Vụ án CDC Hà Nội: Vì sao ông Nguyễn Nhật Cảm khó thoát tội?

© Fotolia / BortN66Tù trong tù
Tù trong tù - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2021
Đăng ký
Tiếp tục phiên tòa phúc thẩm vụ án CDC Hà Nội, dù xin được tiếp tục bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân và khẳng định không tư lợi, không cố tình phạm tội, nhưng cựu Giám đốc Nguyễn Nhật Cảm vẫn bị đề nghị giữ nguyên án sơ thẩm.

Chiều nay 24/6, trước khi bước vào phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra quan điểm đối với các bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội (CDC Hà Nội).

Đề nghị giữ nguyên mức án đối với cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm

Nêu quan điểm về vụ án, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, bản án mà Tòa sơ thẩm tuyên phạt là có căn cứ, đúng quy định và không oan uổng.

Mẫu được tập hợp và chuyển tới xét nghiệm tại CDC Hà Nội (ảnh chụp 31/5/2021). - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2021
Vụ nâng khống giá thiết bị tại CDC Hà Nội: Hai giáo sư xin giảm án cho ông Nguyễn Nhật Cảm

Riêng về cá nhân ông Nguyễn Nhật Cảm. VKS cho rằng, đây là người có vai trò cao nhất, chịu trách nhiệm người đứng đầu, khởi xướng và trực tiếp bàn bạc, ấn định giá thiết bị thầu.

Về điều kiện xin giảm án, VKS dẫn ra việc ông Nguyễn Nhật Cảm có học hàm PGS.TS, trong quá trình điều tra đã thành thật khai báo, ăn năn hối cải, cựu Giám đốc CDC Hà Nội cũng chưa được hưởng lợi vật chất từ vụ án. Cùng với đó, ông Cảm cũng được CDC Hà Nội và nhiều đồng nghiệp từ các địa phương khác gửi đơn xin Tòa phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt cho cựu lãnh đạo.

Tuy nhiên, theo đại diện VKS, mức án 10 năm theo sơ thẩm đối với ông Nguyễn Nhật Cảm là “có căn cứ” và hoàn toàn tương xứng với hành vi, mức độ vi phạm. Đây cũng đã là mức thấp nhất của khung hình phạt. Do đó, dù còn nhiều đơn xin giảm nhẹ nhưng VKS xét thấy chưa đủ cơ sở, căn cứ để giảm nhẹ hình phạt cho cựu Giám đốc CDC Hà Nội.

VKS nêu quan điểm bác bỏ kháng cáo vụ CDC Hà Nội

Về phần các bị cáo kháng cáo khác, đại diện Viện Kiểm sát cũng đưa ra nhiều quan điểm luận tội, đáp lại kháng cáo cụ thể.

Theo đó, bị cáo Nguyễn Vũ Hà Thanh với vai trò là Trưởng phòng Tài chính kế toán, thành viên Hội đồng tư vấn mua sắm, chọn giá hàng hóa/dịch vụ đã không làm tròn chức trách tham mưu giúp việc cho lãnh đạo các vấn đề liên quan tài chính đơn vị, đã trực tiếp ký và hoàn tất nhiều tài liệu liên quan đến việc hoàn thiện thủ tục đấu thầu nhằm mục đích kiếm lợi.

Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm (sinh năm 1963, nguyên Giám đốc CDC Hà Nội) và đồng phạm nghe đại diện Viện Kiểm sát đọc Bản cáo trạng truy tố. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.12.2020
Vụ CDC Hà Nội: Gây nguy hiểm cho xã hội, ông Nguyễn Nhật Cảm bị đề nghị 10-11 năm tù

Trong khi đó, bị cáo Đào Thế Vinh (Giám đốc Công ty MST), là đơn vị trúng thầu, với động cơ vụ lợi trực tiếp xây dựng hồ sơ dự thầu, sử dụng thủ đoạn mua đi, bán lại thiết bị nhằm nâng giá bán lên đúng như giá đã thỏa thuận.

Bị cáo Nguyễn Ngọc Quỳnh, nguyên là Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ, CDC Hà Nội được đánh giá có vai trò trong việc hợp thức toàn bộ quy trình chỉ định thầu thông thường nhằm để công ty MST trúng thầu theo giá thỏa thuận từ trước, vi phạm các quy định của Luật Đấu thầu năm 2003.

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Dung (nguyên Trưởng phòng Tổ chức hành chính, CDC Hà Nội), với chức trách, nhiệm vụ của mình đã trực tiếp ký và hoàn tất nhiều tài liệu liên quan đến việc hoàn thiện thủ tục đấu thầu, nhằm nâng khống giá thiết bị y tế.

Bị cáo Nguyễn Trần Duy (nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá Nhân Thành) đã thực hiện hành vi lập khống thủ tục, hồ sơ thẩm định giá, nhằm giúp CDC Hà Nội hợp thức hồ sơ cho MST trúng thầu trái quy định.

Quan điểm của VKS rất rõ ràng. Theo cơ quan tố tụng, các bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã thành khẩn khai báo, ăn năn, hối lỗi. Tuy nhiên, đại diện xét trên thực tế, hiện chưa có căn cứ để giảm nhẹ hình phạt sơ thẩm.

Từ đó, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên hình phạt của bản án sơ thẩm đối với các bị cáo Nguyễn Nhật Cảm và người bị hại.

Ngoài ra, đại diện Viện Kiểm sát cũng đề nghị bác đơn kháng cáo của Trung tâm CDC Hà Nội (bị hại trong vụ án) xin giảm hình phạt cho các bị cáo nguyên là cán bộ của Trung tâm này.

Ông Nguyễn Nhật Cảm xin được tiếp tục chăm sóc sức khỏe cho người dân

Trả lời thẩm vấn tại phiên tòa phúc thẩm sáng ngày 24/6, cựu Giám đốc CDC Nguyễn Nhật Cảm thừa nhận sai phạm trong việc bàn bạc, thỏa thuận với các bị cáo khác để chỉ định thầu, nâng khống giá thiết bị y tế.

Tuy nhiên, theo ông Cảm, cựu Giám đốc CDC Hà Nội không cố tình phạm tội.

Thiết bị y tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2020
Cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị truy tố

Ông cho biết, trước khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, CDC không đủ năng lực xét nghiệm sàng lọc do coronavirus còn quá mới.

UBNT TP. Hà Nội và Sở Y tế thành phố giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội kế hoạch phòng chống dịch, đào tạo nhân lực, để đảm bảo công tác phòng chống dịch trên địa bàn thủ đô.

“CDC Hà Nội đã phải gồng mình lên tham khảo, tìm hiểu thị trường, đề xuất danh mục cụ thể từ chủng loại, giá”, cựu lãnh đạo nói.

Theo lời khai của ông Cảm, dựa vào nhận định chủ quan của bản thân, nên lựa chọn nhà thầu theo hình thức thông thường sẽ khách quan hơn nhưng lại mất nhiều thời gian vì cần thông qua đủ thủ tục. Đối với gói thầu 15, bị cáo này thừa nhận là chưa khách quan.

Theo cựu Giám đốc CDC khai, bản thân lúc đó không biết đề xuất máy loại nào để mua, bị cáo rất sốt ruột, đi hỏi nhiều nơi, nhiều người.

Ông Nguyễn Nhật Cảm thừa nhận chưa có kinh nghiệm trong việc tìm hiểu thị trường máy xét nghiệm PCR tự động nên phải tham khảo thông qua một số người, các doanh nghiệp “quen biết” trong dó có Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông.

Trong quá trình liên hệ với các chủ doanh nghiệp này, ông Cảm đã cùng cấp dưới hoàn tất thủ tục chỉ định thầu cho các đơn vị tư nhân cung ứng máy xét nghiệm.

“Do quá sốt ruột nên bị cáo và cán bộ cán bộ CDC Hà Nội tập trung công tác phòng chống dịch, không tính đến các rủi ro khác”, ông Nguyễn Nhật Cảm khẳng định.
Cựu lãnh đạo CDC cũng phủ nhận thỏa thuận với bị cáo Nguyễn Thanh Tuyền (nhân viên Công ty Phương Đông) để được ăn chia 15% giá trị hợp đồng như cấp sơ thẩm quy kết.

Ông Nguyễn Nhật Cảm cũng cho rằng bị cáo không tư lợi, không cố ý phạm tội nên mong tòa phúc thẩm xem xét bối cảnh khi xảy ra vụ án, đánh giá tính khách quan để xem xét chấp nhận kháng cáo.

Ông Trương Quang Việt (bên trái) - Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội giữ chức Phó Giám đốc Phụ trách điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2020
CDC Hà Nội có lãnh đạo mới sau khi ông Nguyễn Nhật Cảm bị khởi tố

Vì máy xét nghiệm không phải hàng hóa thông thừa, các nhà đầu tư đã lợi dụng việc thiếu thông tin để nâng khống giá và đây là bản chất của vụ án.

“Bị cáo mong muốn được tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân”, ông Nguyễn Nhật Cảm nói.

Cựu lãnh đạo CDC cũng nhấn mạnh việc mong HĐXX xem xét đến thực tế nếu chậm mua máy xét nghiệm Covid-19 thì sau hơn 1 tháng đã không thể ngăn chặn được dịch.

“Nếu tuân theo đúng quy trình, việc mua thiết bị sẽ bị chậm, làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân”, ông Cảm cho biết.

Các bị cáo trong vụ án này, các cựu cán bộ CDC đều mong muốn nhanh chóng có biện pháp chống dịch, không có động cơ vụ lợi trong vụ mua bán này, các nhà thầu đã chủ động khắc phục hậu quả sau khi sự việc được điều tra làm rõ.

Mức án sơ thẩm của các bị cáo vụ án CDC Hà Nội

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, hôm 12/12/2020, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt các bị cáo trong án xảy ra ở CDC Hà Nội.

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe khử trùng cho bệnh nhân Việt Nam đến bằng COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2020
Cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị đề nghị truy tố

Trong đó, ông Nguyễn Nhật Cảm (nguyên Giám đốc) bị tuyên phạt 10 năm tù. Các bị cáo: Nguyễn Vũ Hà Thanh (nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán, CDC Hà Nội) và Đào Thế Vinh (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Vật tư khoa học và thương mại Việt Nam - MST) cùng bị tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù.

Các bị cáo: Nguyễn Thị Kim Dung (nguyên Trưởng phòng Tổ chức hành chính, CDC Hà Nội), Nguyễn Ngọc Nhất (nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển khoa học Vitech), Nguyễn Trần Duy (nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá Nhân Thành) cùng bị tuyên phạt 6 năm tù.

Nguyễn Ngọc Quỳnh (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ, CDC Hà Nội), Nguyễn Thanh Tuyền (nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông) cùng bị tuyên phạt 5 năm tù.

Bị cáo Hoàng Kim Thư (nguyên Kế toán trưởng, Phó Trưởng phòng Tài chính Kế toán, CDC Hà Nội), Lê Xuân Tuấn (cán bộ CDC Hà Nội) cùng bị tuyên phạt 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Y án 10 năm tù cho ông Nguyễn Nhật Cảm

Chiều 24/6, kết thúc phiên phúc thẩm, TAND Cấp cao Hà Nội bác đơn kháng cáo của các bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt liên quan vụ án CDC Hà Nội, tuyên y án 10 năm tù giam cho ông Nguyễn Nhật Cảm.

Ấn phẩm thông tin đồ họa của Thông tấn xã Việt Nam góp phần tuyên truyền mạnh mẽ tới người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2020
Bộ Công an bắt Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm, Việt Nam sống chung với Covid-19
Sau quá trình xét xử phúc thẩm, HĐXX không chấp nhận đơn kháng cáo của cựu Giám đốc CDC Nguyễn Nhật Cảm và 5 bị cáo còn lại gồm 3 cựu cán bộ CDC gồm Nguyễn Vũ Hà Thanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Ngọc Quỳnh và Giám đóc Công ty MST Đào Thế Vinh, Tổng Giám đốc Công ty Nhân Thành Nguyễn Trần Duy.

Dù phủ nhận được chia phần trăm khi “nâng khống” giá thầu thiết bị mua máy xét nghiệm, và khẳng định bản thân luôn làm việc quên mình, cựu Giám đốc CDC Hà Nội vẫn không được hưởng các tình tiết giảm nhẹ.

Ông Nguyễn Nhật Cảm bị TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên 10 năm về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

“Các tình tiết giảm nhẹ như ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả, gia đình có công với cách mạng, bị cáo có công phòng chống dịch đã được toà sơ thẩm xem xét nên toà phúc thẩm không xét lại”, chủ tọa cho hay.

Cùng tội danh này, các bị cáo Nguyễn Vũ Hà Thanh, Đào Thế Vinh lĩnh 6 năm 6 tháng tù. Nguyễn Thị Kim Dung và Nguyễn Trần Duy bị tuyên 6 năm tù. Nguyễn Ngọc Quỳnh 5 năm tù.

Ông Cảm bị cáo buộc người chủ mưu với vai trò đứng đầu trong vụ chỉ đạo cấp dưới hoàn thiện hồ sơ để Công ty MST trúng thầu trái pháp luật gây hậu quả thiệt hại cho Nhà nước 5 tỷ đồng.

Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng bộ Công an - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2020
Bộ Công an lên tiếng việc có thế lực ngầm bảo kê Đường Nhuệ, vụ CDC Hà Nội
Tòa xác định các bị cáo guyễn Vũ Hà Thanh và nhóm bị cáo là cựu cán bộ CDC Hà Nội chịu trách nhiệm về quá trình chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ thầu không đúng quy định. Nhóm bị cáo còn lại vì động cơ vụ lợi, đã có hành vi gian lận khi cung cấp báo giá và hồ sơ để được chỉ định thầu.

Theo HĐXX, ông Nguyễn Nhật Cảm, các cựu cán bộ CDC và đồng phạm, giúp sức trong việc cấu kết, bàn bạc, thống nhất để mua đi bán lại nhằm nâng khống giá thiết bị, vụ lợi cá nhân trong vụ mua sắm thiết bị xét nghiệm này.

HĐXX nhấn mạnh, trong khi Nhà nước tập trung mọi nguồn lực để phòng chống Covid-19, các bị cáo lại có hành vi gian lận, câu kết phạm tội gây nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan, tổ chức nên cần phạt nghiêm khắc để phòng ngừa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала