- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Tinh thần của Thủ tướng: "nhập viện trước, thủ tục sau", không để xảy ra khủng hoảng y tế

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện Chỉ thị số 16
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các tỉnh, thành phố đang thực hiện Chỉ thị số 16 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Nghị quyết 86 của Chính phủ đã bao quát một cách tương đối toàn diện các biện pháp cấp bách trong công tác phòng, chống dịch. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu loại bỏ ngay các giấy tờ, thủ tục hành chính với các trường hợp nhập viện cấp cứu.

Chính phủ, Thủ tướng sẽ chủ động, linh hoạt hơn

Chỉ trong vài ngày, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những nội dung khác với quy định của luật.
Trong vòng vẻn vẹn hơn một ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp khẩn cho ý kiến, thông qua và Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 268 ngay trong đêm 6/8 để Thủ tướng Chính phủ kịp ký ban hành Nghị quyết 86 về phòng, chống dịch Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung phân tích thành tựu và hạn chế trong công tác chống dịch
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho biết:
“Điều này đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới của một Quốc hội hành động, luôn đặt lợi ích của đất nước, của Nhân dân lên trên hết và trước hết”.
Theo bà Thủy, Nghị quyết 86 của Chính phủ đã bao quát một cách tương đối toàn diện các biện pháp cấp bách trong công tác phòng, chống dịch trên hầu hết lĩnh vực cũng như đưa ra nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để áp dụng kịp thời trong tình hình hiện nay.
Để triển khai Nghị quyết số 30 là bao quát chung, Quốc hội đã giới hạn rõ phạm vi áp dụng, bao gồm các biện pháp nào Chính phủ, Thủ tướng được toàn quyền chủ động thực hiện, kể cả khi có nội dung khác luật hoặc chưa được luật quy định. Đồng thời, giới hạn thời gian áp dụng các biện pháp cấp bách này cho đến hết năm 2022.
Với diễn biến bất ngờ, khó đoán định của dịch bệnh như trong một năm rưỡi qua thì hiện vẫn còn khá nhiều biến số mà chúng ta chưa thể lường hết được.
Vì vậy, việc Nghị quyết 30 của Quốc hội khóa XV giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các thẩm quyền mạnh mẽ, chưa từng có tiền lệ.
Với mục tiêu là nhằm tạo cơ sở pháp lý, tạo thế chủ động, linh hoạt hơn cho Chính phủ, Thủ tướng trong việc ứng phó, xử lý kịp thời những tình huống phức tạp, khó có thể dự lường của dịch bệnh. Đây cũng là cơ sở để Chính phủ ban hành Nghị quyết 86.

Không để xảy ra khủng hoảng y tế

Trước đó vào ngày 15/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với một số địa phương triển khai Nghị quyết 30 của Quốc hội, Nghị quyết 86 của Chính phủ.
Nội dung nói về việc thực hiện các giải pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, sơ kết 1 tháng thực hiện Chỉ thị 16 tại một số địa phương.
Chốt kiểm dịch ngay trước tượng đài Lê Thái Tổ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2021
Đại dịch COVID-19
Tiếng Việt chúng ta rất giàu và đẹp, tại sao phải dùng đến "từ lạ" 'di biến động dân cư'?
Đặc biệt, để giảm số ca tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý một số biện pháp để Bộ Y tế và các địa phương nghiên cứu, xem xét, có hướng dẫn cụ thể.
Theo đó, ưu tiên tiêm, bao phủ vaccine cho những người trên 50 tuổi, có điểm tiêm riêng cho người cao tuổi. Đồng thời, loại bỏ ngay các giấy tờ, thủ tục hành chính với các trường hợp nhập viện cấp cứu, theo tinh thần "nhập viện trước, thủ tục sau".
Tiếp tục nghiên cứu thí điểm theo dõi, điều trị F0 hiệu quả ngay tại cộng đồng thông qua các tổ y tế. Bộ Y tế hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ từ xa cho tuyến huyện, huyện hướng dẫn tuyến xã, tăng cường trang thiết bị, ôxy, giường ICU...
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала