Hoa Kỳ biến châu Âu thành chư hầu để chống Nga và Trung Quốc

© Sputnik / Igor Mikhalev / Chuyển đến kho ảnhQuốc hội Hoa Kỳ
Quốc hội Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Châu Âu đã biến thành vũ đài dành cho Hoa Kỳ khi phía Mỹ không thấy cần phải tính đến lợi ích của các đồng nghiệp nước ngoài ở bên kia đại dương. Đó là nhận xét của chuyên gia khoa học chính trị Bồ Đào Nha Bruno Maçães trong bài viết đăng trên tạp chí Politico.

Sự sụp đổ của cộng đồng xuyên Đại Tây Dương

Như, điều này dẫn đến sự sụp đổ của cộng đồng xuyên Đại Tây Dương tác giả lưu ý, hiện nay do mọi sự thiên về phía có lợi cho Washington, người châu Âu đang dần mất tính độc lập, điều này dẫn đến sự tan rã của cộng đồng xuyên Đại Tây Dương. Đối với Hoa Kỳ, khu vực này có ý nghĩa quan trọng cho cuộc đối đầu chống Nga và Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2020
Bộ trưởng Quốc phòng Nga: NATO muốn quay lại đối đầu như thời Chiến tranh Lạnh

Chẳng hạn, ông Bruno Maçães dẫn tuyên bố gần đây của nhà sử học Luuk van Middelaar. Theo quan điểm của nhà khoa học này, châu Âu trong quan hệ với Mỹ đang chuyển từ quy chế đối tác sang địa vị chư hầu.

Chia sẻ quan điểm như vậy còn có Tổng Thư ký thứ nhất của Cơ quan Liên hệ Đối ngoại châu Âu Pierre Vimont, người cho rằng khái niệm về một châu Âu chư hầu đang ngày càng trở nên thực tế hơn.

«Châu Âu hôm nay giống như một vũ đài hơn là cầu thủ», -  nhà khoa học chính trị nói thêm.

Theo lời ông, hiện hữu mấy nguyên nhân của tình trạng này. Trước hết, liên quan đến sự thay đổi cấu hình lực lượng trên trường thế giới, nơi Trung Quốc đã thay chỗ Nga ở tư cách là đối thủ chính của nước Mỹ.

«Châu Âu còn ở xa trung tâm sự kiện. Ngược lại, Nhật Bản và Ấn Độ đã trở nên quan trọng hơn», - chuyên gia Bruno Maçães giải thích.

Ngoài ra, châu Âu không còn sở hữu tiềm lực kinh tế và quân sự như trước, do đó, trong trường hợp bị Nga hoặc Trung Quốc tấn công, họ khó có thể chống lại trong thế đơn độc, - ông Maçães nhận xét.

George Friedman  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Nga "chiếm đoạt niềm tin" của châu Âu như thế nào theo cái nhìn của Mỹ?

Thêm vào đó, Washington cảm nhận điểm yếu của mình khi so với Washington thì Bắc Kinh đã vượt quá 70% về sản xuất, trong khi trước kia Liên Xô chưa bao giờ vượt hơn 40%.

Tác giả nhấn mạnh: «Sự xuất hiện của một đối thủ mạnh ngang cơ sẽ dẫn đến thực tế là nước Mỹ sẽ ít hào phóng hơn trong khi tính con buôn lộ rõ nhiều hơn», - tác giả nhấn mạnh.

Ông kết luận rằng trên «sinh lộ» của mình, Hoa Kỳ đang tiến về phía cuộc Chiến tranh Lạnh mới, trong khi chờ đợi châu Âu chắc hẳn là cảnh «hoàng hôn» địa chính trị.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала