Điều tàu chiến tới Biển Đông, Đức vẫn hạn chế tối đa những “rắc rối”

Tàu khu trục Bayern. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.08.2021
Đăng ký
Cần lưu ý một điều rất quan trọng là Đức đã tuyên bố rằng, tàu chiến của họ chỉ di chuyển trên vùng biển quốc tế cũng như không đi qua Eo biển Đài Loan. Điều này cho thấy người Đức đã kiềm chế tối đa để hạn chế tối đa những “rắc rối” có thể xảy ra trong quan hệ với Trung Quốc.
Hôm 2/8, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer đã đến cảng Wilhelmshaven để chứng kiến tàu khu trục Bayern khởi hành. Trong chuyến hành trình kéo dài 7 tháng, dự kiến, tàu Bayern sẽ dừng chân tại Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, đi qua Biển Đông vào giữa tháng 12. Lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ, kể từ năm 2002, Đức đã điều tàu chiến đến biển Đông. Động thái này của Đức diễn ra khi Trung Quốc trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Berlin và Đức đang nỗ lực cân bằng giữa lợi ích an ninh và kinh tế trong quan hệ với Trung Quốc. Vì sao Đức có mặt tại Biển Đông? Sự hiển diện của Đức ở Biển Đông có gì đặc biệt? Tình hình ở Biển Đông đang càng ngày càng nóng lên.

Đức có những tính toán chiến lược khi chọn “sân chơi”

Việc Hải quân Đức điều tàu chiến đến Biển Đông cũng nằm trong Chiến lược Liên vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương do Mỹ chủ xướng với mục tiêu ít nhất là kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2021
“Thùng thuốc súng” khổng lồ đang hình thành ở Biển Đông
“Người Việt Nam có câu: “Có đi có lại mới toại lòng nhau”. Vậy nên trong quan hệ song phương Mỹ - Đức, hành động đưa tàu chiến tới Biển Đông của Đức còn có thể là một sự “đổi chác” giữa Berlin và Washington khi phía Mỹ tuy không ủng hộ nhưng cũng đã giảm bớt tối đa những hành động can thiệp vào quan hệ Đức – Nga trong việc xây dựng đường ống nhiên liệu “Dòng chảy phương Bắc” dưới lòng biển Baltic, nối thẳng Nga với Châu Âu. Qua đó, vô hiệu hóa ý đồ của Ba Lan hay Ukraina muốn dùng “con bài khí đốt” để chia rẽ Nga với Đức cũng như bắt cả Nga và Châu Âu làm “con tin” cho những đường ống nhiên liệu từ Nga đi qua lãnh thổ hai nước này sang phía Tây”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Hồng Long bình luận với Sputnik.
Cũng theo chuyên gia Hồng Long, trong số các đồng minh NATO của Mỹ ở Châu Âu, người Đức biết “điểm dừng” hơn ai hết. Lý do của điều đó không phải vì “Công ty Siemens” đang có quan hệ làm ăn khăng khít với “Mobile Phone in China”, hay của “Audi AG” và “Volkswagen” với “Công ty ô tô Trường Xuân” (Trung Quốc), hay “ZTE Deutschland GmbH” là Công ty liên doanh Đức - Trung Quốc được thành lập năm 2005 có trụ sở tại Düsseldorf; hay sự “giống nhau đến kỳ lạ” của hai mẫu xe tăng “Leopard 2” (Đức) và xe tăng “Type 96” của  Trung Quốc (đã có mặt tại các cuộc thi Tank Biathlon trong khuôn khổ các Army Games do Nga tổ chức) mà là những tính toán chiến lược của người Đức khi chọn “sân chơi”.

Đức đã kiềm chế tối đa để hạn chế tối đa những “rắc rối”

Cần lưu ý một điều rất quan trọng là Đức đã tuyên bố rằng, tàu chiến của  họ chỉ di chuyển trên vùng biển quốc tế cũng như không đi qua Eo biển Đài Loan. Điều này cho thấy người Đức đã kiềm chế tối đa để hạn chế tối đa những “rắc rối” có thể xảy ra trong quan hệ với Trung Quốc.
“Nguyên nhân sâu xa là người Đức từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã coi trọng vấn đề phòng thủ quốc gia và tạo ảnh hưởng lớn ở Châu Âu với tư cách là “đầu tàu kinh tế” hơn là vươn ra cạnh tranh quốc tế ở những nơi mà “lợi ích khó đoán định”, - Nhà phân tích quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2021
Việt Nam lên tiếng trước việc Anh, Ấn Độ, Đức điều tàu chiến đến Biển Đông
Điều đó có nghĩa là nước Đức quan tâm đến vấn đề Biển Đông tùy theo “phần trăm lợi ích” mà họ có thể có được khi sử dụng Biển Đông trong giao thương với các đối tác. Và tùy theo tỷ lệ lợi ích có thể có mà các nước đưa chiến hạm đến Biển Đông với binh lực và mức độ hành động khác nhau, với nhiệm vụ được giao và mức độ dính líu khác nhau.
“Việc nước Đức điều tàu chiến đến Biển Đông có giá trị hình thức hơn là giá trị thực tế. Vả chăng nếu có giá trị thực tế đi nữa thì đó cũng chỉ là một “lời cảnh cáo bổ sung” theo sau các lời cảnh báo cứng rắn hơn nhiều từ “chủ soái Washington”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng kết luận, trả lời phỏng vấn của phóng viên Sputnik.

Các bên có mặt tại Biển Đông đều hiểu về “làn ranh đỏ”

Biển Đông ngày càng quan trọng đối với nhiều quốc gia. Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng mạnh hơn và ngày càng hung hăng hơn, các quốc gia phương Tây tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng biển này. Ngoài Mỹ ra thì Anh, Pháp, Nhật Bản, Úc và New Zealand cũng đang mở rộng hoạt động ở Thái Bình Dương để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Tàu chiến Ấn Độ sắp tới cũng có mặt tại Biển Đông.
“Các chuyên gia quan hệ quốc tế đang bàn luận sôi nổi về việc đang hình thành một “thùng thuốc súng” khổng lồ ở khu vực Biển Đông. Nhưng việc nó không bùng nổ là có lợi hơn cho tất cả các bên”, - Tiến sỹ Lê Hòa nói với Sputnik.
“Nơi nào có nhiều súng thì nơi đó có nhiều nguy cơ chiến tranh. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại thì xung đột vũ trang không phải là lựa chọn duy nhất nếu không nói là tồi tệ nhất của các cường quốc, trong đó có nước Đức. Cả phía Trung Quốc cũng như phía Mỹ và phương Tây đều hiểu rằng tuy quan hệ hai bên gia tăng căng thẳng nhưng cả hai đều hiểu về những “làn ranh đỏ” mà mỗi bên cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hậu quả khi “đụng chạm” tới những “làn ranh đỏ” đó, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Hồng Long bình luận với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала