TP.HCM chưa giãn cách theo Chỉ thị 16, Việt Nam cần thay đổi chiến lược vaccine?

© Ảnh : Thanh Vũ - TTXVNTp. Hồ Chí Minh hoàn thành đợt ra quân chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tp. Hồ Chí Minh hoàn thành đợt ra quân chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2021
Đăng ký
Chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần thay đổi chiến lược vaccine Covid-19. Theo đó, Hà Nội cần sẵn sàng nguồn lực tài chính, chấp nhận mua vaccine với giá bằng hoặc cao hơn giá trung bình trên thế giới để sớm có đủ lượng chế phẩm tiêm cho 70% dân số.

Bộ Y tế cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam: Thêm 102 ca dương tính nCoV chiều 19/6, nâng tổng số ca mắc coronavirus cả ngày lên thành 308 người.

TP.HCM đặt quyết tâm sau một tuần có thể khống chế được dịch bệnh Covid-19. Tạm thời phong tỏa 6 khu vực: gồm các khu phố 2,3,4 phường An Lạc, quận Bình Tân, và ấp Tân Thới 2, Tân Thới 3 và Thới Tây 1, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn trong vòng 14 ngày.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 với một số biện pháp tăng cường, chưa giãn cách theo Chỉ thị 16.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2021
Việt Nam sử dụng lô vaccine Sinopharm do Trung Quốc tài trợ như thế nào?

Việt Nam ghi nhận 308 ca Covid-19 ngày 19/6

Theo bản tin chiều tối ngày 19/6, cả nước có thêm 102 ca dương tính với coronavirus, gồm 12 ca nhập cảnh và 90 trường hợp lây nhiễm trong nước.

Tính chung cả ngày hôm nay, Việt Nam phát hiện 308 ca nhiễm SARS-CoV-2 gồm 293 trường hợp mắc nCoV trong nước. Bộ Y tế cũng thông tin, CDC Bắc Giang đăng ký bổ sung trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 danh sách 178 ca bệnh (BN12676-BN12853) đã được phát hiện trước đó tại các khu vực phong toả, nay rà soát hoàn thành thông tin xét nghiệm.

Như vậy, Việt Nam đã tiệm cận 13.000 ca nhiễm mới, 102 ca dương tính được phát hiện chiều tối nay được đánh số từ 12.621 – 12.900. Trong đó, 90 người được phát hiện tại TP HCM (31), Bắc Giang (18), Bình Dương (18), Bắc Ninh (7), Đà Nẵng (5), Long An (3), Lạng Sơn (2), Đồng Nai (2), Hà Tĩnh (2), Nghệ An (1), Nam Định (1). Trong số này, 81 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.

Với số lượng ca nhiễm mới ngày hôm nay đã nâng tổng số ca tại Bắc Giang 5310, Bắc Ninh 1506, TP HCM 1481, Đà Nẵng 164, Lạng Sơn 104, Hà Tĩnh 79, Bình Dương 74, Nghệ An 22, Nam Định 7, Đồng Nai 3. Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay của Việt Nam là 9936.

Theo thông báo của Bộ Y tế, hôm nay, cả nước có thêm 321 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca bình phục của cả nước lên thành 5054. Số lượng ca tử vong của Việt Nam là 64.

Một lao động nữ huyện Tân Lạc ngồi trên xe chờ các lao động còn lại để về quê nhà - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2021
Cuộc giao đấu hiện nay với COVID là cam go nhất

Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 2.445.591 xét nghiệm cho 5.418.646 lượt người.

Tình hình dịch Covid-19 và vấn đề giãn cách xã hội ở TP.HCM

Ngày 19/6, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức cuộc họp khẩn để thảo luận, triển khai phương án cấp bách trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhận định về các chuỗi lây nhiễm lớn trên địa bàn cho biết, đặc điểm lớn nhất của các chuỗi lây nhiễm trong đợt dịch này là chủng virus Delta gây lây nhiễm mạnh, trong đó có sự lây nhiễm từ gia đình vào nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà đã làm cho dịch lan tỏa rất nhanh và rộng tại TP.HCM.

Lưu ý tình hình dịch bệnh hiện nay vô cùng phức tạp, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho rằng, toàn Thành phố đã nỗ lực, thực hiện nhiều biện pháp nghiêm ngặt và về cơ bản đã kiểm soát được một số chuỗi lây nhiễm nhưng vẫn chưa khống chế được dịch bệnh hiện tại.

Do đó, Bí thư Thành ủy thống nhất với đề xuất của các sở, ngành, quận, huyện về việc triển khai biện pháp mạnh hơn, quyết liệt hơn, đây là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, biện pháp căn cơ nhất vẫn là tiêm vaccine nhưng để vaccine hoạt động hiệu quả cần có thời gian. Do đó, trước mắt vẫn cần tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch triệt để và tầm soát diện rộng.

Đồng thời, theo lãnh đạo thành phố, cần có biện pháp kiểm soát và giảm bớt dòng người đến TP.HCM.

“Nâng cao mức giãn cách xã hội tại Thành phố, đối với những địa điểm, khu vực có thể đảm bảo an toàn với dịch bệnh thì thực hiện biện pháp nới lỏng hơn. Riêng hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa chỉ hạn chế khi thật sự cần thiết, tránh việc đình trệ”, Bí thư Nên lưu ý.

Cùng với đó, các lực lượng chức năng tăng cường xử lý các trường hợp vi phạm để tạo nền nếp, kỷ cương trong quá trình thực hiện phòng chống dịch bệnh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với Tiến sĩ Takeshi Kasai, Giám đốc tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Việt Nam muốn thành trung tâm sản xuất vaccine Covid-19 của khu vực
“Quyết tâm sau 1 tuần tới, Thành phố có thể khống chế được dịch bệnh. Chúng ta chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn để duy trì lợi ích lâu dài”, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình lưu ý, TP.HCM cần cân nhắc mọi tình huống có thể xảy ra, chủ động xây dựng và triển khai một số biện pháp tương xứng riêng, cụ thể, linh hoạt riêng của Thành phố để phòng, chống dịch trên địa bàn. Trong đó, siết chặt công tác quản lý, kiểm tra, rà soát các biện pháp đang triển khai.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, trước khi triển khai các biện pháp mạnh hơn, thành phố cần công bố cho người dân biết và nắm bắt rõ các thông tin về cung ứng hàng hóa thiết yếu, lượng thực, thực phẩm, giao thông đi lại để chủ động trong sinh hoạt, làm việc, tránh việc người dân hoang mang, lo lắng và tích trữ không cần thiết.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, hiện nay, Thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ với một số biện pháp tăng cường.

© Ảnh : Thanh Vũ - TTXVNPhó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Tp. Hồ Chí Minh
TP.HCM chưa giãn cách theo Chỉ thị 16, Việt Nam cần thay đổi chiến lược vaccine? - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2021
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Tp. Hồ Chí Minh

Tuy nhiên, diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn đang rất phức tạp và có nhiều điểm mới khó lường. Số ca nhiễm tăng cao, tăng nhanh và dự báo khả năng con số người nhiễm sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.

Vì vậy, việc siết chặt, nâng cao hơn mức độ của các biện pháp phòng, chống dịch đang triển khai là phù hợp với yêu cầu của tình hình hiện nay để có thể nhanh chóng kiểm soát và khống chế dịch bệnh, nhất là các chuỗi dịch chưa rõ nguồn lây.

Theo đó, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu các quận, huyện và TP. Thủ Đức cần tự rà soát, đánh giá lại năng lực y tế trên địa bàn, nhất là khả năng đáp ứng nhu cầu cách ly tập trung để tính toán phương án phù hợp ở góc độ địa phương.

Kể từ 0 giờ ngày 20/6, TP.HCM triển khai thiết lập vùng phong tỏa các Khu phố 2, 3, 4 thuộc phường An Lạc, quận Bình Tân trong thời gian 14 ngày để phòng, chống dịch bệnh.

Ngoài ra, TP. HCM cũng thiết lập vùng phong toả đối với ấp Tân Thới 2, Tân Thới 3 và một phần ấp Thới Tây 1, thuộc xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, từ 0h ngày mai 20/6.

Việt Nam cần thay đổi chiến lược về vaccine Covid-19?

Nhiều chuyên gia nêu ý kiến, Việt Nam cần sẵn sàng nguồn lực, chấp nhận trả giá bằng hoặc cao hơn thị trường quốc tế để tăng tốc nhập khẩu vaccine Covid-19.

Tiền vệ Văn Đức (trái) và Quang Hải (phải) nhận hành lý tại sân bay. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Tuyển Việt Nam về đã về đến TP HCM, 'Hộ chiếu vaccine' được phát huy tác dụng

Sáng 19/6, trường Chính sách công và quản lý Fulbright đã tổ chức buổi tọa đàm "Mở rộng nguồn tiếp cận vaccine và trách nhiệm của nhà nước", với sự tham gia của các chuyên gia chính sách, quản trị và y tế công, cùng nhau thảo luận vấn đề mở rộng nguồn tiếp cận vaccine và hàm ý đối với mục tiêu đạt được miễn dịch cộng đồng ở Việt Nam.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, TS. Vũ Thành Tự Anh dẫn khảo sát quốc tế cho thấy 98% người dân Việt Nam sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm 1 mũi cho 2 triệu người; tiêm đủ 2 mũi cho hơn 200.000 người.

"Đợt thứ tư bùng phát dịch bệnh với số ca nhiễm tăng nhanh nên Việt Nam cần thay đổi chiến lược chống dịch từ phòng thủ sang tấn công bằng vaccine. Vấn đề cấp bách hiện nay là tăng tốc nhập vaccine", ông Tự Anh nêu vấn đề.

Theo TS. Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock, Đại học Sydney (Australia), Việt Nam đã đăng ký nhận vaccine qua chương trình Covax. Nhưng từ cuối năm ngoái, đã có cảnh báo việc nguồn cung cho Covax bị thiếu hụt dù tổ chức này nỗ lực thương thuyết với các nhà cung ứng vaccine. Các công ty này thường ưu tiên bán cho những nước mua trực tiếp.

"Thời gian tới, khi số lượng sản xuất vaccine tăng lên, Covax cũng khó tự chủ được đủ nguồn vaccine cho các nước, trong đó có Việt Nam. Hơn nữa, chương trình này ưu tiên các nước có dịch bệnh phức tạp, trong khi Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh", VnExpress dẫn lời TS. Thu Anh phân tích.

Theo PGS. TS Phạm Duy Nghĩa, giảng viên cao cấp trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, các nước có mức thu nhập trung bình thấp như Việt Nam rất khó khăn trong việc tiếp cận và mua vaccine. Bởi vì nhà sản xuất thường có điều kiện không được mặc cả giá.

"Thị trường vaccine hiện nay đặc biệt bởi nhiều nước đã ứng tiền từ giai đoạn nghiên cứu nên đương nhiên được mua trước", ông Nghĩa nói.

Về phần mình, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành cho rằng, tại Việt Nam có truyền thống nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc tiếp cận, mua, nhập vaccine. Người dân được tiêm theo thứ tự ưu tiên nhằm đảm bảo công bằng và đạt miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, nhu cầu tiêm chủng hiện đang ngày càng lớn, đặc biệt là từ đợt bùng phát thứ tư, trong khi các nguồn vaccine từ Covax lại rất ít.

Do vậy, ông Thành đưa ra 3 giải pháp để Việt Nam tăng tốc nhập vaccine. Điều đầu tiên, theo ông, Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận vaccine.

GS.TS Nguyễn Thanh Long, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế thay mặt Chính Phủ Việt Nam tiếp nhận lô vaccine từ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Hoả tốc chuyển 1 triệu liều vaccine do Nhật Bản hỗ trợ vào TP HCM
"Nhà nước phải sẵn sàng nguồn lực tài chính, chấp nhận mua vaccine với giá bằng hoặc cao hơn giá trung bình trên thị trường quốc tế. Nghĩa là Việt Nam sẽ mua vaccine thương mại giá cao, để sớm có đủ lượng tiêm cho 70% dân số", ông Thành đề xuất.

Để ví dụ, Việt Nam có thể mua vaccine Pfizer đúng với giá hãng công bố là 19,5 USD/liều.

Chuyên gia cũng cho rằng, hiện nhiều nước phát triển đã tiêm đủ số lượng nên sẽ mở rộng bán vaccine cho các nước khác.

"Đàm phán mua giá cao đúng thời điểm này, Việt Nam sẽ có vaccine sớm. Chi phí mua vaccine dù rất lớn nhưng vẫn nhỏ hơn so với thiệt hại về kinh tế nếu để dịch bệnh bùng phát", ông Nguyễn Xuân Thành cho biết.

Giải pháp thứ 2, theo ông, Chính phủ và Bộ Y tế đang khuyến khích các doanh nghiệp, địa phương tham gia mua, nhập vaccine. Do đó, cần có cơ chế rõ ràng để vừa tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp mua vaccine, vừa phải có biện phápgiám sát, quản lý rủi ro.

"Nếu Chính phủ đứng ra mua vaccine, thủ tục sẽ mất nhiều thời gian. Khối tư nhân mua vaccine sẽ rút ngắn tối đa thủ tục và thời gian. Nhưng nhiều hãng sản xuất chỉ đàm phán với Chính phủ. Vì vậy, Việt Nam cần sớm hình thành cơ chế đàm phán ba bên là Chính phủ, doanh nghiệp, nhà sản xuất", chuyên gia phân tích.

Thứ ba, hiện Việt Nam đã đàm phán với nhiều hãng nhưng chưa cam kết thời gian giao hàng cụ thể. Vì vậy, Bộ Y tế cần quyết liệt thúc giục các hãng giao hàng sớm. Đồng thời, Việt Nam phải sẵn sàng trả giá cao để có được vaccine càng sớm càng tốt.

Có cùng ý kiến trên, ông Phạm Duy Nghĩa nhấn mạnh, Nhà nước phải là người dẫn dắt, huy động mọi nguồn lực tham gia mua vaccine. Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng các lô hàng nhập về, tránh tình trạng vaccine giả, quá hạn sử dụng.

"Để tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp, Chính phủ cần ban hành quy định miễn trừ trách nhiệm cho các đơn vị này, nếu vaccine đảm bảo chất lượng nhưng xảy ra phản ứng phụ. Nếu có sự cố, Chính phủ đứng ra bồi thường", TS Phạm Duy Nghĩa nêu ý kiến.

Theo bà Thu Anh, chiến dịch tiêm chủng lần này tại Việt Nam cần đảm bảo bốn tiêu chí: an toàn, hiệu quả, đạt miễn dịch cộng đồng, duy trì miễn dịch này.

COVID-19: Toàn dân huyện Đông Anh (Hà Nội) tham gia chống dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Trên 80 ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày, 'TP.HCM cần được ưu tiên cấp vaccine'

Bên cạnh các điểm tiêm chủng cố định, các địa phương cần mở thêm các điểm tiêm chủng di động nhằm tạo thuận lợi cho người dân. Cán bộ y tế cần được tập huấn, xử lý sự cố.

"Nhiều nhà dịch tễ học dự đoán vaccine không tạo miễn dịch mãi mãi,mà phải tiêm nhắc lại hàng năm. Vì vậy, Việt Nam nên lựa chọn các loại vaccine có hiệu quả với biến chủng virus phổ biến đang lưu hành trên thế giới", bà Thu Anh lưu ý.

Theo TS. Phạm Duy Nghĩa, Bộ Y tế nên tham khảo kinh nghiệm từ các nước đi trước, bởi chiến dịch tiêm chủng cho 75 triệu người dân là không hề đơn giản. Ông cũng đề nghị huy động sinh viên y khoa tham gia hộ trợ thực hiện chiến dịch này.

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành đề xuất, ngoài các đối tượng được ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, còn nên ưu tiên vaccine cho các địa phương là trung tâm kinh tế, tài chính lớn như Hà Nội, TP HCM. Đây là những nơi có đông công nhân làm tại các khu công nghiệp, có lượng lớn người lao động thường xuyên di chuyển, sinh sống, có nguy cơ lây nhiễm cao.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала