Người Nga sẽ được biết nhiều hơn về các hậu duệ của Tiên Rồng

© Depositphotos.com / AlexGukBOHình ảnh con rồng Việt Nam trên cột
Hình ảnh con rồng Việt Nam trên cột - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2021
Đăng ký
Hiện nay, sách Việt Nam bằng tiếng Nga là thứ hiếm có và là món quà rất quý.

Đã qua lâu rồi cái thời các bản dịch tác phẩm của các nhà kinh điển Nga và nhà văn Liên Xô có mặt trên các kệ sách ở Việt Nam, còn cư dân Liên Xô từ Kaliningrad đến Vladivostok đều có thể làm quen với những câu chuyện cổ tích và truyền thuyết Việt Nam, văn xuôi và thơ bằng tiếng Nga từ bộ 15 tập «Thư viện văn học Việt Nam» và hàng chục ấn phẩm khác. Những năm gần đây, số lượng sách dịch có thể đếm được trên đầu ngón tay. Mới nhất là tuyển tập «Tiếng chuông trôi trên sông», phát hành năm 2019. Cuốn sách gồm những câu chuyện được viết vào những năm 90 của thế kỷ trước và những thập niên đầu của thế kỷ này, dưới ngòi bút của những tác giả thuộc thế hệ cựu trào và cả người viết trẻ. Tất cả những câu chuyện này đều do dịch giả-chuyên gia Việt Nam học Igor Britov chuyển ngữ sang tiếng Nga. Trong nhiều năm, Igor Britov là một nhà báo xuất sắc nhất của Đài phát thanh Matxcơva, sau đó là Đài «Tiếng nói nước Nga», và hiện nay ông dạy tiếng Việt tại các trường đại học của Matxcơva. Igor Britov hiện là dịch giả làm việc tích cực nhất với văn học Việt Nam đương đại.

© Ảnh : ММАDịch giả-chuyên gia Việt Nam học Igor Britov
Người Nga sẽ được biết nhiều hơn về các hậu duệ của Tiên Rồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2021
Dịch giả-chuyên gia Việt Nam học Igor Britov

Hướng dẫn về bức tranh ngôn ngữ của thế giới người Việt

Và giờ đây chúng ta có cuốn sách mới của Britov «Hiểu ngôn ngữ của con cháu Rồng Tiên như thế nào», và là ấn phẩm rất độc đáo. Đây không chỉ đơn thuần là bản dịch truyện, tiểu thuyết hay thơ ca. Đây là cuốn sách tham khảo đầu tiên ở nước Nga dành cho việc dịch văn học Việt Nam sang tiếng Nga. Sách là công trình của các đồng tác giả  Igor Britov và Nguyễn Thị Hải Châu - giảng viên người Việt đang làm việc tại Trường Kinh tế Cấp cao Matxcơva. Và mặc dù sách được soạn trước hết dành cho các sinh viên Nga của ngành Việt Nam học, nhưng như đề từ trên trang đầu, «đây là cuốn sách hữu ích dành cho tất cả những ai chú ý đến các vấn đề dịch thuật, học ngoại ngữ và quan tâm đến Việt Nam».

Книжный фестиваль Красная площадь. День третий - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2020
Phát hành cuốn sách mới về Việt Nam và Đông Nam Á tại Moskva

Quả thực là như vậy. Qua cuốn sách này ta không chỉ được đọc về những bí quyết và khó khăn khi dịch tiếng nước ngoài nói chung, mà còn được biết rất nhiều về Việt Nam - lịch sử, phong tục và truyền thống, về tinh thần của người dân được truyền tải phản ánh trong ngôn ngữ, về ảnh hưởng của quan niệm nhị nguyên âm dương đối với ngôn ngữ...Người đọc được làm quen với những đặc thù của đại từ nhân xưng trong tiếng Việt và  quy tắc của phép hoán dụ, được biết về hệ thống thước đo, tiền bạc và thời gian của Việt Nam, có hình dung về bức tranh ngôn ngữ của thế giới người Việt. Các tác giả kể về lịch sử các bản dịch văn học Việt Nam, về những phức tạp và đặc thù của công việc lao động sáng tạo này, gắn với sự khác biệt như vậy của tiếng Nga và tiếng Việt, sự khác biệt trong đặc điểm tâm lý của hai dân tộc. Có vẻ như tất cả những điều này đều là những luận đề nghiêm túc và khá chuyên sâu. Nhưng cuốn sách lại được viết bằng thứ ngôn ngữ sống động và hấp dẫn đến mức đã mở ra là không thể rời mắt. Tài năng báo chí và óc tưởng tượng bay bổng của Igor Britov đã giúp ông biến những tri thức khoa học phức tạp trở nên dễ hiểu và thú vị. Trong cuốn sách dẫn ra nhiều ví dụ về bản dịch tác phẩm của các nhà văn Việt Nam, do chính tác giả và các bậc tiền bối nổi tiếng chuyển ngữ.

Cần thiết cho cả giảng viên và sinh viên

Tầm quan trọng và cần thiết của cuốn sách này thể hiện trước hết qua đánh giá của đối tượng chủ yếu mà sách nhắm đến là các giảng viên dạy tiếng Việt. Đây là ý kiến ​​của PGS-TS Elena Zubtsova từ Khoa Dịch thuật Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Matxcơva:

Một cô gái ở tỉnh Lào Cai, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2020
Đất nước Việt Nam mới trong mắt nhà báo Nga
«Tại các trường đại học Nga thông thường người ta dịch chủ yếu là các văn bản chính trị và kinh tế, trong khi các tác phẩm văn học thì lại đòi hỏi một cách tiếp cận khác. Cuốn sách tham khảo đầu tiên về phương pháp dịch văn học này chắc chắn sẽ là sự trợ giúp vô giá cho các nhà sư phạm khi đào tạo các phiên dịch viên tiếng Việt. Còn đối với các sinh viên ngành Việt Nam học, sách rất hữu ích bởi không chỉ giúp tạo lập phát triển kỹ năng dịch thuật, mà còn cải thiện trình độ ngôn ngữ của họ và mở rộng chân trời kiến ​​thức văn hóa».

Cuốn sách là bước đột phá trong chuyên ngành nghiên cứu Việt Nam học hiện đại, - đó là nhận xét của PGS-TS Tatiana Filimonova từ Khoa Ngữ văn Viện Các nước Á-Phi thuộc ĐHTH Quốc gia Matxcơva Lomonosov:

«Trong chuyên ngành khoa học nghiên cứu Việt Nam chưa từng có cuốn sách nào như vậy, và tôi hy vọng rằng sách sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển về lý luận và thực tiễn dịch thuật văn học. Cuốn sách được viết dưới dạng các bài học hấp dẫn, mỗi bài đều kèm những bài tập thú vị cho phép ta sử dụng tài liệu của bài giảng vào thực tế và buộc sinh viên phải huy động khả năng sáng tạo, kiến ​​thức, tầm nhìn và trí tưởng tượng của mỗi cá nhân. Và đây là chiêu thức sư phạm cực kỳ hữu ích». 
© Ảnh : A.SavinViện các nước Á Phi (IAAS) tại Moscow
Người Nga sẽ được biết nhiều hơn về các hậu duệ của Tiên Rồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2021
Viện các nước Á Phi (IAAS) tại Moscow

Xin chân thành chúc mừng người bạn và đồng nghiệp Igor Britov của chúng tôi  về thành tựu xuất bản cuốn sách tham khảo tuyệt vời mà ông đã tập trung làm việc suốt mấy năm. Hy vọng rằng cuốn sách bổ ích này sẽ thu hút các nhà khoa học trẻ nghiên cứu về Việt Nam, rồi thông qua nỗ lực của họ, bạn đọc và công chúng Nga sẽ có dịp làm quen với nhiều tác phẩm mới của nền văn học Việt Nam phong phú.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала