"Nguồn phát thải nghiêm trọng": Những khu rừng lớn nhất thế giới trở nên nguy hiểm

© AP Photo / Leo CorreaСháy rừng Brazil
Сháy rừng Brazil  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Đăng ký
Rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil, khu rừng lớn nhất thế giới, đã trở thành mối đe dọa đối với môi trường. Lượng khí carbon dioxide thải ra từ các đồn điền tự nhiên do cháy rừng và phá rừng lớn đã vượt quá lượng khí thải độc hại từ không khí mà cây cối hấp thụ, tờ The Guardian viết.

Phát thải chứ không phải hấp thụ carbon dioxide

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà môi trường học, khu rừng khổng lồ cách đây 10 năm là nơi hấp thụ mạnh mẽ khí CO2 từ môi trường, gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, nhưng  giờ đây chính nó dẫn đến khủng hoảng khí hậu. Rừng Amazon bắt đầu tạo ra một tỷ rưỡi tấn khí nhà kính hàng năm, trong khi chỉ hấp thụ có nửa tấn từ không khí.

Phá rừng ở Brazil - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2021
Những khu rừng lớn nhất thế giới sẽ được quân đội bảo vệ

Rừng nhiệt đới đã trở thành một nguồn phát thải đáng kể do các vụ cháy và tình trạng nông dân phá rừng để dọn đất trồng đậu tương hoặc chăn nuôi. Nguyên nhân thứ hai dẫn đến sự thay đổi hệ sinh thái rừng mà các nhà khoa học nêu ra là hạn hán bất thường do các vấn đề khí hậu toàn cầu gây ra.

“Đốt gỗ tạo ra lượng CO2 nhiều hơn khoảng ba lần so với lượng CO2 mà gỗ có thể hấp thụ. Một tin xấu khác là những nơi mà rừng bị phá từ một phần ba diện tích trở lên, lượng khí thải carbon cao hơn gấp mười lần so với những nơi tỷ lệ phá rừng ít hơn 20%”, - trưởng nhóm nghiên cứu Luciana Gatti thuộc Viện Vũ trụ Quốc gia Brazil cho biết.

Dữ liệu về lượng khí thải carbon dioxide từ rừng Amazon được thu thập bằng máy bay ở độ cao 4,5 nghìn mét. Các nghiên cứu trước đây được thu thập từ vệ tinh chỉ ra rằng những khu rừng lớn nhất thế giới đang biến thành một nguồn CO2 nghiêm trọng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала