Việt Nam sẽ đẩy lùi làn sóng dịch bệnh lần thứ 4

© REUTERS / Thanh HueMột gia đình đeo khẩu trang trên đường phố Hà Nội
Một gia đình đeo khẩu trang trên đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2021
Đăng ký
Thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại COVID-19 vào năm 2020 được coi là một kỳ tích đáng tự hào được thế giới nể trọng. Các chuyên gia nghiên cứu những biện pháp mà Việt Nam đã sử dụng trong chiến dịch chống đại dịch.
Việc đóng cửa kịp thời tất cả các cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới Việt Nam, việc đóng cửa các cơ sở giáo dục, thực hiện các đợt kiểm tra toàn diện và truy tìm cẩn thận các trường hợp tiếp xúc, kiểm dịch y tế, các biện pháp cách ly xã hội, việc sử dụng các thiết bị bảo hộ, chính sách y tế công cộng tích cực - tất cả những điều này đã giúp Việt Nam tránh được tỷ lệ mắc bệnh lớn và tỷ lệ tử vong cao. Quốc gia này đã trở thành một trong những nước đầu tiên nối lại các hoạt động kinh tế và là một trong số ít nước trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020.
© REUTERS / StringerCác quân nhân phun thuốc khử trùng trên đường phố Hà Nội
Các quân nhân phun thuốc khử trùng trên đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Các quân nhân phun thuốc khử trùng trên đường phố Hà Nội

Kẻ thù nguy hiểm hơn và tàn bạo hơn

Đã có vẻ như đất nước đã vượt qua thời điểm nguy hiểm nhất của đại dịch COVID-19. Đến tháng 4 năm 2021, Việt Nam chỉ ghi nhận gần 3.000 ca mắc COVID-19 và 35 ca tử vong. Nhưng, ở Ấn Độ đã xuất hiện một biến chủng coronavirus mới - biến thể Delta - rất nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. WHO ước tính rằng, Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn 55% so với Alpha (còn được gọi là chủng Anh), mà bản thân virus Alpha có khả năng lây nhiễm cao hơn khoảng 50% so với virus gốc (Vũ Hán). Tải lượng virus trong các ca nhiễm Delta cao hơn gần 1.000 lần so với các ca nhiễm biến thể khác, theo một nghiên cứu khoa học được công bố gần đây. Delta đã đến Việt Nam, và kể từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 8, số ca nhiễm và ca tử vong đã tăng gấp 60 lần. Một phần ba trường hợp nhiễm Delta là những người trên 70 tuổi. Hiện nay tỷ lệ tử vong trên số ca bệnh ở Việt Nam là 1,12%, tỷ lệ này tăng khá nhanh so với thời kỳ trước, nhưng thấp hơn mức 2,13% trên toàn cầu. Dịch bệnh bùng phát mạnh nhất tại trung tâm thương mại của đất nước – thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 4/8, ở Việt Nam đã ghi nhận 181.756 ca nhiễm COVID-19 và 2.327 ca tử vong, theo Trung tâm nghiên cứu Coronavirus của trường Đại Học John Hopkins.
Trên đường phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.07.2021
Đại dịch COVID-19
Ai bảo Việt Nam chống dịch Covid-19 thành công nhờ ‘may mắn’?
Đợt bùng phát mới đã ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Indonesia dẫn đầu bảng xếp hạng đáng buồn với 3,5 triệu ca mắc và hơn 100 nghìn ca tử vong, đứng thứ hai là Philippines (1,6 triệu ca mắc, 23,3 nghìn ca tử vong) và Malaysia (1,1 triệu ca mắc, 9,8 nghìn ca tử vong). Những quốc gia đã có rất ít hoặc không có ca tử vong vào năm 2020, đang đứng trước thực trạng rất đáng báo động. Campuchia có gần 1,5 nghìn người tử vong, Myanmar - 10,7 nghìn người tử vong.

Giải cứu khỏi đại dịch

Theo ý kiến của các nhà khoa học, con đường thoát khỏi tai họa này là tiêm chủng cho phần lớn dân số và tạo nên khả năng miễn dịch bầy đàn. Thành công của Chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của COVID-19 đảm bảo tỷ lệ lây nhiễm thấp đã khiến Hà Nội nghĩ rằng, không nên mua vắc xin đắt tiền từ nước ngoài, đất nước nên tập trung phát triển vắc xin của riêng mình. Do đó, những cơ hội đã bị bỏ lỡ, và đến tháng 7 năm 2021, Việt Nam đứng sau các nước láng giềng trong khu vực về tỷ lệ tiêm chủng. Đến cuối tháng 7, chỉ có 0,5% dân số được tiêm chủng đầy đủ và 4,7% được tiêm mũi một. Trong khi đó, 42% dân số Campuchia được tiêm mũi một, ở Thái Lan và Indonesia - hơn 16% dân số được tiêm mũi một. Singapore dẫn đầu về tỷ lệ tiêm vắc xin, quốc gia này đã tiêm chủng cho gần 60% công dân của mình.
© REUTERS / Thanh HueTiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Tiêm chủng vaccine ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Chính phủ Việt Nam đang tập trung vào việc mua sắm vắc xin ở nước ngoài. 6 loại vắc xin đã được cấp phép sử dụng ở nước này: AstraZeneca, Sputnik V, Sinopharm, Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson. Nhờ các hợp đồng được ký kết rất nhanh chóng, nhờ viện trợ nước ngoài và cơ chế COVAX hỗ trợ đảm bảo tiếp cận vắc xin COVID-19, Việt Nam đã đặt hàng 125 triệu liều vắc xin COVID-19 để tiêm chủng cho 70% dân số đến tháng 5 năm 2022. Vì những công dân lớn tuổi là những người dễ bị tổn thương nhất, họ được ưu tiên cứu mạng sống, và những liều vắc xin ban đầu dành cho các cán bộ, nhân viên trong ngành du lịch giờ đây sẽ dành cho họ. Việt Nam không chỉ mua vắc xin của nước ngoài mà còn bắt đầu sản xuất vắc xin Sputnik V của Nga trong nước và dự định xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin của Mỹ vào năm tới.
© REUTERS / StringerNgười đàn ông sống trong khu vực bị phong tỏa nhận thức ăn qua chướng ngại vật ở TP.Hồ Chí Minh
Người đàn ông sống trong khu vực bị phong tỏa nhận thức ăn qua chướng ngại vật ở TP.Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Người đàn ông sống trong khu vực bị phong tỏa nhận thức ăn qua chướng ngại vật ở TP.Hồ Chí Minh
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo biến thể Delta cực nguy. Các chuyên gia nước ngoài khuyên Việt Nam nên tiến hành xét nghiệm huyết thanh học, tức là xét nghiệm mẫu lấy ngẫu nhiên từ quần thể để xác định mức độ nhiễm COVID-19. Một nghiên cứu tương tự được thực hiện ở Indonesia đã phát hiện kháng thể ở 44% đối tượng, cao gấp 15 lần con số chính thức. Nhà dịch tễ học Pandu Riono thuộc Đại học Indonesia cho biết:
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc đi đến quyết định thực hiện Chỉ thị 16 với TP Hồ Chí Minh là khó khăn nhưng cần thiết và phù hợp lúc này. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2021
Đại dịch COVID-19
Covid-19 với chủng mới Delta: Giãn cách xã hội TP.HCM là một quyết định khó khăn
“Có khả năng tổng số ca mắc ở Việt Nam cao gấp 10 lần so với số trường hợp được ghi nhận chính thức”.
Và giáo sư y học Ali Mokdad thuộc Đại học Washington tại thành phố Seattle dự đoán rằng, số ca tử vong ở Việt Nam sẽ tăng cho đến giữa tháng 8, đạt mức cao nhất là 250 ca tử vong mỗi ngày, và sau đó sẽ bắt đầu giảm. Theo ông, do tỷ lệ tiêm chủng thấp, đến ngày 1/11, số ca tử vong có thể lên tới 26 nghìn người. Nhà dịch tễ học người Ấn Độ Chandrakant Lahariya cho biết:
“Bài học của đợt bùng phát virus tàn bạo này là các quốc gia phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất”.
“Khi nền kinh tế bị bóp nghẹt bởi các biện pháp hạn chế và hệ thống y tế gần tới ngưỡng sụp đổ, Việt Nam nên nhập khẩu và phân phối chính các loại vắc xin hiện có”, - Barnaby Flower viết trong ấn phẩm East Asia Forum.

Việt Nam đủ sức để vượt qua mọi thử thách

Tuy nhiên, ông Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, tin chắc rằng, Việt Nam có thể vượt qua đại dịch nhờ cả hệ thống chính trị và lòng kiên trì của người dân. Mọi nguồn lực của ngành y tế được huy động để giúp người dân TP.HCM vượt qua dịch Covid-19, ở các tỉnh miền Nam đã thành lập các trung tâm hồi sức tích cực. Theo các chuyên gia, Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kế thừa tốt những kinh nghiệm chống dịch thành công của Chính Phủ tiền nhiệm dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, có tư duy thực tiễn chiến lược cho phép đưa ra các quyết định đúng đắn.
© Ảnh : Facebook account of Kidong ParkTrưởng đại diện WHO tại Việt Nam Kidong Park
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam Kidong Park - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam Kidong Park

Nền kinh tế sẽ phục hồi

Đợt bùng phát dịch Covid-19 mới và việc sản xuất công nghiệp bị gián đoạn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 xuống 5,8% thay vì mức 6,7%. Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada, nhận định:
Quang cảnh Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2021
Kinh tế Việt Nam chiến thắng đại dịch Covid-19 như thế nào?
“Phục hồi từ đại dịch COVID-19 tại châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp nối, nhưng chặng đường phía trước còn mong manh do tái bùng phát dịch bệnh, sự xuất hiện của biến thể mới cũng như chiến dịch tiêm chủng vắc xin không đồng đều”.
Tuy nhiên, việc nối lại các hoạt động kinh tế và sự gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, việc Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại lớn như CPTPP và RCEP, ký kết các hiệp định thương mại tự do với EU và Anh, sự gia tăng nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là các nhân tố rất quan trọng cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế Việt Nam. Mặt khác, theo tiến sĩ Ekaterina Koldunova, Phó Giáo sư Khoa Phương Đông học, Học viện Quan hệ quốc tế Moscow (MGIMO) trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga, tình hình hiện nay với đại dịch là một lý do chính đáng để các nước định hướng xuất khẩu phải suy nghĩ về cơ cấu của nền kinh tế, hiểu rõ về sự cần thiết phát triển các ngành công nghiệp và thương hiệu của riêng họ. Còn Giáo sư Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Đại học Quốc gia St. Petersburg cho rằng, ban lãnh đạo Việt Nam đã cho thấy trình độ quản lý rất cao, và hiện nay các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng sẽ áp dụng các biện pháp tối ưu để cải thiện tình hình.
© REUTERS / Thanh HueThực khách ở Hà Nội ngồi trong nhà hàng sau tấm chắn nhựa chống coronavirus lây lan
Thực khách ở Hà Nội ngồi trong nhà hàng sau tấm chắn nhựa chống coronavirus lây lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Thực khách ở Hà Nội ngồi trong nhà hàng sau tấm chắn nhựa chống coronavirus lây lan
“Nếu Việt Nam ngay từ đầu quan tâm đến việc mua và sản xuất vắc xin, ví dụ, vắc xin Sputnik V có hiệu quả rất cao, thì đến nay hầu hết dân số đã được tiêm chủng. Tuy nhiên, Chính phủ đang kiểm soát tình hình, áp dụng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, thúc đẩy tiêm vắc xin, người dân ủng hộ Chính phủ, vì thế tôi chắc chắn rằng, Việt Nam sẽ vượt qua khủng hoảng”, - chuyên gia Nga nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала