Quân đội Việt Nam ‘không gây hấn’ nhưng đủ mạnh và sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNĐại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại hội nghị.
Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại hội nghị.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.07.2021
Đăng ký
Việt Nam không phải quốc gia ‘hiếu chiến’, dân tộc Việt Nam yêu hòa bình, không gây hấn nhưng cũng kiên cường, sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang lý giải vì sao Quân đội Việt Nam phải ‘tinh, gọn, mạnh’.

Việt Nam duy trì nền Quốc phòng ‘hòa bình, tự vệ’ và nhất quán không tham gia liên minh quân sự để ‘thêm bạn, bớt thù’, nhưng vẫn ứng phó khéo léo, khôn ngoan, tùy theo diễn biến tình hình và điều kiện cụ thể.

Chiến lược quốc phòng Việt Nam đến năm 2025 – 2030, sau 2030 là gì?

Việt Nam thuộc top 25 nước có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới, theo cập nhật mới nhất của GFP. Bộ Quốc phòng với chiến lược ‘tinh, gọn, mạnh’, hiện đại hóa Quân đội không phải để chuẩn bị cho chiến tranh với bất kỳ nước nào.

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có những phân tích sâu sắc vì sao Việt Nam phải xây dựng chiến lược quốc phòng toàn diện, Quân đội cần ‘tinh, gọn, mạnh’, đối ngoại quốc phòng chủ động, linh hoạt trước một thế giới đầy biến động với loạt vấn đề “nhạy cảm”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định thăng quân hàm cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2021
Thăng quân hàm cho hai lãnh đạo cấp cao Quân đội Việt Nam

Cần khẳng định, chiến lược quốc phòng mà Hà Nội hướng đến đó là xây dựng Quân đội ‘tin, gọn, mạnh’, nhưng không phải để đi ‘tham chiến’, gây hấn, phô trương sức mạnh với bất kỳ quốc gia nào. Quân đội Việt Nam được xây dựng, trưởng thành, phát triển và tiếp tục được mài giũa những giá trị tốt đẹp nhất trước hết là để bảo vệ Tổ quốc, đất nước, nhân dân của mình khỏi những nguy cơ đe dọa xâm lược, thách thức an ninh từ bên ngoài.

Quan điểm về chiến lược quốc phòng Việt Nam, chiến lược quân sự Việt Nam của Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, những tướng lĩnh cấp cao Quân đội Việt Nam xác định, đồng thời, được nêu tại Văn kiện Đại hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII vừa qua.

Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, tinh thần “lo giữ nước từ khi chưa nguy” là bài học vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam được đúc kết qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, đến nay vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Điều này khẳng định tầm nhìn của thế hệ lãnh đạo Việt Nam, cũng như quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng - luôn tính đến rất nhiều chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, trước những nguy cơ đe dọa tấn công bất ngờ.

Bộ trưởng Phan Văn Giang cho rằng, tuân thủ các quy luật khách quan, kế thừa và phát triển những bài học ông cha để lại, đồng thời “trung thành và vận dụng sáng tạo những nguyên lý căn bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.

“Đây là một chủ trương nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, được bổ sung, phát triển qua các kỳ đại hội và được thể chế hóa ngày càng hoàn thiện trong hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước”, Tướng Phan Văn Giang tái khẳng định.

Đại tướng Phan Văn Giang nêu rõ, trong lĩnh vực quốc phòng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định: Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

Đặc biệt, Việt Nam đặt chiến lược mục tiêu đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội ‘tinh, gọn, mạnh’.

Đến năm 2030, Quân đội Việt Nam sẽ có một số quân chủng, binh chủng, lực lượng được ưu tiên lên hiện đại sẽ hoàn thành hiện đại. Trong khi đó, từ năm 2030 xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

“Đây là bước phát triển mới về tư duy, nhận thức, tầm nhìn chiến lược của Đảng ta đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh.

Vì sao Việt Nam phải xây dựng Quân đội ‘tinh, gọn, mạnh’?

Quân đội Việt Nam không hiếu chiến và không chuẩn bị cho cuộc chiến tranh vô cớ với bất kỳ quốc gia nào cả, đó là điều trước nhất cần khẳng định.

Radar quân sự. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Quân đội Việt Nam làm chủ công nghệ radar chống tàng hình và radar cảnh giới

Bộ trưởng Quốc phòng nêu rõ, Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng tinh, gọn, mạnh không chỉ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, mà còn trực tiếp hiện thực hóa các mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, phương châm, phương thức, nhiệm vụ, giải pháp trong Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, Chiến lược Quân sự Việt Nam và các chủ trương về nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, chủ động tạo môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, việc Quân đội Việt Nam được xây dựng ‘tinh, gọn, mạnh’ cũng sẽ đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

“Với truyền thống và bản sắc văn hóa của một dân tộc nhân nghĩa, hòa hiếu, không gây hấn, nhưng bất khuất, kiên cường, sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược để tự vệ và bảo vệ hòa bình”, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh.

Theo đó, tướng Phan Văn Giang một lần nữa nhắc lại “bản chất” của nền quốc phòng Việt Nam – đó là “tự vệ và hòa bình”.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn với cộng đồng quốc tế về tính chất cơ bản của nền quốc phòng Việt Nam và chủ trương duy trì chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ của Đảng, Nhà nước Việt Nam, với mục tiêu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, lợi ích quốc gia-dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Cùng với đó là tích cực, chủ động tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam xác định “lấy đối ngoại quốc phòng làm công cụ quan trọng trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia-dân tộc, nhằm tạo lợi thế chính trị trong mọi biến động của tình hình, đóng góp cho hòa bình, ổn định của khu vực...”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Quân đội Việt Nam – lá chắn của Đảng

Với chủ trương xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh và việc minh bạch trong chính sách quốc phòng là yếu tố rất quan trọng góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội đủ sức hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và đóng góp tích cực hơn, thực chất hơn cho hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, tiếp tục khẳng định quan điểm nhất quán “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, trích Văn kiện Đại hội XIII.

Tướng Phan Văn Giang cho biết, trải quan hơn 76 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh tổ chức, biên chế để phù hợp với đặc điểm, tình hình của đất nước, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam mỗi thời kỳ.

Theo đó, ngay sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và chiến tranh bảo vệ biên giới, nhiều đơn vị cấp chiến dịch, chiến thuật, đã được điều chỉnh sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam cho hay, kể từ năm 2016 đến nay, toàn quân đã chủ động điều chỉnh tổ chức, giảm biên chế quân số cơ quan cấp chiến dịch, chiến lược, giảm đầu mối trung gian và đơn vị phục vụ, bảo đảm, ưu tiên quân số cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

“(Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng) đầu tư thích đáng cho các quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại”, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh.

Hiện đại hóa Quân đội nhưng ‘tuyệt đối không nóng vội’

Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng nhấn mạnh, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng Quân đội là nhiệm vụ hết sức quan trọng, phải được tiến hành thận trọng.

 Lãnh đạo Bộ Quốc phòng tham dự buổi lễ.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2021
Bốn Tướng Quân đội Việt Nam thôi làm Thứ trưởng. Bàn giao nhiệm vụ Tổng Tham mưu trưởng

Theo đó, mọi việc phải tiến hành đúng lộ trình, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng, bảo đảm giữ vững sự ổn định, không ngừng nâng cao sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

“Tuyệt đối không nóng vội, phải kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa công tác tư tưởng, tổ chức và chính sách trong tổ chức thực hiện”, Đại tướng Phan Văn Giang tái khẳng định.
“Xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh không ngoài mục đích thực hiện tốt chủ trương xây dựng nền quốc phòng Việt Nam hòa bình và tự vệ, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước”, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam nêu rõ.

Đại tướng Phan Văn Giang một lần nữa nhắc lại chiến lược quốc phòng Việt Nam. Theo đó, Hà Nội không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Về vấn đề này, khi trả lời báo chí sau thời điểm Việt Nam công bố Sách Trắng Quốc phòng 2019, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nêu rõ, lần công bố Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn tính chất cơ bản của nền quốc phòng Việt Nam là “hòa bình và tự vệ”.

“Chính sách quốc phòng của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện phương châm bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược”, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam nêu rõ.

Tướng Vịnh cũng nhắc lại những chính sách “bốn không” của Việt Nam và khẳng định, Quân đội Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Thượng tướng Nguyễn Tân Cương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam là ai?

Tùy diễn biến tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Cùng với đó, tăng cường tình đoàn kết, tin cậy giữa các nước, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là quan điểm nhất quán được xác định trong cương lĩnh, nghị quyết, các chiến lược của Đảng và được công khai với cộng đồng quốc tế.

Bộ trưởng Phan Văn Giang khẳng định, những năm qua, quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, Quân ủy Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 806-NQ/QUTW ngày 31-12-2013 về “Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo”.

Qua đó đã xác định rõ những định hướng cơ bản, tạo cơ sở nền tảng đẩy mạnh hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng lên tầm cao mới, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đối ngoại quốc phòng Việt Nam ‘linh hoạt, chủ động’

Theo Tướng Giang, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã kiên định nguyên tắc, lãnh đạo triển khai công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng tích cực, chủ động, linh hoạt với nhiều đổi mới, sáng tạo, đạt được kết quả toàn diện trên cả bình diện song phương và đa phương, trở thành một trong những trụ cột đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày chuyên đề: “Những nhận thức mới và tư duy mới về quốc phòng Việt Nam”. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2021
Quân đội Việt Nam đổi mới mạnh mẽ, diễn tập ‘sát với tình huống chiến đấu’

Bên cạnh đó là đẩy mạnh hợp tác quốc phòng song phương với các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống, chủ động tham gia các diễn đàn quân sự, quốc phòng đa phương, tạo sự tin cậy với các đối tác, cân bằng quan hệ với các nước.

Việt Nam cũng xác định sẽ tích cực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại các phái bộ ở châu Phi. Ngoài ra, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng cử lực lượng, phương tiện tham gia Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) tại Liên bang Nga và giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới với các nước.

“Hoạt động đối ngoại quốc phòng đã góp phần quan trọng vào việc giữ môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực, được bạn bè quốc tế ghi nhận, vị thế, uy tín quốc tế của Quân đội và đất nước ngày càng được nâng cao”, Đại tướng Phan Văn Giang bày tỏ.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng nhắc lại phát biểu của Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres rằng Việt Nam đã cho thấy những cam kết mạnh mẽ của một quốc gia luôn tích cực nỗ lực xây dựng lòng tin và đối thoại, làm cầu nối tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột trên thế giới thông qua Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và sự hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa Liên hợp quốc và các tổ chức cũng như các cơ chế đa phương.

Các đại biểu Quân đội bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Quân đội Việt Nam được cơ cấu bao nhiêu ghế trong Quốc hội?

Mặt khác cũng phải thừa nhận rằng, thông qua hoạt động đối ngoại quốc phòng, Quân đội có điều kiện để cập nhật, thích ứng và chuẩn hóa các tiêu chuẩn quốc tế về con người, về tổ chức biên chế, về vũ khí trang bị, đặc biệt là công tác chỉ huy, hiệp đồng, tác chiến trong môi trường hoạt động khắc nghiệt.

Ngoài ra, nhờ những kinh nghiệm hoạt động quốc tế quý báu này mà Quân đội nhân dân Việt Nam tích luỹ thêm những kinh nghiệm thực tiễn phong phú và tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài, nhất là về đào tạo cán bộ, trang bị vũ khí, khí tài để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.

“Lịch sử đã dạy chúng ta: Thái bình nên gắng sức, Non nước vững ngàn thu. Với tinh thần đó, cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục quán triệt sâu sắc và quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống, tích cực tham gia đóng góp cho hòa bình vì lợi ích đất nước, khu vực và thế giới”, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh.

Có niềm tin chắc chắn rằng, các chiến sĩ trong toàn quân sẽ tiếp tục phát huy truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, phẩm chất cao đẹp Bộ đội Cụ Hồ, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước, Nhân dân, với lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, Đại tướng Phan Văn Giang kết luận.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала