Liệu Mặt trăng có thể trở thành "chiến địa" do sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga?

© Sputnik / Vladimir SergeevMặt trăng
Mặt trăng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2021
Đăng ký
Các chuyên gia Mỹ tuyên bố về sự cạnh tranh dữ dội giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga trong việc nghiên cứu Mặt trăng, sự cạnh tranh này có thể leo thang thành xung đột vũ trang. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Ivan Moiseev đứng đầu Viện Chính sách Không gian (Nga) bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này.
Hoa Kỳ cảnh báo nguy cơ bùng phát cuộc chiến giành Mặt trăng với Trung Quốc, theo trang Defense One. Các chuyên gia thu hút sự chú ý của thực tế là không có thỏa thuận bổ sung nào giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nga về hiệp ước cấm các hoạt động quân sự trên Mặt trăng.
Các tác giả của báo cáo khẳng định rằng, trên Mặt trăng có rất ít vị trí thích hợp để đặt căn cứ. Theo các chuyên gia, Trung Quốc hay Nga có thể đặt căn cứ ở những nơi thuận lợi và tạo ra một khu vực an ninh xung quanh căn cứ của mình, nơi mà sự tiếp cận của Hoa Kỳ sẽ bị hạn chế.
Máy bay trên nền trăng rằm - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Phi hành gia cho rằng tới năm 2050 sẽ có hàng trăm người sống trên mặt Trăng
"Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu các cường quốc không gian chọn cùng một miệng núi lửa để bắt đầu sứ mệnh khám phá Mặt trăng?" - tác giả bài báo đặt câu hỏi.
Bài báo cảnh báo rằng, tình huống này có thể dẫn đến xung đột quân sự trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất.
Vào tháng 6, Nga và Trung Quốc đã giới thiệu lộ trình xây dựng Trạm Khoa học Quốc tế trên Mặt trăng. Ba trạm tự động của Nga và ba trạm tự động của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ được đưa đến đó trước năm 2025.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, người đứng đầu Viện Chính sách Không gian Ivan Moiseev nói lên ý kiến về nội dung này.
"Cuộc chiến trên Mặt trăng không phải là chuyện nghiêm túc mà chỉ là tưởng tượng thuần túy. Không thể tiến hành bất kỳ cuộc chiến nào trên Mặt trăng: việc đưa vũ khí lên Mặt trăng quá đắt đỏ và không có ích lợi gì. Trên Mặt trăng không có gì để chiến đấu. Người Mỹ thường nói về nguy cơ này khi họ cần bổ sung tài trợ, luôn cảnh báo "chúng tôi sắp bị các đối thủ bỏ xa", - ông Ivan Moiseev nói.
Chuyên gia Moiseev nhấn mạnh rằng, các chương trình thám hiểm Mặt trăng của Hoa Kỳ và Trung Quốc có điểm khác nhau về cơ bản.
Người Mỹ đổ bộ xuống Mặt trăng - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
NASA kêu gọi tăng cường nỗ lực đưa Hoa Kỳ trở lại Mặt trăng do sự thành công của Trung Quốc
"Các tàu thăm dò Mặt trăng của Trung Quốc (chúng hoạt động khá tốt) không gây trở ngại cho Mỹ theo bất kỳ cách nào. Hoa Kỳ có kế hoạch đưa con người lên Mặt trăng và xây dựng căn cứ ở đó vào khoảng năm 2028. Vì họ có kế hoạch quy mô lớn như vậy nên họ không cần gửi tàu thăm dò lên Mặt trăng. Người Mỹ có các vệ tinh thăm dò Mặt trăng từ quỹ đạo LRO của NASA giúp chuẩn bị cho sứ mệnh con người lên Mặt trăng. Chương trình này hoạt động trong hơn 10 năm nay. Đây là một thiết bị trinh sát rất mạnh, nó cũng tiến hành nghiên cứu khoa học. Trung Quốc có những nhiệm vụ hoàn toàn khác. Vì vậy, lợi ích của Hoa Kỳ và Trung Quốc không thể va chạm. Mặt trăng là rất lớn, có đủ chỗ cho tất cả mọi người", - ông Ivan Moiseev nhấn mạnh.
Nói về cuộc đua chinh phục Sao Hỏa, đây là viễn cảnh rất xa vời, chuyên gia nhận định.
"Dư luận Mỹ bàn tán nhiều về việc đổ bộ lên sao Hỏa, nhưng họ không chi tiền theo hướng này. Họ khám phá sao Hỏa bằng những cỗ máy tự động - rất hiệu quả, rất mạnh mẽ, rất thú vị. Chi phí dự án đưa hai người lên sao Hỏa và trở lại Trái đất có giá khoảng 500 tỷ USD. Đương nhiên, Mỹ sẽ không đồng ý với điều này. Trung Quốc lần đầu tiên đưa tàu thám hiểm hạ cánh xuống sao Hỏa, và khả năng công nghệ của Trung Quốc kém hơn nhiều. Vì thế sao Hỏa là một viễn cảnh rất xa vời", - chuyên gia Moiseev nhận xét.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала