Việt Nam lên tiếng trước việc Anh, Ấn Độ, Đức điều tàu chiến đến Biển Đông

© AFP 2023 / Satellite image ©2021 Maxar TechnologiesTàu Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Chiều 5/8, tại cuộc họp báo thường kỳ, Bộ Ngoại giao đã trả lời các câu hỏi về việc Anh, Ấn Độ, Đức lần lượt điều tàu chiến đến Biển Đông, cũng như việc Trung Quốc tập trận ở bắc Biển Đông đến hết ngày 10/8.

Việc Trung Quốc tập trận tại Biển Đông là vi phạm chủ quyền

Trước câu hỏi “Ngày 4/8, Cục hải sự tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) thông báo cấm tàu bè ra vào một khu vực rộng hơn 100.000km2 ở bắc Biển Đông để phục vụ tập trận quân sự. Khu vực này bao phủ đến một nửa quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hoạt động tập trận bắt đầu từ 0h ngày 6/8 đến hết ngày 10/8".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời:
“Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa theo luật pháp quốc tế. Việc Trung Quốc tập trận tại Biển Đông là vi phạm quyền chủ quyền, luật pháp quốc tế cũng như làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và chấm dứt tất cả các hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông”.

Việc đón tàu quân sự nước ngoài là bình thường

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc theo hình thức trực tuyến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Trung Quốc sẽ cấp thêm vaccine cho ASEAN, Việt Nam kêu gọi giữ hòa khí ở Biển Đông
Trả lời yêu cầu bình luận về việc nhóm tàu sân bay Anh vừa thông báo hoàn thành chuyến di chuyển qua Biển Đông, trong khi Đức và Ấn Độ cũng thông báo tàu chiến của họ sẽ đến Biển Đông trong năm nay, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
“Tôi cho rằng việc đón tàu quân sự nước ngoài là bình thường trên cơ sở hợp tác song phương giữa các nước và theo luật pháp Việt Nam”.
“Chủ trương nhất quán của Việt Nam về các hoạt động trên biển của các quốc gia trong và ngoài khu vực phải tuân thủ đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982 (UNCLOS 1982), đóng góp có trách nhiệm để duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, trật tự, tự tôn pháp luật, hợp tác trên biển vì lợi ích chung phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế, góp phần vì hòa bình, ổn định và phát triển”, bà Hằng nói thêm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала