- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Gần 1 triệu liều thuốc điều trị Covid-19 sẽ về vào tháng 8, 'Việt Nam đang đi đúng hướng'

© AP Photo / Zsolt CzeglediThuốc điều trị Covid-19 Remdesivir
Thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết, gần 1 triệu liều thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 này sẽ được các hãng dược phẩm của Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam trong vòng 30 ngày tới.

Gần 1,5 triệu liều thuốc chữa Covid-19 sẽ về Việt Nam trong tháng 8

Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu đã thành lập “Nhóm phản ứng nhanh về thuốc và Vaccine”.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, ngày 02/8/2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2021
Đại dịch COVID-19
Không ai tử vong sau tiêm Nanocovax, Vingroup tặng thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir
Nhóm này huy động Thương vụ, cán bộ phụ trách kinh tế của Đại sứ quán, phòng khoa học công nghệ và lực lượng chủ chốt vào cuộc đàm phán với các hãng dược phẩm Ấn Độ về việc cung cấp thuốc điều trị Covid-19 cho Việt Nam.
Sau thời gian làm việc với rất nhiều công ty dược phẩm lớn ở Ấn Độ như Hetero, Dr. Reddy, Cipla, Jubilant, Mylan, Zydus và Cadila… các doanh nghiệp này cam kết sẽ cung cấp cho Việt Nam khoảng 1 triệu liều thuốc điều trị Covid 19 Remdesivir trong vòng 30 ngày tới.
Như Sputnik đã đưa tin trước đó, tập đoàn Vingroup cũng đã đàm phán thành công đơn hàng đặc biệt mua 500.000 lọ thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép về Việt Nam, tặng cho Bộ Y tế để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm coronavirus.
Thông tin về khoảng 1 triệu liều thuốc này, Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ:
“Việc sớm mua được thuốc biệt dược cần thiết từ Ấn Độ hy vọng sẽ giúp chúng ta sớm kiềm chế và chiến thắng đại dịch Covid-19”.
TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực đưa vaccine đến người nghèo, cao tuổi, diện chính sách - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2021
Lựa chọn vaccine ngừa Covid-19: không có tốt nhất, chỉ có phù hợp nhất
Nghĩa là trong tháng 8 này, dự kiến sẽ có khoảng 1,5 triệu liều trị Covid 19 Remdesivir sẽ về Việt Nam. Remdesivir được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt từ cuối tháng 10/2020 để điều trị bệnh nhân Covid-19. Hiện hơn 50 quốc gia cũng sử dụng thuốc này trong phác đồ điều trị.
Theo kinh nghiệm từ Ấn Độ cho thấy, để kiềm chế đại dịch Covid 19 nhanh và hiệu quả, bên cạnh việc đẩy nhanh công tác tiêm vaccine, việc tìm thuốc điều trị khẩn cấp cho bệnh nhân nặng cũng đóng vai trò quan trọng.
Trong các buổi làm việc với lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương Ấn Độ, quốc gia này cho biết sẽ xem xét tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục xuất khẩu. Tuy nhiên, để được xuất khẩu, doanh nghiệp cần hoàn thiện thủ tục tại Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ hoặc các văn phòng đặt tại các trung tâm kinh tế lớn.
Do đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh và gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của người dân Ấn Độ hồi cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm nay, Chính phủ nước này đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu thuốc điều trị Covid-19. Quyết định này sau đó được nới lỏng thành hạn chế xuất khẩu vào ngày 14/6.

Đại diện WHO: Việt Nam đi đúng hướng trong ứng phó với Covid-19

Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá dù đợt dịch Covid-19 lần này rất khó khăn, các ứng phó của Việt Nam đã đi đúng hướng.
Thông tin này được Bộ Y tế cho biết tối 3/8, sau cuộc họp giữa Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và ông Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam. Cuộc họp diễn ra chiều cùng ngày tại Hà Nội.
Tại cuộc họp, hai bên đã chia sẻ về sự bùng phát của dịch Covid-19 do tác động của biến thể Delta tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Đánh giá tình hình dịch đang diễn biến phức tạp do khả năng lây nhiễm mạnh và tốc độ lây lan rất nhanh của biến thể Delta tại tại Việt Nam đặc biệt ở TP.HCM, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định đợt dịch lần này sẽ còn kéo dài. Người đứng đầu Bộ Y tế cho biết:
Bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2021
WHO nêu ba triệu chứng chính kéo dài của COVID-19
“Có thể nói, chúng tôi đã huy động tổng lực ngành y tế cho vấn đề hồi sức tích cực ở TP.HCM”.
Song song với việc hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện phân tầng điều trị theo tình trạng bệnh nhân, Bộ Y tế đã thành lập các Trung tâm ICU tại các tỉnh phía Nam do các bệnh viện Trung ương đảm nhiệm. Các chuyên gia hàng đầu được tăng cường giúp địa phương chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19 hiệu quả. Đơn cử tại TP.HCM, Bộ Y tế đã chỉ đạo thành lập 5 trung tâm hồi sức tại đây với công suất 2.700 giường ICU.
Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá đợt dịch thứ 4 rất khó khăn với tốc độ lây nhiễm mạnh mẽ của biến thể Delta, nhưng Việt Nam đã “đi đúng hướng” trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch.
Ông Kidong Park bày tỏ tin tưởng Việt Nam có thể vượt qua đại dịch với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. WHO tại Việt Nam sẵn sàng đồng hành với Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế trong công cuộc phòng, chống dịch này.
Đặc biệt, TS Kidong Park đánh giá cao việc Bộ Y tế đã khẩn trương thành lập các Trung tâm ICU tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch nhằm giảm tỷ lệ tử vong.
Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết sẵn sàng hỗ trợ Bộ Y tế trong việc tăng cường đào tạo tập huấn chuyên môn cho cán bộ và các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho nhân viên y tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала