Làm sao để TP.HCM trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế?

© Depositphotos.com / Vietnam_imagesThành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2021
Đăng ký
Văn phòng Chính phủ (VPCP) đã có thông báo truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về việc đưa thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thành trung tâm tài chính khu vực và thế giới.

Văn phòng Chính phủ cũng lưu ý, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ và kiểm tra, giám sát TP Hồ Chí Minh để xây dựng Đề án có chất lượng và khả thi.

Thúc đẩy TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Ngày 8/7, Văn phòng Chính phủ có thông báo riêng trong đó truyền đạt lại ý kiến của đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại cuộc họp về vấn đề xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP Hồ Chí Minh.

TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2020
TP.HCM và mục tiêu thành trung tâm kinh tế tài chính của châu Á năm 2045

Theo đó, ngày 26/6, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ tại TP Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cùng Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP Hồ Chí Minh. 

Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình kết luận: Báo cáo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua đã xác định phương hướng, nhiệm vụ giải pháp phát triển đối với TP Hồ Chí Minh, trong đó có nhiệm vụ “nghiên cứu và thiết lập cơ chế đặc thù thúc đẩy phát triển TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế”.

Do đó, việc nghiên cứu, lập Đề án xây dựng trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực và quốc tế tại TP Hồ Chí Minh là có cơ sở, cần thiết và cần sớm triển khai thực hiện để hình thành trung tâm tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cần làm gì để xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực?

Chính phủ giao UBND TP Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp, ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Minh Khải và ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án theo nhiệm vụ được giao tại văn bản số 2726/VPCP-KTTH ngày 22/4/2021 của Văn phòng Chính phủ.

Trong đó, lưu ý một số nội dung như nghiên cứu, làm rõ nội hàm trung tâm tài chính hiện đại, cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn khách quan về phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của nhà đầu tư trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, kết nối, liên kết phát triển sản xuất kinh doanh, các loại hình thương mại, dịch vụ... hiện đại trong thời đại kinh tế số để xác định rõ TP Hồ Chí Minh hội đủ, đáp ứng các điều kiện để xây dựng và hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế theo chủ trương của Đảng.

Tòa nhà Landmark 81 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2019
TP.HCM có thể trở thành trung tâm tài chính toàn cầu

Cùng với đó, TP.HCM cũng cần rà soát khung khổ pháp lý, thể chế, chính sách liên quan đến hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế để đề xuất cấp thẩm quyền bổ sung, ban hành mới.

Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia, phối hợp chặt chẽ với UBND TP Hồ Chí Minh để chủ động đề xuất các cơ chế vượt trội, thông thoáng để thu hút nhà đầu tư theo đúng chủ trương đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định.

Nghiên cứu, xác định quy mô của trung tâm tài chính hiện đại phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trong đó tập trung vào 3 nội dung đột phát về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. 

Trong đó xác định thể chế là nội dung quan trọng, cần đảm bảo cơ sở pháp lý đầy đủ, công khai, công bằng, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, nhất là về các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, đất đai, thuế, bảo hiểm, xuất nhập cảnh, cơ chế xử lý tranh chấp, cơ chế trọng tài, tòa án và pháp luật áp dụng...

Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ về giao thông, đất đai, quy hoạch, phát triển công nghệ thông tin với lộ trình, quy mô phù hợp, tính đến cả tầm nhìn phát triển dài hạn.

Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua phát triển đồng bộ các trường đại học, viện nghiên cứu... đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Nghiên cứu lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm, có khả năng kết nối với các tập đoàn tài chính, các quỹ, các nhà đầu tư lớn trên thế giới để tham gia trong quá trình lập Đề án và đầu tư vào trung tâm tài chính theo quy định pháp luật trong tương lai.

Cùng với đó, Chính phủ yêu cầu nghiên cứu các bài học thành công trong việc phát triển và vận hành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Về tổ chức thực hiện, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hồ Chí Minh xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, đòi hỏi quyết tâm chính trị rất cao để nắm bắt cơ hội xây dựng trung tâm tài chính khu vực, hướng tới là trung tâm tài chính quốc tế, trong đó tập trung tạo sự đồng thuận và ủng hộ xã hội.

“Kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về quá trình tổ chức thực hiện, những vấn đề phát sinh”, Văn phòng Chính phủ lưu ý.

Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ và kiểm tra, giám sát TP Hồ Chí Minh để xây dựng Đề án có chất lượng và khả thi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала