Có ý kiến kêu gọi Nhật Bản nghiên cứu đề xuất của Nga về quần đảo Kuril

© Sputnik / Sergey KrasnouhovQuần đảo Kuril
Quần đảo Kuril - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Chính phủ Nhật Bản nên nghiên cứu đề xuất hợp tác của Nga ở quần đảo Kuril với sự "quan tâm sâu sắc" và bàn bạc chân thành với các đối tác Nga của họ. Đây là ý kiến của nhà ngoại giao và chính trị học Nhật Bản Kazuhiko Togo chia sẻ với trang Lenta.ru.
Ông Togo khuyên không nên đánh giá hoàn toàn tiêu cực phản ứng của quan chức Tokyo đối với chuyến đi của Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tới quần đảo Kuril. Theo ông, phía Nhật Bản không thể không thể hiện sự bất đồng của họ đối với quan điểm của Nga về hiện trạng các vùng lãnh thổ, nhưng đồng thời vẫn công khai tỏ ra quan tâm đến các đề xuất mà ông Mishustin đưa ra.
Nhà ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh rằng ngay cả khi Tokyo không thể thực hiện bất kỳ bước đi nào đáp ứng đề xuất của Nga, thì hai bên vẫn có thể thảo luận chi tiết về triển vọng hợp tác sau khi ký kết hiệp ước hòa bình. Đồng thời, chính phủ Nhật Bản hiện tại vẫn quan tâm ủng hộ đường lối của cựu Thủ tướng Shinzo Abe, người chủ trương phát triển và làm sâu sắc hơn quan hệ với Moskva.
đảo Nam Kuril, Shikotan - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2021
Nga muốn phát triển quần đảo Kuril cùng với Nhật Bản. Liệu Tokyo sẵn sàng hay không?
“Trong khi đường lối của ông Abe rõ ràng vẫn còn tồn tại, thì tôi tin tưởng rằng nếu hai bên cùng nỗ lực, thì cả Nhật Bản và Nga đều có thể tối đa hóa lợi ích quốc gia của mình”, - ông Togo nói.
Vào cuối tháng 7, Thủ tướng Nga Mishustin đã đến thăm hòn đảo lớn nhất phía nam Kuril - đảo Iturup, nơi ông đưa ra những đề xuất "chưa từng có tiền lệ" mời Nhật Bản tham gia phát triển kinh tế quần đảo Kuril. Tuy nhiên, các biện pháp đề ra, cũng như chính chuyến thăm của ông Mishustin đến quần đảo Kuril, đã bị Tokyo chỉ trích gay gắt. Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu tập đại sứ Nga Mikhail Galuzin đến để có ý kiến phản đối Nga liên quan đến chuyến thăm của ông Mishustin tới đảo Iturup ở phía nam Kuril.
Moskva và Tokyo không ký kết được hiệp ước hòa bình sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới II do tranh chấp lãnh thổ đối với phần phía nam của quần đảo Kuril. Nhật Bản coi Iturup, Kunashir, Shikotan và nhóm đảo Habomai là "lãnh thổ phía bắc" của họ. Moskva không thừa nhận ngay cả bản thân thực tế hai nước có sự tranh chấp lãnh thổ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала