Bộ Nội vụ nói gì về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh?

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpThứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng phát biểu khai mạc.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Các tỉnh dân số dưới 700.000, diện tích dưới 2.500 km2, riêng tỉnh miền núi dưới 450.000 người và dưới 4.000 km2, có thể được xem xét sáp nhập từ năm 2026.

Tạo điều kiện cho các địa phương phát triển kinh tế - xã hội

Dự thảo tổng kết thực hiện Nghị quyết 1211 về tiêu chuẩn đơn vị hành chính, phân loại đơn vị hành chính và Nghị quyết 653 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2019-2021, đang được Bộ Nội vụ công bố xin ý kiến nhân dân.

Về thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, ngày 17/7, người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, Bộ đề xuất sửa đổi Nghị quyết theo hướng, mỗi tỉnh vùng cao phải đảm bảo tiêu chuẩn 900.000 người và diện tích tự nhiên từ 8.000 km2 trở lên. Trường hợp tỉnh có diện tích tự nhiên rộng hơn 150% trở lên so với mức tiêu chuẩn chung (hơn 12.000 km2) thì quy mô dân số được giảm 25% (trên 700.000 người). Ông Minh nói:

"Những tỉnh chưa đạt 50% một trong hai tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số, và tiêu chuẩn còn lại chưa đạt 100% sẽ thuộc diện xem xét sáp nhập".
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpChánh Văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí.
Bộ Nội vụ nói gì về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh? - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2021
Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí.

Tỉnh nào làm điểm sẽ trình các cấp có thẩm quyền xem xét cụ thể từng trường hợp. Qua đó, các tỉnh không phải miền núi cần đạt quy mô dân số từ 1,4 triệu và diện tích tự nhiên từ 5.000 km2 trở lên. Thành phố thuộc thành phố (như thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM) phải có quy mô từ 250.000 người và diện tích tự nhiên từ 150 km2 trở lên...

Nhằm tạo điều kiện cho các địa phương phát triển kinh tế - xã hội, sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ đề xuất sáp nhập điểm một số đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ, mật độ dân số đông, có khó khăn về quỹ đất dành cho không gian phát triển hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Dựa vào kinh nghiệm đã từng sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội

Theo Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Bộ được Chính phủ giao tổng kết thực hiện hai Nghị quyết 1211 và 653; đề xuất tổng thể việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã và tiến tới thí điểm đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ông Minh nói thêm:

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2021
Chủ tịch UBND TP.HCM: “Thủ Đức phải đặt mục tiêu vượt quận 1 về thu ngân sách”

"Không phải nói sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh là làm ngay trong năm 2022 mà cần thời gian để xây dựng đề án".

Lộ trình cụ thể được chia thành nhiều giai đoạn. Đầu tiên, trong năm 2021, Bộ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc sửa đổi Nghị quyết trong tháng 8.

Sang tháng 9, căn cứ các tiêu chuẩn đơn vị hành chính mới, Bộ xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã và xây dựng kế hoạch lập đề án sáp nhập một số tỉnh không đạt tiêu chuẩn diện tích, dân số. Dự kiến quý I/2022 ban hành kế hoạch; từ 2022 đến 2025, Bộ xây dựng đề án.

Ông Minh cho biết sau khi có đề án, Bộ sẽ báo cáo các cấp có thẩm quyền trước khi hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua:

"Khi xây dựng đề án, chúng tôi phải tổ chức hội nghị, hội thảo, khảo sát, điều tra, đánh giá tác động nhiều chiều. Quá trình này sẽ được làm thận trọng".

Việc sáp nhập quy mô cấp tỉnh tác động đến nhiều mặt. Ngoài tiêu chí về diện tích, dân số, cơ quan chức năng còn phải tính tới tính chất đô thị, văn hóa, truyền thống, quốc phòng, an ninh...

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ được thực hiện từ năm 2026. Sau thời gian làm điểm, dự kiến đến năm 2030, cả nước sẽ hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp phù hợp với tiêu chuẩn đã được sửa đổi, bổ sung và phù hợp với quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của cả nước. Chánh văn phòng Bộ Nội vụ thông tin:

Hồ Hoàn Kiếm ban đêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2019
Hà Nội xin chưa sáp nhập các phường ở phố cổ

"Kinh nghiệm sáp nhập Hà Nội với Hà Tây phải qua hai nhiệm kỳ mới hoàn tất. Trong đó nhiệm kỳ thứ nhất xây dựng đề án, trình các cấp có thẩm quyền; nhiệm kỳ thứ hai Quốc hội mới thông qua".

Theo thống kê, hiện Việt Nam có 10 tỉnh, thành phố có diện tích tự nhiên nhỏ nhất cả nước, bao gồm:

Bắc Ninh 822,7 km2; Hà Nam 860,5 km2, Hưng Yên 926 km2, Vĩnh Phúc 1.238,6 km2, TP Đà Nẵng 1.285,4 km2, Ninh Bình 1.378,1 km2, TP Cần Thơ 1.409 km2, Vĩnh Long 1.475 km2, Hải Phòng 1527,4 km2, Thái Bình 1.570,5 km2.

Các tỉnh có dân số dưới 700.000 người theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019 của Tổng cục Thống kê, gồm Bắc Kạn 313.905, Lai Châu 460.196, Cao Bằng 530.341, Kon Tum 540.438, Ninh Thuận 590.467, Điện Biên 598.856, Đăk Nông 622.168, Quảng Trị 632.375.

Bộ Nội vụ chưa đề nghị sáp nhập bất cứ một tỉnh nào

Tuy nhiên, theo cập nhật mới nhất trong cuộc họp sáng 19/08 về việc cung cấp thông tin cho báo chí về các nội dung phục vụ kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng khẳng định chưa đề nghị lên Chính phủ và các cấp có thẩm quyền xem xét, sáp nhập bất cứ một đơn vị hành chính cấp tỉnh nào. Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết:

"Đây là một vấn đề quan trọng, cần được nghiên cứu thấu đáo, thận trọng, kỹ lưỡng trên cơ sở lý luận và thực tiễn".
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpThứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng phát biểu
Bộ Nội vụ nói gì về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh? - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2021
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng phát biểu

Qua đó, Bộ Nội vụ đang tập trung nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn của đơn vị hành chính trên cơ sở tổng kết Nghị quyết số 1211/2016 và tổng kết thực tiễn việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021 theo Nghị quyết số 653/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cần phải lấy ý kiến rộng rãi, qua nhiều vòng.

Đây là nhiệm quan trọng cần ưu tiên thực hiện nhằm tham mưu cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi một số điều quy định về tiêu chuẩn và phân loại đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.

Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi, bổ sung này mới chỉ là bước đầu, ngoài 2 tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số còn một số vấn đề như vị trí địa chính trị, lịch sử, văn hóa, truyền thống và lối sống của cộng đồng dân cư, yếu tố về an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, quy hoạch vùng và quốc gia, yêu cầu phát triển kinh tế, lối sống cộng đồng dân cư.

Do vậy, ông Thăng cho biết, vấn đề này rất cần phải lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương cũng như ý kiến của người dân để tổng hợp đầy đủ thông tin làm cơ sở hoàn thiện dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211/2016 để sớm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Trên cơ sở tiêu chuẩn của đơn vị hành chính được Ủy ban Thường vụ Quốc khóa XV thông qua, Bộ Nội vụ tiếp tục đề xuất đẩy mạnh việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2022-2026 kết hợp với tiếp tục sắp xếp thôn, tổ dân phố theo chủ trương của Đảng, nghị quyết của của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Ông Thăng thông tin thêm:

Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2021
Quốc hội dự kiến phê chuẩn 4 Phó Thủ tướng

"Như vậy, việc đề xuất thí điểm mới chỉ ở bước đầu của việc nghiên cứu, xem xét, hoàn thiện, bổ sung cơ sở pháp lý nhất là sửa đổi Nghị quyết 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội".

Giải thích về tinh chất hệ trọng, nhạy cảm của vấn đề, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết cần chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, công phu và phải đánh giá tác động nhiều chiều nhằm bảo đảm tính khả thi, phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia (hiện nay quy hoạch này chưa được cấp có thẩm quyền ban hành).

Ngoài ra việc này còn căn cứ vào điều kiện thực tiễn của từng địa phương bảo đảm phù hợp với diện tích tự nhiên, quy mô dân số, vị trí địa chính trị, lịch sử, văn hóa, truyền thông và lối sống của cộng đồng dân cử, yếu tố về an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, quy hoạch vùng và quốc gia, yêu cầu phát triển kinh tế, lối sống cộng đồng dân cư,...trên tinh thần phải bảo đảm mục tiêu ổn định và phát triển.

Chính vì thế, cần phải có đủ thời gian để khảo sát, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện đề bán rất toàn diện, kỹ lưỡng, thận trọng, cụ thể và hợp lý. Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ báo cáo Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định vào thời điểm thích hợp. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала