Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung phân tích thành tựu và hạn chế trong công tác chống dịch

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2021
Đăng ký
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, thành phố và các thành viên Chính phủ tập trung phân tích những kết quả, thành tựu và cả những hạn chế trong công tác tác chống dịch trong thời gian vừa qua, để khẩn trương rút ra bài học.
Chiều 11/8, dưới sự chủ trì, điều hành của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ đã họp về công tác phòng, chống dịch COVID-19; tình hình phát triển kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021; những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế-xã hội những tháng cuối năm 2021.
Phiên họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu Chính phủ với các địa phương trên toàn quốc. Dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các bộ trưởng, thủ trưởng các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 7/2021

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, tại phiên họp này Chính phủ sẽ nghe và thảo luận về: tình hình và công tác phòng, chống dịch COVID-19; tình hình phát triển kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021; những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế-xã hội những tháng cuối năm 2021.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.08.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh đại dịch Covid-19
Theo Thủ tướng, đây là hai nhiệm vụ quan trọng song song và có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Do đó, đề nghị các đại biểu nghiên cứu, phân tích những kết quả đã đạt được để tiếp tục phát huy, đồng thời nêu những hạn chế và phân tích kỹ nguyên nhân để đề ra các giải pháp, huy động sự chung tay, chung sức, đồng lòng để vừa chống dịch hiệu quả hơn và phát triển kinh tế-xã hội.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4 đến nay, nước ta đã ghi nhận hơn 225.000 ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 224.000 ca trong nước (99%), 77.531 người đã khỏi bệnh (34%), 4.110 ca tử vong; có 02/62 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 12 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát, có 01 tỉnh chưa ghi nhận ca mắc (Cao Bằng).
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình, diễn biến dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình, diễn biến dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình, diễn biến dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên nhân đợt dịch thứ 4 lây lan rộng và kéo dài là do biến thể Delta với khả năng lây lan rất nhanh và mạnh, có thể lây trong không khí và phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh trong thời gian ngắn; chu kỳ lây nhiễm ngắn làm gia tăng khả năng lây nhiễm trong cộng đồng, lây lan rất nhanh, mạnh trong không gian kín, đặc biệt là trong nhà máy, khu công nghiệp, nơi tập trung đông người.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu nhậm chức. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Việt Nam tất thắng và ưu tiên ‘số một’ của Chính phủ ông Phạm Minh Chính hiện nay
Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, nhất là tại TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khu vực phía Nam; một số tỉnh có nguy cơ bùng phát dịch trở lại đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người dân, gây tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Tại các địa phương khác nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao do số lượng lớn trường hợp đã đi về từ vùng dịch có thể vẫn chưa được giám sát, quản lý triệt để.
Về tình hình phát triển kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2021, báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bên cạnh nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm. Trong đó, chỉ số CPI bình quân 7 tháng tăng 1,64%; thị trường tiền tệ ổn định; tăng trưởng tín dụng phục hồi tích cực, đạt 6,66%; thu ngân sách nhà nước 7 tháng đạt 68% dự toán năm; thực hiện vốn FDI tăng 3,8%; giữ vững an ninh năng lượng; bảo đảm cung cấp nước an toàn, liên tục...
Sản xuất, kinh doanh 7 tháng được duy trì mặc dù bị tác động mạnh từ dịch bệnh, nhất là trong tháng 7. Trong đó, sản xuất nông nghiệp cơ bản ổn định; an ninh lương thực được bảo đảm, nhất là cung cấp lương thực, thực phẩm, hàng hoá thiết yếu cho các khu vực bị cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội... Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7 tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ, tính chung 7 tháng IIP tăng 7,9%... Cải cách thể chế tiếp tục được quan tâm, nhất là quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, đầu tư, mua sắm, đấu thầu; tăng cường hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan và giữa Chính phủ với các cơ quan trong hệ thống chính trị; cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp bộ máy các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp và cung ứng dịch vụ công tiếp tục chuyển biến tích cực.
 Khu nhà cách ly nhiều công dân có tiếp xúc với các ca F0 tại Trung đoàn 834.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xem xét thí điểm cách ly F1 tại nhà
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm, nhất là trong bối cảnh tác động bởi dịch bệnh; huy động tổng lực với sự tham gia tích cực của nhiều cấp, nhiều ngành, các lực lượng xã hội cho công tác phòng, chống dịch, chăm sóc, điều trị các bệnh nhân COVID-19, đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn cung cấp vaccine trên các mặt trận.
Cùng với chống dịch, phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông đã được tổ chức tốt, tuyển sinh vào lớp 10 linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh, điều chỉnh hợp lý phương án tuyển sinh cao đẳng, đại học.
Cả nước tổ chức các hoạt động tưởng nhớ, tri ân các thương binh, liệt sỹ ý nghĩa, an toàn, hiệu quả nhân dịp kỷ niệm 74 năm ngày thương binh - liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2021) và các hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa với thông diệp “san sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” nhằm động viên tinh thần người dân và các lực lượng tuyến đầu có thêm niềm tin, sức mạnh để mau chóng chiến thắng dịch bệnh.
Hoạt động thể dục, thể thao, công tác chuẩn bị cho các giải thi đấu lớn trong khu vực và quốc tế tiếp tục được chú trọng. Đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại Tây Ninh - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2021
Đại dịch COVID-19
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Tây Ninh
Tuy nhiên, do diễn biến rất phức tạp của dịch COVID-19 trong tháng 7 đã tác động không nhỏ đến mọi mặt của nền kinh tế, nhất là các vùng, địa phương động lực, có nhiều khu công nghiệp ở phía Nam, khiến hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa, tiêu dùng tại các khu vực này bị đứt gãy, đình trệ; sức mua trong nước và xuất khẩu giảm sút; đời sống người dân tại các khu vực bị cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội, nhất là công nhân lao động trong các khu công nghiệp, lao động tự do bị ảnh hưởng nặng nề...
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, lãnh đạo các tỉnh, thành phố và các thành viên Chính phủ tập trung phân tích những kết quả, thành tựu và cả những hạn chế trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thời gian vừa qua; rút ra những bài học kinh nghiệm, nhất là trong phòng, chống dịch COVID-19 và khôi phục sản xuất, kinh doanh; dự báo tình hình, đặc biệt là những khó khăn, thuận lợi, thách thức; bàn các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện những tháng cuối năm 2021.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала