Nghị viện châu Âu khiến quan hệ EU-Trung Quốc xấu đi trước Thế vận hội Bắc Kinh

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhCờ của Liên minh Châu Âu và CHND Trung Hoa
Cờ của Liên minh Châu Âu và CHND Trung Hoa - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.07.2021
Đăng ký
Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các lãnh đạo của EU từ chối lời mời của Trung Quốc đến dự Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022.

Các chuyên gia cho rằng, hành vi phi thể thao của châu Âu trước Thế vận hội có thể gây ra hiệu ứng boomerang, và nhấn mạnh rằng, lời kêu gọi tẩy chay ngoại giao Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh là một hành động đê tiện nhằm bôi nhọ, gây mất uy tín Trung Quốc bằng cách chính trị hóa thể thao.

Làm chuyện uổng công vô ích

Nghị viện châu Âu đã kêu gọi các tổ chức EU và các quốc gia thành viên từ chối lời mời của Trung Quốc gửi đến các đại diện chính phủ và các nhà ngoại giao tới dự Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022. Nghị quyết không mang tính ràng buộc pháp lý đã được thông qua vào thứ Năm ngày 8 tháng 7. Các quan chức EU và các quốc gia thành viên được kêu gọi từ chối tất cả các lời mời chính phủ và ngoại giao của Trung Quốc tới dự Thế vận hội Mùa đông 2022, trừ khi Bắc Kinh có các động thái "cải thiện" tình hình nhân quyền ở các khu vực như Hong Kong, Tân Cương, Tây Tạng và những khu vực khác của Trung Quốc.

© AP Photo / Ng Han GuanKhách du lịch trên nền biểu tượng của Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2022
Nghị viện châu Âu khiến quan hệ EU-Trung Quốc xấu đi trước Thế vận hội Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.07.2021
Khách du lịch trên nền biểu tượng của Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2022

Theo nghị quyết mới, quyết định trước đó tạm dừng thỏa thuận đầu tư của EU với Trung Quốc sẽ vẫn bị đóng băng cho đến khi Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt các nghị sĩ EU.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2021
Nhật Bản đẩy EU vào cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Alexander Lomanov, phó giám đốc Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO) nhận xét rằng,  với những hành động như vậy nhằm chống lại Trung Quốc phương Tây không thể đạt thành công:

"Trung Quốc đang trải qua một giai đoạn rất quan trọng và cốt yếu, kéo dài từ lễ kỷ niệm 100 năm ĐCSTQ được tổ chức gần đây cho đến Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được tổ chức vào mùa thu năm 2022. Trong tình hình hiện tại, Trung Quốc sẽ không nhượng bộ cơ bản nào với phương Tây. Điều này là khá rõ ràng. Do đó, những nỗ lực thay đổi chính sách của Trung Quốc với sự trợ giúp của các biện pháp gây áp lực có rất ít cơ hội thành công và thực tế là uổng công vô ích trong giai đoạn này. Sự đối đầu giữa Trung Quốc và phương Tây trong lĩnh vực tư tưởng và chính trị sẽ không biến mất. Ngược lại, cuộc đối đầu đang gia tăng, nên tôi có thể dự đóan rằng, thứ nhất, các quan chức phương Tây sẽ không tới dự Thế vận hội Bắc Kinh. Thứ hai, thỏa thuận đầu tư sẽ vẫn bị đóng băng trong một thời gian rất dài. Về nguyên tắc, Trung Quốc không cần các quan chức này và không cần thỏa thuận này. Tất nhiên, Bắc Kinh đánh giá cao các sự kiện thể thao quốc tế có quy mô lớn. Đây là cơ hội để giới thiệu đất nước mình trên trường quốc tế với tư cách là một cường quốc có vị thế toàn cầu quan trọng, để thể hiện sức hấp dẫn của nước mình".

Những hành động phi thể thao

Các chính trị gia phương Tây và các lực lượng chính trị cấp tiến sẽ cố gắng hết sức để làm hỏng bầu không khí của Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, chuyên gia Alexander Lomanov nói. Đây là một ví dụ về trò chơi quyền lực ở đấu trường Olympic. Những hành động phi thể thao của châu Âu trước thềm Thế vận hội có thể gây ra hiệu ứng boomerang, chuyên gia cảnh báo:

Những người trẻ tuổi gần tháp Olympic Bắc Kinh ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2021
Trung Quốc có thể trả đũa các thủ đoạn phi thể thao của phương Tây trước Thế vận hội Bắc Kinh
"Trung Quốc sẽ không bỏ qua hành động này nhằm chống lại Thế vận hội. Chắc chắn rằng, Bắc Kinh sẽ hành động đáp trả. Phương Tây sẽ rất ngạc nhiên nếu chính Trung Quốc thực hiện những hành động phi thể thao chống lại họ. Điều này có thể xảy ra nếu phương Tây gây ra áp lực quá mạnh ở mức độ mà Trung Quốc không thể chấp nhận được. Bắc Kinh có thể áp dụng những biện pháp đáp trả về mặt chính trị và những phương pháp tác động kinh tế. Hoặc những biện pháp đối xứng, ví dụ, không cho phép một số quan chức châu Âu tham gia những sự kiện ở Trung Quốc".

Lời kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh là một hành động đê tiện nhằm bôi nhọ, gây mất uy tín Trung Quốc bằng cách chính trị hóa thể thao. Chuyên gia Zheng Anguang, Phó Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh, nói với Sputnik. Ông cho rằng, nghị quyết này của Nghị viện châu Âu là một ví dụ về việc một số chính trị gia châu Âu hành động như tay sai của các lực lượng cực hữu chống Trung Quốc ở Hoa Kỳ:

"Nghị viện châu Âu đã thông qua nhiều nghị quyết chống Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng, các nghị sĩ chống Trung Quốc có tâm lý Chiến tranh Lạnh, họ coi Trung Quốc là kẻ thù. Họ không tìm cách cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và EU, không đóng góp vào sự phát triển toàn diện của quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và EU. Ngược lại, họ tiếp tục kích động tranh chấp, tạo ra các vấn đề chống Trung Quốc, phá hủy sự phát triển ổn định và lành mạnh của mối quan hệ giữa Trung Quốc và EU. Đồng thời, rõ ràng là một số chính trị gia châu Âu sẵn sàng hoạt động như tay sai của các thế lực cánh hữu chống Trung Quốc tại Hoa Kỳ thay vì bảo vệ các lợi ích của châu Âu, thay vì tuân thủ chính sách đối ngoại độc lập và cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Lời kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh là một nỗ lực lén lút nhằm làm mất uy tín của Trung Quốc bằng cách chính trị hóa thể thao. Các cuộc tẩy chay Thế vận hội Olympic được dùng trong ngoại giao Chiến tranh Lạnh đã cho thấy rõ rằng, tẩy chay chỉ tạo ra những mâu thuẫn và bất đồng mới, không mang lại lợi ích gì cho thế giới và nhân loại. Những thủ đoạn chính trị như vậy chỉ là uổng công vô ích".

Phái đoàn Trung Quốc tại EU đã gọi nghị quyết của Nghị viện châu Âu là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cáo buộc các nước can thiệp vào công việc nội bộ của họ, cáo buộc một số người cố gắng gây rối và phá hoại Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh “vì động cơ chính trị”, phản đối "chính trị hóa thể thao".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала