Chương trình giáo dục của Việt Nam được chia sẻ tại Hội nghị của Đông Nam Á là gì?

© Ảnh : TTXVN - Lê Thanh TùngBộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn
Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa tham gia vào Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á 2021. Đồng thời tham gia cam kết hành động chính thức về việc tập trung vào những chuyển đổi sáng tạo trong giáo dục ở Đông Nam Á thông qua quan hệ đối tác.

Chương trình phổ thông của Bộ GD&ĐT hướng tới 5 phẩm chất

Ngày 17/6, hội nghị Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á lần thứ 51 (SEAMEC) và Đối thoại chiến lược giáo dục được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tại phiên toàn thể diễn ra trong buổi sáng, các đại biểu tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đông Nam Á nhiệm kỳ mới.

COVID-19: Ngành Giáo dục tăng cường phòng chống dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Ngành giáo dục kỳ vọng gì vào tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn?

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã có bài phát biểu trong đối thoại chiến lược. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chia sẻ những tác động của đại dịch Covid-19 tới giáo dục Việt Nam và những thay đổi để thích ứng, trong đó chủ trương “tạm dừng đến trường, không ngừng việc học” đã được thực hiện hiệu quả thông qua các hình thức dạy học qua Internet, trên truyền hình phù hợp trong điều kiện dịch bệnh. Bộ trưởng cho hay:

“Năm học 2020-2021 là năm nhà trường, giáo viên, phụ huynh và các em học sinh, sinh viên đã dần thích nghi với việc dạy và học theo trạng thái mới. Đây cũng là lúc chúng tôi bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học”.

Chia sẻ kỹ hơn về chương trình phổ thông mới đang được thực hiện tại Việt Nam, Bộ trưởng cho biết: Chương trình hướng tới phát triển 5 phẩm chất (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm) và những năng lực cốt lõi như: tự học và tự chủ; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo...

Chương trình cũng chú trọng trang bị toàn diện cho học sinh năng lực nhận thức, cảm xúc xã hội, khát vọng cống hiến cho cộng đồng và khả năng để làm một công dân toàn cầu tốt.

Những lĩnh vực ưu tiên của tổ chức

Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) là một tổ chức liên chính phủ ở khu vực Đông Nam Á được thành lập năm 1965. Hiện nay, SEAMEO bao gồm 11 quốc gia thành viên, 8 quốc gia thành viên liên kết và 5 tổ chức thành viên liên kết. Việt Nam đã 2 lần đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng SEAMEO (nhiệm kỳ 2005-2006 và 2013-2015).

Hội nghị SEAMEC tổ chức lần đầu tiên năm 1966, một năm sau khi SEAMEO được thành lập, theo thứ tự luân phiên. Đáng chú ý, SEAMEC lần thứ 48 tổ chức tại Thái Lan tháng 5/2015 đã đưa ra nghị quyết về 7 lĩnh vực ưu tiên, làm cơ sở cho Chương trình nghị sự giáo dục của SEAMEO giai đoạn 2015-2035. Hiện nay các nước thành viên và các trung tâm SEAMEO đều xây dựng định hướng hoạt động, giải pháp trên cơ sở bám sát nghị quyết này.

Các quốc gia thành viên SEAMEO cần tập trung hợp tác trong các lĩnh vực sau:

  • Mở rộng các đổi mới giáo dục cho một tương lai công nghệ;
  • Tăng cường khả năng phục hồi trong hệ thống giáo dục nhằm ứng phó với các thách thức;
  • Thúc đẩy môi trường giáo dục tiếp tục hỗ trợ những nhóm đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương nhất trong hệ thống giáo dục Đông Nam Á;
  • Hỗ trợ nâng cao năng lực cho giáo viên và cán bộ giáo dục trong việc đào tạo những người học sẵn sàng cho tương lai trong một thế giới không ngừng phát triển;
  • Làm việc với các đơn vị thuộc SEAMEO để thúc đẩy học tập suốt đời;
  • Tạo ra một môi trường chính sách tăng cường sự hợp tác và đối tác giữa các đối tác giáo dục chủ chốt, nhằm chuyển đổi nền giáo dục và khoa học theo cách phù hợp với bản sắc và văn hóa Đông Nam Á.

Theo nguyên tắc luân phiên, các nước sẽ bầu cho Singapore làm Chủ tịch nhiệm kỳ 2021-2022, thay cho Chủ tịch đương nhiệm là Bộ trưởng Giáo dục Malaysia.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала