Hoa Kỳ lấy lại ảnh hưởng tại châu Á

© Depositphotos.com / СarlosphotosCờ Mỹ
Cờ Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2021
Đăng ký
Ngày 10 tháng Tám, Sputnik dẫn lời Đại diện thường trực của Nga tại ASEAN, Alexandr Ivanov cho biết ASEAN đã đánh mất vai trò trung tâm ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương vào tay các đối tác phương Tây trong Đối thoại An ninh Bốn bên ("Quad - Bộ Tứ").
Ý kiến của nhà ngoại giao đã làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi của người dùng mạng xã hội Việt Nam. Sputnik đã hỏi ý kiến chuyên gia Nga về Đông Nam Á, nhà khoa học chính trị Viktor Sumsky, người đã 10 năm đứng đầu Trung tâm ASEAN tại trường MGIMO thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông hoàn toàn đồng ý với Alexandr Ivanov.
Cờ ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.08.2021
Đại diện thường trực LB Nga: ASEAN mất vai trò ở Thái Bình Dương vì nhường bước cho các nước phương Tây

«Bộ Tứ» và ASEAN

“Tháng 11 năm 2017, Đối thoại An ninh Bốn bên («Bộ Tứ») đã được hình thành, bao gồm 'bốn nền dân chủ': Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. An ninh Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (ITR) được tuyên bố là chủ đề trọng tâm của «"Bộ Tứ"». Và vào giữa năm 2019, lãnh đạo các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á chính thức thông qua văn kiện mang tên Tầm nhìn ASEAN Ấn Độ - Thái Bình Dương (AOIP). Văn kiện này cho biết các quốc gia Đông Nam Á, nằm ở trung tâm của Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, quan tâm trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, tăng trưởng phúc lợi của người dân khu vực này, và ASEAN cần tiếp tục duy trì “vai trò trung tâm” và “tập thể lãnh đạo” trong các quá trình xây dựng một “kiến trúc khu vực bao trùm”. AOIP thể hiện sự trung thành của mình với phương cách xử thế đặc trưng «Con đường ASEAN», kiên nhẫn, lịch sự, khôn khéo tìm kiếm thỏa hiệp trong quan hệ giữa các nước với mối quan tâm vững chắc đến việc bảo toàn thể diện của chính mình và đối tác. Hiệp hội khẳng định chắc chắn ITR không cần bất kỳ cơ chế đối thoại mới nào để thay thế hoặc bổ sung cho Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với các Đối tác Đối thoại (ADMM-Plus), và chỉ ra tăng cường hợp tác đa phương (chủ yếu là kinh tế) như một nhiệm vụ có khả năng đoàn kết tất cả các bên tham gia trong khu vực”.
Nhưng vào thời điểm AOIP đang được chuẩn bị, chính quyền Donald Trump đã tuyên bố CHND Trung Hoa, giống như Liên bang Nga, là một "đối thủ cạnh tranh chiến lược", đưa ra ý tưởng về Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như là chiến trường chính của cuộc đối đầu giữa các nền dân chủ và các chế độ độc tài đe dọa trật tự thế giới đơn cực, và sau các lệnh trừng phạt chống Nga, Mỹ mở ra cuộc chiến thương mại và thông tin chống lại Bắc Kinh. Điều này cho thấy chính sách "bề trên" của Mỹ đối với Trung Quốc, vốn đã được theo đuổi từ đầu những năm 1970 với kỳ vọng về sự thuần hóa địa chính trị của nước này như Nhật Bản, đã kết thúc. Một nỗ lực bao vây mạnh mẽ Trung Quốc với tư cách là một động lực thúc đẩy kinh tế xã hội khu vực, đã có tác động đến nhiều đối tác, đặc biệt là đối với những nước gần gũi như ASEAN, bởi vì, bất chấp mọi mâu thuẫn và yêu sách với Bắc Kinh, các nước Đông Nam Á không thể hình dung ra  tương lai mà không cần xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc. Trong khi bằng lời nói ủng hộ ý tưởng về "vai trò trung tâm" của ASEAN, trên thực tế Hoa Kỳ đã trực tiếp phá hoại điều này. Một ví dụ nổi bật là việc bốn đối tác lâu dài của ASEAN, do Washington đứng đầu, thành lập một nền tảng riêng của họ để thảo luận về các vấn đề an ninh châu Á, tức là «Bộ Tứ», vốn không gắn liền với các cấu trúc của Hiệp hội và trên thực tế, một sự thay thế cho EAS. Trọng tâm của «Bộ Tứ» là địa chính trị, không phải là các tương tác kinh tế hiệu quả như ASEAN.
Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris tham dự cuộc họp trực tuyến QUAD tại Nhà Trắng ở Washington - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2021
Liệu chính sách của Trung Quốc có đẩy Việt Nam vào vòng tay “Bộ Tứ”?
Nhưng «Bộ Tứ» cần được hỗ trợ rộng rãi hơn để đạt được thành công, và vì mục tiêu này, Việt Nam được chọn, như một quốc gia đặc biệt lo ngại về hành vi của CHND Trung Hoa ở Biển Đông, đồng thời phát triển quan hệ quân sự với tất cả các thành viên "Bộ Tứ". Định dạng Quad + xuất hiện. Các chuyên gia nước ngoài đang thảo luận về khả năng biến "Bộ Tứ" thành một kiểu NATO trong ITR. Mong muốn đặt ra các nhiệm vụ cho "NATO châu Á" như xây dựng khả năng tương tác hoạt động của hạm đội và lực lượng quân sự, cuộc chiến chung chống khủng bố, trao đổi thông tin tình báo, an ninh mạng, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong các vấn đề quân sự, v.v.

Hợp tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành dĩ vãng

“Tôi có khuynh hướng nghĩ rằng trong nửa cuối những năm 2010, quan hệ Mỹ - Trung đã vượt qua «điểm không thể quay lại». Xung đột, vốn âm ỉ phát triển trong một cái kén dày đặc của sự phụ thuộc lẫn nhau và hợp tác hiệu quả, đã nổi lên chiếm ưu thế mạnh mẽ và dứt khoát so với mọi thứ khác. Và ngày nay, do lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và Trung Quốc có sự khác biệt sâu sắc, nhưng ở mức độ lớn là do các hành động gây bất ổn quy mô lớn từ phía Hoa Kỳ. Hình thức hợp tác đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương, mà trung tâm từng là ASEAN, đang trở thành dĩ vãng, trong khi định dạng Ấn Độ - Thái Bình Dương, do những sự khác biệt đáng kể, ngay cả trong các thế lực ủng hộ và đường lối cứng rắn của Hoa Kỳ trong việc kiềm chế Trung Quốc, khó có thể hoạt động hiệu quả như trước. Ngoài ra, đại dịch coronavirus cũng ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế liên quan đến tương tác xuyên biên giới: ngoại thương, chuỗi giá trị gia tăng nhiều thành phần, vận tải hành khách quốc tế, ngành dịch vụ khổng lồ - mọi thứ đã được tích lũy nhờ sự tham gia thành công của “mười nước” ASEAN vào các quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, mà Hoa Kỳ và Trung Quốc cùng “thúc đẩy” trong khuôn khổ dự án châu Á – Thái Bình Dương suốt một phần tư thế kỷ qua”, Viktor Sumskiy nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 8 tại điểm cầu Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2020
ASEAN mong muốn tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ, theo thù tướng Việt Nam
Trong bài báo nổi tiếng của mình “Thế kỷ châu Á đang gặp nguy hiểm”, xuất bản mùa hè năm ngoái trên tạp chí Mỹ “Foreign Affairs”, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long viết những rủi ro do cuộc đối đầu Mỹ - Trung gây ra không chỉ làm rung chuyển châu Á và gây khó khăn cho việc tăng trưởng kinh tế  xa hơn. Xuất hiện tình huống khiến người ta nghĩ rằng sự khởi đầu của “thế kỷ châu Á”, như thể hoàn toàn không định trước đã trở nên mờ nhạt ở chân trời lịch sử.
Giờ đây, trong các hành động của mình ở Đông Nam Á, Hoa Kỳ không dựa vào ASEAN, mà vào NATO và G7. Các tàu chiến Anh, Pháp, Đức đi tuần trên Biển Đông. Người ta có ấn tượng Hoa Kỳ đang cố trả thù cho sự suy yếu ảnh hưởng ở khu vực này trên toàn cầu, cho thấy sức mạnh ngày càng tăng của châu Á, và ai là ông chủ trên thực tế, chuyên gia Nga kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала