Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị quản trị toàn cầu?

© REUTERS / Tingshu WangKhách tham quan biểu tượng khổng lồ của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Yanan
Khách tham quan biểu tượng khổng lồ của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Yanan - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2021
Đăng ký
Đảng Cộng sản Trung Quốc có ý định tích cực tham gia vào quá trình cải thiện quản trị toàn cầu.
“Với tinh thần trách nhiệm đối với tương lai của cả nhân loại, chúng ta phải bảo vệ những giá trị chung của nhân loại, duy trì sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy lòng khoan dung, chấp nhận sự tồn tại của những giá trị khác nhau trong các nền văn minh khác nhau”, - nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố vào hôm thứ Ba khi phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các chính đảng trên thế giới.
© Sputnik / Dmitry Baltermants / Chuyển đến kho ảnh Mao Trạch Đông
Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị quản trị toàn cầu? - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2021
Mao Trạch Đông

Thông điệp gửi tới toàn thế giới

Nhà quan sát chính trị của Sputnik Dmitry Kosyrev nhắc nhở về việc, cách đây một tuần, vào ngày 1 tháng 6, Bắc Kinh đã tổ chức rầm rộ lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tại sự kiện này, ông Tập đã có một bài phát biểu ngắn nhưng sống động từ khán đài trên quảng trường Thiên An Môn, chính từ khán đài này Mao Trạch Đông đã tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949.

Buổi biểu diễn kỷ niệm 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2021
Có phải là đồng chí: Tại sao JCP không chúc mừng đảng Cộng sản Trung Quốc nhân mốc trăm năm?

Nhưng, một tuần trước, bài phát biểu của ông Tập trên quảng trường Thiên An Môn trước hết dành cho người dân Trung Quốc. Và bây giờ đến lượt thế giới bên ngoài. Tức là, đã đến lúc nói chuyện nghiêm túc với công chúng nước ngoài về một hiện tượng phi thường - kinh nghiệm của ĐCSTQ, mà cho dù ai đó thích hay không, đảng này đã đạt được thành công lớn nhất trong lịch sử thế giới trong việc phục hưng một cựu cường quốc từ đống đổ nát và biến nó thành quốc gia công nghiệp lớn nhất chiếm 18% nền kinh tế thế giới. Tôi xin nhắc lại, đây là một sự kiện không thể chối cãi. Câu hỏi đặt ra là như sau: những nước nào và bằng cách nào có thể áp dụng những kinh nghiệm này để phục vụ lợi ích của mình.

Thành phần những người tham gia Hội nghị thượng đỉnh rất đặc biệt. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của khoảng 10.000 đại diện, bao gồm 500 lãnh đạo cao nhất của đảng, đến từ hơn 160 quốc gia. Đây là các chính đảng và tổ chức từ lâu duy trì liên hệ với Bắc Kinh, không nhất thiết là các đảng cánh tả.

© AP Photo / Jeff WidenerCuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, năm 1989
Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị quản trị toàn cầu? - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2021
Cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, năm 1989

Mặt khác, quy chế “người được mời tham gia Hội nghị thượng đỉnh” không có nghĩa là người này sẽ được mời phát biểu. Lắng nghe là một vấn đề khác. Chỉ có 21 diễn giả.

Nhưng, cũng có một bên thứ ba - nhiều người trong số 10.000 đại diện quan tâm đến kinh nghiệm của Trung Quốc đã lên tiếng trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc và các quốc gia của họ với những bình luận bất ngờ nhất. Trên thực tế, Hội nghị thượng đỉnh kéo dài lâu hơn người ta có thể nghĩ, và Bắc Kinh đã tận dụng tối đa các cơ hội thông tin.

Kinh tế đối lập với chính trị

Lần này có gì mới? Xét theo mọi việc, điều hiển nhiên đã được xác nhận - các đảng cánh tả và các đảng phái khác trên thế giới chủ yếu quan tâm đến những thành công kinh tế của Trung Quốc, và hoàn toàn không quan tâm đến những nghiên cứu về lịch sử chủ nghĩa Mác.

Rõ ràng, rất ít người tham gia Hội nghị thể hiện sự quan tâm đến lòng trung thành với những ý tưởng của thế kỷ 19 trong thế kỷ 21. Ví dụ, ngày nay khái niệm “đấu tranh giai cấp” của đảng cộng sản chỉ làm hài lòng những người ủng hộ nhiệt thành phong trào BLM ở Mỹ, mà không làm hài lòng những người bạn của Trung Quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc Diễn văn chào mừng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2021
TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ dự Hội nghị giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các chính đảng thế giới

Và ở đây, tôi xin nhấn mạnh một trong những luận điểm nổi bật nhất của ông Tập Cận Bình (trong bài phát biểu ngày 1 tháng 7) cần được lưu ý - khác với các đảng khác, ĐCSTQ có khả năng "đối mặt với sai lầm, sửa chữa và dũng cảm tự đổi mới”. Nhân tiện, xét theo rất nhiều đánh giá của người nước và đảng viên Trung Quốc về những thành công to lớn của đất nước trên mọi lĩnh vực, có thể nhận thấy rằng, những thành tựu được đo đếm không phải từ năm 1921 hoặc năm 1949, mà là từ năm 1978, khi đảng thực sự bắt đầu "dũng cảm tự đổi mới". Tức là, khi ĐCSTQ bắt đầu tạo ra sự hợp nhất đáng kinh ngạc của chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa bảo thủ khá tư bản chủ nghĩa.

Không phải đảng nào cũng biết cách thích ứng với thực tế, kịp thời chia tay với những khái niệm bị thất bại, trong khi vẫn duy trì được đội ngũ chính trị hùng mạnh. Đảng Cộng sản Liên Xô trong những năm 80 đã không thể làm như vậy.

Nhưng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm điều đó một cách hoàn hảo và quan trọng nhất là rất kịp thời. Ở đây cần lưu ý đến một ý tưởng có lẽ là ý tưởng chính đã được nói lên tại Hội nghị thượng đỉnh và đang được thảo luận trên toàn thế giới. Ý tưởng như sau: Trung Quốc không chỉ đạt được tiến bộ ở đất nước mình. Điều chính là thành công này đã trở thành một phần, cũng có thể nói là động lực của những thay đổi cơ bản đang diễn ra trên toàn thế giới.

Tức là, thành công không chỉ là ở việc, kể từ năm 1978 khoảng 800 triệu người Trung Quốc đã thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực. Trên thực tế, ở Hoa Kỳ trong cùng thời kỳ tầng lớp trung lưu đã giảm từ 70% trong những năm 1980 xuống còn 50% ngày nay. Ngoài ra, hệ thống của Trung Quốc ít “nhạy cảm” hơn với các cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 1997 và 2008, cũng như cuộc khủng hoảng coronavirus hiện nay.

Phát sóng bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2021
Quan điểm của nhà Đông phương họс: Ai có nguy cơ "đập đầu vào tường thép" Trung Quốc?

Không phải tất cả các nước có thể áp dụng mô hình phát triển của Trung Quốc

Bây giờ tôi xin nhắc nhở về câu nói trong bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh. Về bản chất, câu nói này cho thấy rằng, bên chiến thắng - ĐCSTQ - có thể và muốn cải thiện không chỉ đất nước mình mà còn toàn thế giới, muốn làm điều đó không phải theo "mô hình Trung Quốc" duy nhất (có tính đến sai lầm của Hoa Kỳ và phương Tây cố gắng áp đặt mô hình của mình cho mọi người nhưng bị thất bại). Ngược lại, trên thế giới phải có nhiều mô hình thành công, cũng như những giá trị khác nhau, và chúng phải được tôn trọng.

Rõ ràng là sự tôn trọng đó dễ được trông đợi hơn từ phía một lực lượng chính trị đã chứng tỏ khả năng tự đổi mới, biết rút kinh nghiệm từ cả những thất bại và thành tựu của chính mình và những nước khác. Con đường dẫn đến tương lai, đến một thế giới mới là một cuộc tìm kiếm. Trên con đường này phần thắng sẽ thuộc về những người luôn tìm kiếm chứ không phải những người bị phá sản vì luôn có sẵn câu trả lời cho tất cả các câu hỏi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала