Chuyên gia bình luận tuyên bố của Thị trưởng Miami về khả năng Mỹ không kích Cuba

© REUTERS / MARIA ALEJANDRA CARDONAEmigres in Little Havana wave American and Cuban flags as they react to reports of protests in Cuba against the deteriorating economy, in Miami, Florida, U.S., July 11, 2021
Emigres in Little Havana wave American and Cuban flags as they react to reports of protests in Cuba against the deteriorating economy, in Miami, Florida, U.S., July 11, 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Tuyên bố của Thị trưởng Miami Francis Suarez về khả năng không kích Cuba cho thấy ông này là một chính trị gia kém thông minh, và hoàn toàn là những lời vô căn cứ, Alexander Gusev, nhà khoa học chính trị, Giám đốc Viện Kế hoạch Chiến lược nhận định.

Khả năng Mỹ không kích Cuba

Trước đó, Suarez giải thích rằng ông không kêu gọi tiến hành các cuộc không kích chống lại Cuba, mà chỉ nói như một ví dụ rằng chính quyền Mỹ đưa ra phản ứng như vậy trước nhiều sự cố khác nhau ở mọi nơi trên thế giới. Ông nói rằng các chính quyền khác nhau đang xem xét các lựa chọn khác nhau ở các chiến trường khác nhau trên khắp thế giới. Đồng thời, chính trị gia này tích cực ủng hộ những người biểu tình xuống đường không chỉ ở Havana, mà còn ở Miami với các khẩu hiệu của Cách mạng Cuba "Cuba Libre".

Bắt giữ người tham gia biểu tình chống chính phủ ở Havana, Cuba - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Biểu tình và bạo loạn ở Cuba vẫn tiếp tục
"Đây là những tuyên bố của một chính trị gia kém phần thông minh, ông ấy không có thẩm quyền để giải quyết những vấn đề như vậy, ít khả năng Hoa Kỳ hành động theo những phương pháp như vậy, mặc dù trong lịch sử có nhiều ví dụ về những cuộc không kích như vậy", - ông Gusev nói.

Nhà khoa học chính trị lưu ý rằng Hoa Kỳ thực sự có lợi ích trong những cuộc biểu tình phát sinh không chỉ ở Cuba, mà còn ở các quốc gia khác, đặc biệt ở các quốc gia nằm gần biên giới Hoa Kỳ. Ông dẫn ví dụ cuộc xâm lược Grenada năm 1983 của Hoa Kỳ.

"Nhưng bây giờ thời thế đã thay đổi, và Hoa Kỳ đang hành động khác đi vì hiểu rằng sẽ có lợi nếu duy trì ngọn lửa âm ỉ ở các quốc gia nằm gần biên giới, bởi vì nhiều người Mỹ đã có tài sản tư nhân ở Cuba, cho đến năm 1958, họ coi Hòn đảo Tự do là của mình, và tận đến giờ vẫn để mắt đến", - chuyên gia giải thích.

Theo ông, các cuộc biểu tình đã luôn và sẽ xảy ra, cần sẵn sàng trước tình trạng này vì sẽ luôn có những người bất mãn.

"Bất cứ nơi nào có biểu tình, hãy tìm dấu vết của người Mỹ",-  ông Gusev nhấn mạnh.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала