Vì sao đề xuất thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu của Mỹ được hầu hết các nước trên thế giới ủng hộ

© 401(K) 2012Một số biểu mẫu thuế
Một số biểu mẫu thuế - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Đăng ký
Tháng Bảy vừa qua được đánh dấu bằng sự kiện các nước khác nhau trên thế giới đạt được sự đồng thuận hiếm hoi về cải cách hệ thống thuế toàn cầu. Đây là đề xuất do Mỹ đưa ra, nhưng thậm chí được những đối thủ lâu đời của Washington như Trung Quốc và Nga ủng hộ, nhà phân tích Peter Tsvetov của Sputnik cho biết trong bài viết của mình.
Vào đầu năm nay, chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra đề xuất thay đổi hệ thống thuế đánh vào các tập đoàn trên thế giới, trước hết để họ nộp thuế ở tất cả các quốc gia nơi họ tiến hành hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ ở những nơi mà họ đăng ký trụ sở chính. Thứ hai, thuế suất doanh nghiệp phải có mức tối thiểu riêng, không thể thấp hơn nữa, cho dù anh có muốn thu hút đối tác-đầu tư nước ngoài đến đâu chăng nữa. Trong tháng Sáu, sáng kiến ​​này đã được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh G-7, nhưng có một sửa đổi: Mỹ đưa ra đề xuất mức thuế tối thiểu là 21%, các thành viên khác của G-7 thống nhất giảm xuống còn 15%.
 Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Luật sư riêng phản đối việc công bố hồ sơ thuế của ông Trump
Trong tháng 7, đại diện 130 quốc gia trên thế giới đã tán thành cải cách thuế. Các chuyên gia bắt đầu làm việc để đưa ra kế hoạch cụ thể cho việc áp dụng hệ thống thuế mới vào tháng 10.

Các nền kinh tế châu Á sẽ bị ảnh hưởng hay không?

Cũng như trong bất kỳ mọi lĩnh vực kinh doanh quan trọng, cũng có những người phản đối hệ thống thuế mới. Trước hết, đó là những quốc gia được gọi là "thiên đường thuế" hoặc “ốc đảo thuế” như Bermuda và Quần đảo Cayman, Ireland. Trong số các quốc gia vẫn chưa ủng hộ hệ thống thuế mới còn có Sri Lanka. Chính phủ nước này cho rằng hệ thống thuế mới sẽ khiến các nhà đầu tư vào nền kinh tế của hòn đảo lo ngại. Cũng nhân tiện nói thêm, lúc đầu nhiều người đã nghĩ như vậy. Rốt cuộc, từ tối thiểu nghe có vẻ đáng sợ, biết đâu mức tối thiểu này lại cao đến nỗi đối tác nước ngoài sẽ không muốn đầu tư tiền vào những nơi có điều kiện bất lợi cho mình. Nhưng hóa ra tỷ lệ 15% được đề xuất lại còn thấp hơn mức thuế hiện hành mà các tập đoàn đang phải chịu thuế bây giờ. Ví dụ, ở Việt Nam thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, ở Trung Quốc - 25%, ở Singapore - 17%. Ngay cả ở Hong Kong, nơi mà mọi người đều coi là “thiên đường thuế”, thuế đánh vào thu nhập doanh nghiệp đã ở mức 16,5%.
Quốc kỳ Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.06.2021
Mỹ vẫn ‘dòm ngó’ Việt Nam
Như vậy, rõ ràng là nếu cả cộng đồng thế giới áp dụng thuế suất doanh nghiệp tối thiểu là 15%, điều này sẽ không thể khiến các nhà đầu tư sợ hãi. Trật tự mới sẽ dẫn đến sự bình đẳng tương đối về các điều kiện ở tất cả các quốc gia, sẽ cho phép các quốc gia, nơi các tập đoàn xuyên quốc gia như Google, Amazon, v.v. kiếm được lợi nhuận (và con số này là hàng chục và hàng trăm tỷ đô la), giữ lại tiền thuế ở trong nước và sử dụng cho sự phát triển kinh tế quốc dân, giải quyết các vấn đề xã hội, chứ không phải để lấp đầy túi các nhà quản lý hàng đầu của các công ty lớn.
Đó là lý do tại sao cuộc cải cách hệ thống thuế này được Moskva, Bắc Kinh và Delhi ủng hộ. Đồng thời, rõ ràng là các công ty Trung Quốc hoặc công ty Ấn Độ trước đây từng đăng ký trụ sở chính ở nước ngoài sẽ phải mất đi một phần lợi nhuận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала