‘Hạt giống đỏ nhưng chưa chín’ Tất Thành Cang tiếp tục bị đề nghị truy tố

© Ảnh : Dân tríÔng Tất Thành Cang.
Ông Tất Thành Cang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
Đăng ký
Hạt giống đỏ (nhưng chưa chín), cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang vừa bị đề nghị truy tố thêm tội danh trong vụ SADECO bán rẻ 9 triệu cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim.

Trong vụ án ông Tất Thành Cang, ngoài hành vi sai phạm liên quan đến phát hành 9 triệu cổ phần, kết luận điều tra bổ sung cũng thể hiện bị can Tề Trí Dũng và một số đồng phạm có hành vi tham ô tài sản, ăn chặn tiền thù lao, quỹ khen thưởng.

Ông Tất Thành Cang tiếp tục bị đề nghị truy tố trong vụ SADECO

Theo đó, Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM ngày 28/7 cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM chuyển kết luận điều tra bổ sung (lần 2) sang cho Viện tiếp tục xử lý.

Ông Tất Thành Cang cùng 11 bị can khác bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Bị can Nguyễn Văn Minh (nguyên trưởng Ban kiểm soát SADECO) bị đề nghị truy tố tội “Tham ô tài sản”.

Bảy bị can là ông Tề Trí Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SADECO), Hồ Thị Thanh Trúc (cựu Tổng giám đốc SAEDECO), Phạm Xuân Trung (cựu Phó Tổng giám đốc IPC), Trần Đăng Linh (cựu Phó Tổng giám đốc SADECO), Trần Công Thiện (cựu Tổng giám đốc IPC), Huỳnh Phước Long (cựu chuyên viên Văn phòng Thành ủy), Đỗ Công Hiệp (cựu Kế toán trưởng SADECO) cùng bị đề nghị truy tố 2 tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Tham ô tài sản”.

Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2021
Vì sao Công an TP.HCM đề nghị giảm nhẹ trách nhiệm cho ông Tất Thành Cang?

Được biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM trước đó đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, đề nghị truy tố ông Tất Thành Cang và 18 bị can về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Tham ô tài sản”, xảy ra tại Công ty IPC (100% vốn nhà nước) và Công ty SADECO (công ty con của IPC).

Tuy nhiên, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố sau đó đã trả hồ sơ, đề nghị điều tra bổ sung liên quan đến các khoản tiền nhận thù lao và tiền thưởng tại SADECO.

Sau quá trình mở rộng điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã khởi tố các bị can nói trên về tội “Tham ô tài sản”.

Trong lần đầu trả hồ sơ đề nghị điều tra bổ sung, Viện Kiểm sát đã yêu cầu xác định giá trị cổ phần của Công ty SADECO tại thời điểm bán 9 triệu cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim để xác định chính xác tài sản nhà nước bị thất thoát, cũng như xác định có hay không tài sản nhà nước bị thất thoát kể từ lúc SADECO chuyển nhượng 9 triệu cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim.

Cơ quan điều tra xác định, các bị can đã có hành vi sai phạm khi SADECO bán 9 triệu cổ phần với giá rẻ cho Công ty Nguyễn Kim, gây thất thoát cho SADECO 1.103 tỷ đồng. Trong đó, UBND TP.HCM thiệt hại 485 tỷ đồng, vốn Thành ủy TP.HCM thiệt hại 184 tỷ đồng, còn lại là thiệt hại của các cổ đông.

Tề Trí Dũng và loạt bị can chiếm đoạt tiền thù lao, khen thưởng ra sao?

Trong số các bị can bị đề nghị truy tố tội “Tham ô tài sản”, ông Tề Trí Dũng được xác định đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để duyệt chi nhiều khoản tiền từ nguồn thù lao quỹ khen thưởng cho mình và thành viên HĐQT nhằm sử dụng cho mục đích cá nhân trái quy định.

Riêng ông Dũng đã chiếm đoạt trên 1,7 tỷ đồng. Trong khi đó, cựu Tổng giám đốc SADECO Hồ Thị Thanh Trúc là người đã ký đề xuất chi tiền và nhận tiền để rồi sau đó chuyển lại cho Dũng, tạo điều kiện cho các cá nhân chiếm đoạt tiền Nhà nước. Số tiền tham ô của các bị can trong vụ án là 4,7 tỷ đồng.

Tài liệu tòa án. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Vụ ông Tất Thành Cang ở IPC và SADECO: Vì sao Viện Kiểm sát phải trả hồ sơ?

Kết luận điều tra nêu rõ, từ tháng 12/2017, Hội đồng quản trị Công ty Sadeco có 9 thành viên, trong đó 5 thành viên là đại diện cổ đông nhà nước gồm: Tề Trí Dũng, Hồ Thị Thanh Phúc (đại diện vốn IPC), Huỳnh Phước Long (đại diện vốn Văn phòng Thành ủy TP.HCM), Trần Công Thiện (đại diện vốn Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng Tân Thuận) và Phạm Xuân Trung (Phó tổng giám đốc IPC, đại diện vốn IPC), được thay thế bởi Trần Đăng Linh (Phó tổng giám đốc IPC) vào tháng 3/2017 và Nguyễn Văn Minh (đại diện vốn không chuyên trách của SADECO).

Trong số 6 người trên, chỉ có Hồ Thị Thanh Phúc là thành viên chuyên trách, được hưởng các khoản thù lao, tiền lương, tiền thưởng do SADECO chi trả. Bốn người còn lại là thành viên Hội đồng quản trị không chuyên trách, phải có trách nhiệm nộp thù lao, tiền thưởng về đơn vị cử đại diện vốn là IPC và Văn phòng Thành ủy.

Tuy nhiên, khi về làm chủ tịch HĐQT, từ tháng 1/2017 – 2/2018, nhằm sử dụng nguồn tiền dư cuối năm cho mục đích cá nhân và không phải nộp IPC, Văn phòng Thành ủy, Tề Trí Dũng đã chỉ đạo và ký duyệt danh sách chi tiền cho thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát sử dụng và hợp thức hóa bằng nghị quyết của Hội đồng quản trị sử dụng nguồn tiền này làm kinh phí hoạt động, chiếm đoạt, tham ô hơn 2,2 tỷ đồng.

Việc duyệt chi tùy tiện thù lao đã kéo dài trong nhiều năm. Năm 2016, dưới danh nghĩa cấp kinh phí hoạt động, Tề Trí Dũng đã duyệt chi để chiếm đoạt hơn 990 triệu đồng. Trong đó, Hồ Thị Thanh Phúc được chi khoảng 169 triệu đồng, nhưng thực tế chỉ nhận hơn 8 triệu đồng, số còn lại Tề Trí Dũng và Phạm Xuân Trung nhận.

Ông Tất Thành Cang.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2021
Ông Tất Thành Cang bị khai trừ Đảng: Củi tươi, củi khô cũng phải vào lò
Tề Trí Dũng còn nhận thêm hơn 96,6 triệu đồng, Nguyễn Văn Minh (Trưởng Ban kiểm soát Sadeco) được chi hơn 106 triệu đồng bằng chuyển khoản vào tài khoản cá nhân; Huỳnh Phước Long và Trần Công Thiện mỗi người nhận 96,6 triệu đồng bằng chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.

Năm 2017, Tề Trí Dũng duyệt chi sai quy định hơn 1,2 tỷ đồng. Trong đó, Hồ Thị Thanh Phúc được chi hơn 427 triệu đồng nhưng thực tế chỉ hưởng hơn 106 triệu đồng, phần còn lại thuộc về Tề Trí Dũng. Phạm Xuân Trung được chi khoảng 26,7 triệu đồng, Trần Đăng Linh được chi hơn 80 triệu đồng.

Trần Mạnh Khôi (Phó Ban kiểm soát Sadeco) ký nhận thay hơn 213,7 triệu đồng, sau đó giao lại trực tiếp cho Dũng. Nguyễn Văn Minh được chi hơn 58,7 triệu đồng, Huỳnh Phước Long và Trần Công Thiện mỗi người được chi hơn 106,8 triệu đồng bằng chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.

Năm 2017, Tề Trí Dũng nhiều lần ký duyệt chi quỹ khen thưởng cho các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và nhân viên văn phòng Hội đồng quản trị dưới danh nghĩa chi kinh phí hoạt động (nhưng không có chứng từ chứng minh) vào các dịp lễ, tết hơn 5,3 tỷ đồng.

Trong đó, chỉ duy nhất lần chi thưởng Tết dương lịch 2017, chuyển về tài khoản Văn phòng Thành ủy hơn 413 triệu đồng, số còn lại đều chi cá nhân. Năm 2018, chi quỹ khen thưởng hơn 1,8 tỷ đồng dưới danh nghĩa kinh phí hoạt động nhưng không có chứng từ chứng minh.

Kết luận điều tra khẳng định, đủ căn cứ xác định Tề Trí Dũng đã chỉ đạo hợp thức hóa việc chi tiền thù lao, khen thưởng cho bản thân và các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát công ty SADECO không chuyên trách nhằm che giấu hành vi chiếm đoạt và thể hiện mục đichs chiếm đoạt đến cùng số tiền lớn đã nhận.

Kết luận bổ sung cũng cho thấy, đối với các khoản tiền nhận từ nguồn tiền thù lao, quỹ khen thưởng của Công ty Sadeco nói trên, từ ngày 16/8/2018 -24/12/2018, các cá nhân liên quan đã nộp lại cho Sadeco.

Về ông Tất Thành Cang

Ông Tất Thành Cang sinh năm 1971, quê ở Long An, là Ủy viên Trung ương Đảng khoá XI (dự khuyết), khoá XII của Việt Nam.

Từ năm 2004 đến năm 2009, ông Tất Thành Cang giữ chức Bí thư Thành Đoàn TP.HCM. Từ năm 2009 đến năm 2012, ông làm Bí thư kiêm Chủ tịch UBND quận 2.

Từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2014, ông Tất Thành Cang được điều động làm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. HCM, sau đó làm Phó chủ tịch UBND thành phố.

Từ năm 2016 đến tháng 12/2018, ông Tất Thành Cang giữ chức Phó bí thư Thành uỷ TP.HCM.

Sau khi có sai phạm và bị kỷ luật, ông được điều chuyển sang làm Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo công trình “Lịch sử TP.HCM”.

Sai phạm của ông Tất Thành Cang được xác định là vô cùng nghiêm trọng và “có hệ thống”. Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Hội nghị Trung ương 9, khóa XII đã thông qua việc kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức: Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2015 - 2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.

Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2020
Từ vụ bắt ông Tất Thành Cang, nên công khai danh sách cán bộ bầu Ban Chấp hành Trung ương?
Ngày 16/12/2020, Công an TP.HCM đã thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam và khám xét nơi ở, nơi làm việc của nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang, liên quan việc Công ty Tân Thuận (IPC) bán chỉ định cổ phiếu cho Nguyễn Kim tại SADECO.

Ông Cang bị bắt để điều tra về tội 'Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí' theo điều 219, Bộ Luật hình sự 2015.

Bên cạnh việc bị khởi tố, xử lý hình sự vì chấp nhận chủ trương phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược, tăng vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần phát triển Nam Sài Gòn SADECO, gây thiệt hại Nhà nước ít nhất 157 tỷ đồng, cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Tất Thành Cang còn liên quan đến ít nhất ba sai phạm khác trong suốt thời gian làm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM.

Ông Tất Thành Cang là một trong những trường hợp cựu lãnh đạo bị kỷ luật để lại bài học sâu sắc về công tác cán bộ ở Việt Nam về những cán bộ “hạt giống đỏ”, tưởng là “đỏ” nhưng lại chưa chín.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала