Việt Nam đang học theo kinh nghiệm của Vũ Hán để duy trì ‘mắt xích’ shipper?

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNDịch vụ giao đồ ăn đến tận nhà rất thuận tiện cho người tiêu dùng nhưng không thể tránh được việc tiếp xúc với người mua chính là nguy cơ lây lan dịch bệnh (ảnh tư liệu)
Dịch vụ giao đồ ăn đến tận nhà rất thuận tiện cho người tiêu dùng nhưng không thể tránh được việc tiếp xúc với người mua chính là nguy cơ lây lan dịch bệnh (ảnh tư liệu) - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
Đăng ký
Kinh nghiệm thực tế đại dịch Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc cũng như sự thay đổi trong chỉ đạo của lãnh đạo TP.HCM cho thấy, Việt Nam ngày càng nhận rõ vai trò quan trọng của đội ngũ shipper, những tài xế, lái xe vận chuyển, giao hàng.

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương vừa đề xuất duy trì đội ngũ shipper (giao hàng) nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu không bị gián đoạn trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng như hiện nay.

Truyền thông Việt Nam viết về kinh nghiệm tận dụng shipper của Vũ Hán?

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, người ta mới sực nhớ đến “mắt xích bị bỏ quên” trong chuỗi cung ứng – đội ngũ giao, vận chuyển hàng hóa (hay người Việt vẫn nôm na gọi là “các anh shipper”).

Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu kinh nghiệm, nhiều quan điểm đề xuất những ngày qua cho thấy, trong bối cảnh dịch bệnh do coronavirus gây nên diễn biến phức tạp khó lường như hiện nay, việc mua sắm trực tuyến với sự linh động của đội ngũ giao hàng shipper mang lại rất nhiều lợi ích.

Nhân viên Tổ COVID cộng đồng phối hợp với các lực lượng triển khai rà soát, thông tin đến người dân phục vụ công tác phòng, chống dịch. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Covid-19 ở Việt Nam, xuyên tâm liên và kinh nghiệm chống dịch của Vũ Hán
Những ngày qua, hàng loạt báo chí, cơ quan truyền thông của Việt Nam lần lượt đăng tải nhiều bài viết đánh giá về kinh nghiệm của Vũ Hán, Trung Quốc, nhất là trong giai đoạn bị phong tỏa (lockdown) toàn thành khi đại dịch đe dọa nghiêm trọng tính mạng người dân. Chính đội ngũ shipper đã đảm bảo mạch sống, duy trì quá trình vận chuyển các nguồn hàng, thực phẩm thiết yếu, đảm bảo chuỗi cung ứng cho Vũ Hán trong giai đoạn này.

Điển hình như bài viết “Kinh nghiệm giao hàng (ship) cho mua bán trực tuyến tời Covid-19 ở Trung Quốc” của Đài tiếng nói Việt Nam, khẳng định, khi Vũ Hán, Trung Quốc bị phong tỏa và dịch Covid-19 cực kỳ nghiêm trọng, các dịch vụ giao hàng và người giao hàng (còn gọi là shipper) tại đây được xác định là “một kênh quan trọng để đảm bảo lưu thông hàng hóa”.

Bài viết nêu ra rất nhiều kinh nghiệm của Vũ Hán trong việc phát huy sức mạnh của đội ngũ shipper trong thời gian thành phố giãn cách xã hội. Thành công của Vũ Hán, rất có thể, sẽ trở thành bài học để Việt Nam hay nhiều quốc gia khác tham khảo, với mục tiêu tối thượng là làm tất cả để đảm bảo sức khỏe tính mạng cho người dân, nhanh chóng kiểm soát, dập tắt dịch bệnh.

Kinh nghiệm của Vũ Hán nói riêng và tại Trung Quốc nói chung được nêu trong bài viết cho thấy, dịch vụ “giao hàng không tiếp xúc” được thực hiện ở Trung Quốc khá sớm.

© Sputnik / Lydia StanchenkoGiao đồ ăn ở Trung Quốc
Việt Nam đang học theo kinh nghiệm của Vũ Hán để duy trì ‘mắt xích’ shipper? - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
Giao đồ ăn ở Trung Quốc

Ở thủ đô Bắc Kinh, dịch vụ này có từ tháng 2/2020, thời điểm dịch bùng phát nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc. Tại thời điểm ban đầu, các khu nhà, kể cả chung cư và các khu nhà trong phố, chỉ thiết kế kệ để đồ ở cổng. Các nhân viên giao hàng sẽ mang đồ để vào đó rồi gọi điện cho người dân tự xuống nhận.

Đến thời điểm đỉnh dịch, tất cả các khu dân cư ở Bắc Kinh và Trung Quốc, kể cả các ngõ nhỏ cũng đều thiết lập trạm gác, người dân ra vào phải khai báo, đặc biệt là người lạ, do vậy việc thực hiện giao hàng không tiếp xúc diễn ra thuận lợi.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm về mô hình tủ đồ chuyển phát nhanh cũng đáng để ngiên cứu. Theo đó, để đảm bảo mỹ quan và an toàn, tránh tình trạng lấy nhầm đồ của nhau hoặc hiện tượng lấy cắp đồ của người khác, các công ty chuyển phát nhanh đã thiết kế các tủ đựng đồ tại các khu dân cư, đặc biệt là chung cư.

Các loại hàng hóa được giao đến sẽ được để vào tủ và người dân sẽ nhận được mã để mở tủ lấy hàng hóa. Đến nay, biện pháp này vẫn đang được thực hiện và về cơ bản chưa gây bất tiện cho người sử dụng, cũng như người giao hàng và công ty chuyển phát nhanh.

Trong các bài viết “Những shipper giữ mạch sống cho Trung Quốc giữa Covid-19” hay “Shipper mắt xích bị bỏ quên ở chuỗi cung ứng” của VnExpress, kinh nghiệm tận dụng đội ngũ giao hàng này của Trung Quốc trong đợt dịch Covid-19 tiếp tục được mổ xẻ.

Giao đồ ăn ở Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2020
Dịch vụ giao hàng tại Trung Quốc đã hoạt động trở lại ở mức 90,2% trong bối cảnh dịch bệnh
Bài viết đánh giá rằng, bảo vệ chuỗi cung ứng được xem là “con át chủ bài” để vừa chống dịch, vừa duy trì kinh tế, nhưng mắt xích của chuỗi này là lực lượng shipper lại bị “bỏ quên”.

Bài viết dẫn ý kiến của chuyên gia chính sách công Nguyễn Quang Đồng, shipper đóng vai trò quan trọng không chỉ với những người tiêu dùng (điểm cuối) mà còn là một trong những lực lượng “huyết mạch” giữ cho nền kinh tế vận động ngay cả trong điều kiện thành phố trở nên tồi tệ nhất là cách ly vì dịch bệnh.

“Những người giao nhận này là một phần quan trọng của công thức giúp Việt Nam hướng đến mục tiêu kép - vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế”, chuyên gia Nguyễn Quang Đồng nhấn mạnh.

Chuyên gia Nguyễn Quang Đồng cũng khuyến nghị, đã đến lúc, chính quyền cần đặt trọng tâm bảo vệ những shippe, mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng này.

Ông Đồng cho rằng, giai đoạn đầu chúng ta chỉ quan tâm đến bảo vệ sản xuất mà quên mất logistics. Khi chú ý đến logistics rồi thì vẫn quên là logistics là đến người tiêu dùng cuối, hộ gia đình phải qua các shipper.

Chuyên gia chính sách công này cũng đề xuất, việc cần làm nhất hiện nay là “phải tiêm ngay vaccine cho đội ngũ shipper”, bởi chính họ là những đối tượng cần được ưu tiên sau lực lượng tuyến đầu chống dịch chứ không nên chờ đợi, cân nhắc qua lại nữa.

Ông cũng lưu ý, trong danh sách ưu tiên, giờ có thể tạm thời “nhấc ra” đối tượng giáo viên, vì hầu hết đội ngũ này cũng đang làm việc từ xa tại nhà.

Giám đốc Economica Vietnam Lê Duy Bình cũng cho rằng, đội ngũ vận chuyển hàng hóa trong chuỗi logistics, nên được ưu tiên tiêm sớm.

“Một năm trước khi chưa có vaccine thì chưa có biện pháp, còn giờ, chúng ta có rồi, không thể bỏ quên lái xe tải, nhân viên bốc dỡ, đóng gói, người làm hải quan, bán lẻ đến người giao cuối cùng”, chuyên gia nhấn mạnh.

Tờ Bưu điện Nam hoa Buổi sáng (SCMP) hồi năm 2020 có phân tích vai trò đội ngũ giao hàng như “đội quân nuôi sống” hàng triệu người Trung Quốc khi chính quyền nhiều nơi thắt chặt các biện pháp hạn chế, quy định cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội.

© Sputnik / Lydia StanchenkoGiao đồ ăn ở Trung Quốc
Việt Nam đang học theo kinh nghiệm của Vũ Hán để duy trì ‘mắt xích’ shipper? - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
Giao đồ ăn ở Trung Quốc

Nhà kinh tế chính trị Hu Xingdou nhận định với SCMP khi đó nhấn mạnh, dịch vụ giao hàng tận nhà đóng vai trò rất quan trọng ở Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch hoành hành.

“Ở một mức độ nào đó, nó giúp người dân không chết đói khi chính quyền nhiều nơi thắt chặt các biện pháp cách ly cộng đồng”, chuyên gia lưu ý.

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc tận dụng đội ngũ shipper cho thấy, đến nay, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt rồi, dịch vụ giao hàng không tiếp xúc và giá trị của đội ngũ shipper vẫn được giữ nguyên.

Tất nhiên, Vũ Hán, hay Trung Quốc, có lợi thế lớn khi có ngành logistics, chuyển phát phát triển, chuyên nghiệp, giá rẻ. Thương mại điện tử cực kỳ phát triển, mua sắm trực tuyến cũng là thói quen của một bộ phận rất lớn người dân quốc gia này. Từ thói quen mua hàng online, thanh toán trực tuyến cũng phát triển, hạn chế dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, việc trang bị hệ thống camera đầy đủ giúp hạn chế tình trạng mất/lấy cắp bưu kiện, hàng hóa.

Hầu hết bình luận của đọc giả dưới các bài viết, đề xuất đều ủng hộ chính sách duy trì hoạt động của đội ngũ shipper, cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo và vận dụng kinh nghiệm của Vũ Hán, của Trung Quốc vào chính thực tế hiện nay trong quản lý hoạt động giao hàng công nghệ, đảm bảo lưu thông hàng hóa, ổn định công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động và thực hiện tốt các biện pháp an toàn chống dịch.

TP.HCM nhanh chóng tiêm vaccine cho đội ngũ shipper, cấp mã QR

Sau đề xuất của nhiều chuyên gia và một bộ phận lái xe, tài xế đường dài, chuyên vận chuyển hàng hóa vào TP.HCM, lãnh đạo thành phố đã có những tiếp thu nhất định.

Đà Nẵng diễn tập 4 tình huống bầu cử QH và HĐND trong dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2021
Đà Nẵng ngừng các hoạt động taxi, Grab, shipper, Thủ tướng khen "chống dịch sáng tạo"
Tại cuộc họp hô, 17/7, TP.HCM đã liệt kê shipper, lái xe đường dài, tài xế vào danh sách các đối tượng ưu tiên trong đợt tiêm chủng quy mô lớn lần thứ 5 của Sài Gòn với tổng số gần 1 triệu liều.

Chiều 27/7, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao hàng tại TP.HCM xác nhận đã triển khai cấp mã QR code nhận diện shipper, in thẻ đeo cứng, đảm bảo yêu cầu của UBND thành phố đối với đội ngũ quan trọng này.

Trước đó, hôm 26/7, UBND TP.HCM có công văn khẩn chỉ đạo tăng cường quản lý hoạt động của nhân viên giao hàng (shipper) trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội, nhằm phục vụ vận chuyển hàng hoá thiết yếu.

Theo văn bản của UBND TP.HCM, các đơn vị, công ty phải rà soát đội ngũ nhân viên giao hàng của doanh nghiệp mình và thực hiện điều chỉnh giảm 10% số lượng nhân viên so với trước thời điểm thực hiện Chỉ thị số 12 ngày 22/7 của Ban Thường vụ Thành ủy.

Lãnh đạo thành phố nhấn mạnh, để nhận biết shipper, ngoài các giải pháp nhận diện hiện nay như thông qua đồng phục, giấy thông hành của doanh nghiệp cấp cho shipper, ứng dụng quản lý đơn hàng mà shipper đang giao nhận... thì các đơn vị phải làm bảng tên thẻ cứng có hình và xác nhận của công ty cho từng shipper.

© Ảnh : TTXVN - Trần Thành ĐạtShipper đồ ăn các hãng Grab, Be, Gojek, My Go, Fast Go...thường tụ tập khá đông tại các cửa hàng ăn nổi tiếng
Việt Nam đang học theo kinh nghiệm của Vũ Hán để duy trì ‘mắt xích’ shipper? - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
Shipper đồ ăn các hãng Grab, Be, Gojek, My Go, Fast Go...thường tụ tập khá đông tại các cửa hàng ăn nổi tiếng

Ứng dụng công nghệ nhận diện shipper thông qua mã QR hiển thị đầy đủ các thông tin về shipper như phương tiện, địa chỉ công ty, nơi cư trú của shipper, lộ trình vận chuyển hàng hóa thiết yếu, chi tiết hàng hóa thiết yếu được vận chuyển...

“Mỗi shipper chỉ được hoạt động trên địa bàn 1 quận, huyện, thành phố Thủ Đức”, UBND TP.HCM lưu ý.

Lãnh đạo TP.HCM giao Sở Y tế, phối hợp với Sở Công Thương và UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức rà soát và ưu tiên tiêm vaccine cho đội ngũ shipper.

Ngày 27-28/7, Grab tổ chức đợt tiêm vaccine cho nhân viên tài xế của mình tại Quận 7. Một số shipper khác cũng được tiêm qua đăng ký ở nơi cư trú. Lãnh đạo thành phố hiểu rằng, việc tiêm vaccine cho shipper là rất cần thiết, đảm bảo an toàn cho việc giao nhận, lưu thông hàng hóa thiết yếu để người dân yên tâm ở nhà, đảm bảo an toàn chống dịch.

Gojek, Baemin cũng đang tiến hành thủ tục tạo điều kiện cho shipper làm việc. Các đơn vị này vẫn đang nỗ lực chuẩn bị thẻ đeo, giấy tờ, băng tay cho tài xế của mình.

Riêng ở Hà Nội, UBND TP. Hà Nội giao Sở Y tế chủ trì xem xét tạo điều kiện ưu tiên bố trí các điểm xét nghiệm, tiêm vaccine phòng dịch khi có điều kiện cho các đối tượng là người vận chuyển phương tiện vận chuyển hàng hoá phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân có đăng ký hoạt động trên địa bàn thủ đô.

Bộ Công Thương, Bộ TT&TT đề xuất duy trì đội ngũ shipper

Ngày 28/7, trong buổi làm việc giữa Thứ trưởng hai Bộ Công Thương – Bộ Thông tin và Truyền thông, đề xuất duy trì đội ngũ shipper đã được đưa ra.

Được biết, cuộc họp này nhằm bản các giải pháp hỗ trợ lưu thông hàng hóa cho các địa phương vùng dịch, đồng thời có các phương án giúp phân phối hàng nông sản lên các sàn thương mại điện tử.

Nhân viên y tế trong ngày đầu tiên sau khi chính phủ áp đặt hai tuần cách ly ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.07.2021
Dập dịch đợt 4 – bài toán khó
Theo đó, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phạm Anh Tuấn cho rằng, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh ở các tỉnh thành phố.

Ông Tuấn lưu ý, đại dịch đã tác động, làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân, làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu.

Do đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho khâu lưu thông, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn đưa ra 4 đề xuất.

Các đề xuất mà đại diện lãnh đạo Bộ TT&TT đề cập gồm duy trì đội ngũ giao hàng (shipper), để đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.

Tiếp đó, ông Phạm Anh Tuấn đề nghị Bộ Công Thương phối hợp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp bưu chính tham gia sâu hơn vào khâu lưu thông, phân phối hàng hóa, nhất là trong việc ưu tiên, tạo “luồng xanh” cho lưu thông hàng hóa thiết yếu.

Tiếp đến, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất phối hợp cùng hỗ trợ, đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Đề xuất cuối cùng là cùng phối hợp trong công tác thông tin, tuyên truyền để có những chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, chính xác và kịp thời.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVN"Shipper" của bưu chính, siêu thị được hoạt động sau khi đăng ký với Sở Giao thông vận tải Hà Nội. "Shipper" của các app công nghệ phải tạm dừng hoạt động trong thời gian giãn cách
Việt Nam đang học theo kinh nghiệm của Vũ Hán để duy trì ‘mắt xích’ shipper? - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
"Shipper" của bưu chính, siêu thị được hoạt động sau khi đăng ký với Sở Giao thông vận tải Hà Nội. "Shipper" của các app công nghệ phải tạm dừng hoạt động trong thời gian giãn cách

Về phần mình, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải có quan điểm rằng, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp đảm bảo việc cung ứng hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu của người dân và đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa nông sản.

“Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản nhằm tháo gỡ cho khâu lưu thông. Thế nhưng, đến thời điểm hiện nay, tại một số địa phương, việc áp dụng Chỉ thị 16 vẫn chưa thống nhất, chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Chỉnh phủ, chưa đúng với nội dung tinh thần của Chỉ thị”, ông Hải nói.

Về đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Bộ Công Thương nhất trí cao với đề xuất duy trì đội ngũ shipper. Tuy nhiên, để duy trì đội ngũ này, cần sự chung tay của các sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong việc thống kê nhân lực giao hàng của từng đơn vị.

“Cần tập trung ưu tiên tiêm vaccine cho đội ngũ này, đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng chống dịch”, Thứ trưởng Bộ Công Thương lưu ý.

Về đề xuất “phối hợp cùng hỗ trợ, đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, việc tăng cường mua - bán hàng trực tuyến là giải pháp hiệu quả nhất trong bối cảnh dịch bệnh, góp phẩn đảm bảo nguồn cung hàng hóa.

Hà Nội cấm “shipper” hoạt động trong thời gian giãn cách để phòng dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2021
Grab dừng mọi dịch vụ ở Hà Nội, Bộ Công Thương đề xuất xử lý 'tồn đọng hàng hoá'

Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số làm đầu mối, phối hợp với các Cục, Vụ chức năng làm việc với các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông để thống nhất các phương án cung ứng hàng hóa cho các địa phương vùng dịch, hỗ trợ các hộ nông dân phân phối hàng hóa lên sàn thương mại điện tử.

Cùng với đó, phải phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tạo “luồng xanh” để các sàn thương mại điện tử cũng được đưa hàng hóa ngay vào tâm dịch, các địa phương đang triển khai Chỉ thị 16. Ngoài ra, hôm 27/7, Bộ Công Thương cũng có văn bản báo cáo kiến nghị Thủ tướng ban hành danh mục hàng hóa “cấm lưu thông” thay vì hàng hóa “thiết yếu”.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nhất trí với những điều mà Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề xuất, khẳng định, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, nỗ lực cao nhất để triển khai hiệu quả các giải pháp đã nêu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала