô thị Tân Phú và 145 hécta – dự án sân golf) vào tay tư nhân của Tổng Công ty 3-2 có sự liên quan và trách nhiệm của cơ quan chủ quản – Tỉnh ủy Bình Dương.

Riêng với các nhân Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam (nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tái cử nhiệm kỳ 2020 - 2025), ngoài trách nhiệm người đứng đầu Tỉnh ủy, ông Nam (như trong kết luận của cơ quan chức năng) còn chủ trì một số cuộc họp của Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về hoạt động của Tổng công ty 3-2.

© Ảnh : Chí Tưởng - TTXVNBí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam kiểm tra các điểm bỏ phiếu.
Vụ Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam: Xin lỗi nhân dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam kiểm tra các điểm bỏ phiếu.

Điển hình như cuộc họp giao ban của Thường trực Tỉnh ủy ngày 17/4/2017 với quyết định đồng ý chủ trương cho tổng công ty được chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú. Bên cạnh đó, cùng với sai phạm trong tính tiền sử dụng đất đối với Tổng công ty 3-2, khi ông Trần Văn Nam còn nắm cương vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (ông Lê Thanh Cung là chủ tịch UBND tỉnh) đã ký văn bản 3444/UBND-KTN năm 2012 của UBND tỉnh xác định giá đất để thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Cành, nguyên Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Dương cũng là người có vai trò trực tiếp trong việc cho ý kiến chỉ đạo đối với các hoạt động của Tổng công ty 3-2.

Vị lãnh đạo này đã ký nhiều văn bản cho chủ trương của Tỉnh ủy về việc sắp xếp các khu đất của Tổng công ty 3-2, chủ trương cho thoái vốn 30% của tổng công ty tại dự án 43 hécta nhưng sau đó đã được thu hồi.

Ông Nguyễn Hữu Tín - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2018
Ai đứng sau cuộc chuyển giao lô đất vàng khiến cựu Phó chủ tịch UBND TP HCM bị khởi tố?
Ông Trần Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương (đồng thời là Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020) bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm cùng Thường trực Tỉnh ủy đã ký một số văn bản như phê duyệt phương án cổ phần hóa, phê duyệt cơ cấu vốn cổ phần lần đầu và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cổ phần hóa Tổng công ty 3-2...

Ngoài các lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Dương nêu trên, một số cán bộ từng giữ các chức vụ tham mưu như lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh và một số phòng chuyên môn của hai văn phòng cũng có trách nhiệm liên đới trong việc tham mưu văn bản để trình lãnh đạo ký, tất cả đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan chức năng có thẩm quyền chỉ rõ.

Theo hồ sơ vụ án, Tổng Công ty 3-2 từng do Tỉnh ủy Bình Dương nắm giữ 100% vốn điều lệ, sau đó cổ phần hóa nên thoái vốn nhà nước còn trên 60%. Do là một trong ba Tổng Công ty Nhà nước lớn nhất tỉnh Bình Dương nên Tổng công ty 3-2 được giao gần 600 hécta đất công ngay vị trí cửa ngõ đắc địa của thành phố mới Bình Dương (thuộc địa phận hành chính của phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một).

Tuy nhiên, sau khi được giao đất, chỉ có một phần khu đất vàng 600 hécta được Tổng công ty 3-2 làm sân golf. Còn lại bị phân tách, trong đó có bỏ trống, chưa triển khai dự án, còn hai khu đất gồm một khu 43 hécta được triển khai dự án khu đô thị Tân Phú do Kim Oanh Group làm chủ đầu tư, còn khu rộng 145 hécta (cũng nằm trong tổng diện tích 600 hécta), đã rơi vào tay tư nhân.

Theo điều tra ban đầu của giới chức tỉnh Bình Dương, Tổng công ty 3-2 đã chuyển nhượng cho Công ty Âu Lạc (công ty tư nhân) với giá 250 tỷ đồng, thấp hơn bảng giá đất quy định của UBND tỉnh Bình Dương thời điểm chuyển nhượng vào năm 2016 (theo bảng giá đất là hơn 376 tỷ đồng).

Tiếp đó, Tổng Công ty 3-2 lại thoái vốn, chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc. Sau khi sở hữu 100% cổ phần của Công ty Tân Phú, Công ty Âu Lạc đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho doanh nghiệp khác. Tới lúc này, Tỉnh ủy Bình Dương mới có các văn bản thu hồi chủ trương cho chuyển nhượng 30% vốn góp.

Ùn tắc giao thông ở Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2021
Thu nhập người dân Bình Dương cao nhất cả nước
Còn có một sai phạm khác tại Tổng công ty 3-2 là việc góp 30% vốn bằng quyền sử dụng đất 145ha vào Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Tân Thành (cạnh khu đất 43 hécta, cùng thuộc thành phố mới Bình Dương) để kinh doanh sân golf với hai đối tác Hàn Quốc.

Tuy nhiên, sau đó, phía đối tác Hàn này chưa góp đủ vốn đã rút khỏi liên doanh. Thông qua rất nhiều quy trình chuyển đổi qua lại thì hai cổ đông cuối cùng sở hữu là Công ty TNHH Phát Triển (chiếm 32% cổ phần) và Công ty cổ phần Hưng Vượng (chiếm 38% cổ phần). Thêm vào đó, Công ty Phát Triển lại có cổ đông chính và người đại diện pháp luật là con gái của ông Nguyễn Văn Minh (nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty 3-2).

Cơ quan chức năng xác định, việc mua bán cổ phần lòng vòng tại dự án 145 hécta và có sở hữu của người nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước đã xuất hiện những dư luận, ý kiến cùng thời điểm vụ án 43 hécta được Bộ Công an thụ lý điều tra. Cơ quan điều tra kết luận rằng, nếu chỉ so với bảng giá nhà nước thì các bị can đã gây thiệt hại hơn 126,8 tỷ đồng cho ngân sách.

Như Sputnik đã thông tin, ngày 2/6, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đại Dương, 56 tuổi, con rể cựu Chủ tịch Tổng Công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng Công ty 3-2) Nguyễn Văn Minh vì liên quan vụ án 43 hécta đất vàng tại Bình Dương.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала