Vì sao Mỹ bỏ chạy khỏi Afghanistan?

© AP Photo / Rahmat GulTrực thăng Chinook trên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kabul
Trực thăng Chinook trên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kabul - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2021
Đăng ký
“Các sự kiện trong những ngày này ở Afghanistan là minh chứng cho sự thất bại trong chiến lược đối ngoại của Mỹ, cụ thể là chiến lược "xuất khẩu dân chủ".
Mấy ngày nay cái tên Afghanistan xuất hiện trên tất cả trang báo và màn hình các hãng truyền thông hàng đầu thế giới. Người đứng đầu chính phủ do Mỹ dựng lên đã bỏ chạy trên máy bay chất đầy tiền. Mỹ sơ tán lực lượng quân sự của mình khỏi đất nước này sau 20 năm can thiệp trong tình trạng gần như là bỏ chạy. Lực lượng Taliban (tổ chức bị cấm ở Nga) đã vào thủ đô Kabul và hiện tại cả lãnh thổ Afghanistan đã trong tay phong trào Taliban.
Sputnik có bài phân tích về tình hình hiện nay tại Afghanistan, về thất bại của Mỹ ở Afghanistan. Trong bài có bình luận của các chuyên gia quan hệ quốc tế Việt Nam.

Hậu quả của chính sách “Gây bất ổn toàn cầu có kiểm soát”

Theo phân tích của chuyên gia quan hệ quốc tế Việt Nam Nguyễn Hoàng, tình hình Afghanistan hiện nay là hậu quả của chính sách “Gây bất ổn toàn cầu có kiểm soát” của nhiều thế hệ lãnh đạo nước Mỹ kể từ sau khi “Chiến tranh Lạnh” kết thúc.
Tổng thư ký LHQ António Guterres - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2021
Tổng Thư ký LHQ: Afghanistan không nên một lần nữa thành bến đỗ dành cho bọn khủng bố
Ở vào thời điểm Liên Xô tan rã và khối Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, ngay trong chính giới Mỹ đã xuất hiện câu hỏi: “Kẻ thù nguy hiểm nhất đã tan rã. Vậy chúng ta có cần duy trì một sức mạnh quân sự khổng lồ như khi đối đầu với Liên Xô không?”.
“Không ai khác, chính giới tư bản công nghiệp-kỹ nghệ ở Mỹ đã trả lời là: “Cần thiết!”. Nhưng để biện minh cho cái sự “cần thiết” ấy, họ phải tìm kiếm lý do, thậm chí là tạo dựng nguyên cớ. Và “chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan” chính là cái nguyên cớ đó”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.
Ai cũng biết Mỹ và phương Tây đã từng tài trợ rất nhiều tiền bạc, vũ khí và cung cấp cả lính đánh thuê cho lực lượng Mujahideen (tiền thân của Taliban) tiến hành cuộc “Thánh chiến” chống lại Quân đội Liên Xô và Quân đội chính phủ ‘Cộng hòa Dân chủ Afghanistan” được Liên Xô hậu thuẫn. Thậm chí, tờ báo Anh “The Independent” năm 1986 còn đăng ảnh Bin Laden kèm theo một bài bình luận nhan đề “Anti Soviet warrior puts his army on the road to peace” (Chiến binh chống Liên Xô đưa quân đội của mình lên đường đến hòa bình) để ca ngợi ông ta (xem ảnh).
© Screenshot: The IndependentTờ báo Anh “The Independent” năm 1986 còn đăng ảnh Bin Laden kèm theo một bài bình luận nhan đề “Anti Soviet warrior puts his army on the road to peace” (Chiến binh chống Liên Xô đưa quân đội của mình lên đường đến hòa bình).
Tờ báo Anh “The Independent” năm 1986 còn đăng ảnh Bin Laden kèm theo một bài bình luận nhan đề “Anti Soviet warrior puts his army on the road to peace” (Chiến binh chống Liên Xô đưa quân đội của mình lên đường đến hòa bình). - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Tờ báo Anh “The Independent” năm 1986 còn đăng ảnh Bin Laden kèm theo một bài bình luận nhan đề “Anti Soviet warrior puts his army on the road to peace” (Chiến binh chống Liên Xô đưa quân đội của mình lên đường đến hòa bình).
Sau khi nội chiến kết thúc và chính phủ Kabul của Mohammad Najibullah bị lật đổ, số phận của Bin Laden không giống như những lính đánh thuê khác, bị người Mỹ “quẳng đi” như vứt một cái vỏ quả chanh đã vắt hết nước. Ông ta đã tách khỏi nhóm Mujahideen đang bị chia rẽ và dựa vào Taliban, cũng đã ly khai khỏi Mujahideen để lập ra Al Qaeda “khét tiếng”. Và sau khi Bin Laden bị tiêu diệt, thủ lĩnh nhóm Al Qaeda ở Iraq là Abu Bakr al-Baghdadi đã khởi động cho cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS)” vốn có tiền thân là “Nhà nước Hồi giáo* (IS)” từng cam kết trung thành với Al Qaeda từ năm 2004. Tất cả các tổ chức này đều là các tổ chức khủng bố quốc tế.
“Qua các chuỗi hoạt động cũng như “phả hệ” (sơ đồ cây giống nòi) của Mujahideen, của Taliban, của Al Qaeda, của ISIS, chúng ta có thể thấy tất cả những tổ chức đó đều có liên hệ với Cơ quan đặc biệt của Mỹ. Và do đó, Taliban cũng như các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan khác đều là cánh tay nối dài của Cơ quan đặc biệt Mỹ để “gây bất ổn có kiểm soát” trên toàn thế giới nhằm biện minh cho việc gia tăng vũ trang của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc. Mặt khác, các tổ chức này cũng sẵn sàng theo lệnh của các ông chủ để “gây bất ổn” tại những quốc gia mà Mỹ nhận thấy có vẻ như muốn “xa rời quỹ đạo của Mỹ” như Philippines, Yemen, Tây Phi. Và thậm chí là nhúng tay vào những cuộc đảo chính lật đổ như ở Libya hay gây ra nội chiến như ở Syria, ở Trung Phi và vùng Sừng Châu Phi”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng bình luận với Sputnik.
“Việc Taliban (tổ chức bị cấm ở Nga), có thể nói là trong chớp nhoáng chiếm giữ được các thành phố trọng điểm ở Afghanistan, đã vượt qua cả dự đoán tồi tệ nhất của các chuyên gia Mỹ. Sự sụp đổ của chính quyền do Mỹ dựng lên trước ngày 31 tháng 8, ngày Mỹ có kế hoạch hoàn tất việc rút quân, là một kết quả nhục nhã của những nhà tư tưởng Mỹ - những người tạo dựng cuộc chiến chống khủng bố và chính sách xây dựng đất nước. Sau hai thập kỷ chiến tranh do người Mỹ gây ra, những người lính Mỹ đang bỏ chạy, để lại đằng sau là sự hỗn loạn. Mỹ còn không thể duy trì sự hiện diện ngoại giao ngay cả ở đất nước mà họ đã kiên trì “xây dựng nền dân chủ”. Quy mô của thảm họa đã quá rõ ràng đối với toàn thế giới. Thậm chí Washington còn hầu như không cố gắng biện minh cho mình mà thay vào đó là đổ lỗi cho nhau, nào là do chính sách của Biden, nào là do cơ quan phản gián làm việc không hiệu quả, … Tôi cùng quan điểm với chuyên gia Nguyễn Hoàng, khi cho rằng, tình hình ở Afganistan hiện nay là hậu quả của chính sách “Gây bất ổn toàn cầu có kiểm soát”, Tiến sỹ sử học Hoàng Giang nói với Sputnik.

Như “cuộc tháo chạy” của người Mỹ khỏi Sài Gòn tháng 4/1975

Truyền thông thế giới đang lan tỏa những hình ảnh các trực thăng hạng nặng của Mỹ như CH-47, CH-53 liên tục bay tới, hạ cánh rồi cất cánh ở Kabul cũng như cảnh hỗn loạn ở căn cứ không quân Bagram hay sân bay quốc tế Kabul.
Lính quân đội Hoa Kỳ ở Afghanistan - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2021
Người Mỹ nêu tên quốc gia «cần bị Hoa Kỳ trừng phạt vì nỗi nhục ở Afghanistan»
Những hình ảnh đó cho thấy một cuộc rút quân khỏi Afghanistan khác và giống như thế nào khi so với “Cuộc hành quân Gió lốc” đưa người Mỹ ra khỏi Sài Gòn nhanh nhất có thể 46 năm trước. Có lẽ vì thế mà có nhiều người ví “cuộc rút quân” của Mỹ khỏi Afghanistan như “cuộc tháo chạy” của người Mỹ khỏi Sài Gòn tháng 4-1975. Dưới chiêu bài “chống cộng sản”, người Mỹ xâm lược vào Việt Nam từ năm 1955 và phải chạy khỏi Việt Nam năm 1975. Dưới chiêu bài “chống khủng bố”, người Mỹ đã xâm lược Afghanistan năm 2001 và phải rút khỏi đây năm 2021. Cả hai cuộc chiến đều kéo dài 20 năm.
“Tuy nhiên, đó chỉ là sự so sánh có tính hình thức và chỉ về mặt quân sự. Cho dù người Mỹ có mượn chiêu bài gì đi nữa thì trên thực tế, bản chất của hai cuộc chiến này rất khác nhau.
Cuộc Kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Cuộc chiến của Taliban chống các thế lực xâm lược Mỹ và phương Tây là hệ quả của các hành động phân biệt đối xử mang tính tôn giáo, thậm chí là thù địch giữa tôn giáo này với tôn giáo khác cũng như những mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ Hồi giáo giữa hai thế lực Shia và Sunny”, - Nhà phân tích Hồng Long bình luận với Sputnik.

Vì sao chính quyền được Mỹ dựng lên đã sụp đổ thậm chí trước khi Mỹ kịp rút quân?

Chúng ta nhìn lại lịch sử một chút.
Đại diện của các dịch vụ đặc biệt Afghanistan trong vùng lân cận của sân bay Kabul, nơi đang xảy ra nổ súng - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2021
Kabul sụp đổ: cuộc sống tại thủ đô Afghanistan như thế nào sau khi Taliban* xuất hiện
Không ai khác, chính người Mỹ đã dựng lên chính quyền Kabul trong một cuộc động binh mang cái tên hào nhoáng là “Chiến dịch Tự do Bền vững” dưới thời tổng thống George W. Bush (“Bush con”). Và trong suốt 20 năm qua, những cuộc đấu đá nội bộ đã tạo nên hết tổng thống này đến tư lệnh khác trong chính quyền Kabul nhưng bản chất của chính quyền đó vẫn không thay đổi. Vì thế, chính người Mỹ hiểu rõ hơn ai hết nguyên nhân sụp đổ của cái chính quyền đã được họ tạo ra và duy trì suốt 20 năm qua bằng 2.000 tỷ USD tiền thuế của dân Mỹ và máu của hơn 5.000 binh sĩ Mỹ thiệt mạng và hơn 15.000 lính Mỹ bị thương.
“Nhà sáng lập Bloomberg trong bài xã luận của mình đã viết: “Phần lớn tiến bộ ở Afghanistan, được Hoa Kỳ mua với giá khoảng 2 nghìn tỷ đô la trong hai thập kỷ, sẽ bị phá hủy trong vài tuần”. Cho dù ông ta dự đoán thảm họa có thể xảy ra, nhưng con số 2000 tỷ đô la Mỹ đã được nói ra. Sự hiển diện 20 năm của Mỹ tại Afganistan đã kết thúc. Taliban (tổ chức bị cấm ở Nga) đã kiểm soát toàn bộ lãnh thổ đất nước”,  - Tiến sỹ sử học Hoàng Giang phát biểu với Sputnik.
“Được Mỹ viện trợ hào phóng cả về kinh tế và quân sự, hầu hết những “chính phủ bù nhìn”kiểu như chính phủ Kabul sớm trở nên thoái hóa bởi nạn tham nhũng, lạm dụng quyền lực, vô trách nhiệm với dân chúng và quan trọng nhất là không có khả năng tự vệ, bởi tiềm lực quốc phòng và an ninh đều phụ thuộc vào ngoại bang. Afghanistan cũng không nằm ngoài quy luật ấy nên khi bị Mỹ buông bỏ chính quyền Kabul chỉ còn là một thứ bù nhìn rơm, chỉ cần một cú huých nhẹ là sụp đổ”, - Ông Hồng Long phân tích trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Thực chất, không hẳn là người dân Afghanistan đánh giá Taliban là chế độ ưu việt hơn để họ lựa chọn. Nhưng sau 20 năm sống dưới các chính thể thân Mỹ, hầu hết những người dân Afghanistan đã thấy mình trở thành nạn nhân của những chính thể bù nhìn đó khi chính thể ấy chỉ chăm lo vun vén cho quyền lợi của các tầng lớp trên ở thủ đô Kabul và các đô thị khác mà bỏ quên họ.
“Người Afganistan chọn Taliban là một sự lựa chọn “cực chẳng đã”. Thêm vào đó, chính quyền Kabul đã để cho đại dịch COVID-19 lây lan với tỷ lệ cứ 10.000 dân thì có 50 người nhiễm và trên 8.000 người đã tử vong trong khi dân số Afghanistan chỉ khoảng 31.390.000 người. Hầu hết những trường hợp tử vong là những người nghèo. Nạn tham nhũng đã làm “chảy máu đến suy kiệt” nền kinh tế Afghanistan tới mức chính phủ Kabul không còn tiền để mua vaccines tiêm cho người dân của họ”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.

Vì sao Mỹ thất bại ở Afganistan?

“Cuộc xâm lược Afghanistan của Mỹ từ năm 2001 đến nay tuy lấy cớ là để trừng phạt Afghanistan, trừng phạt Taliban vì đã “đồng mưu” với Al Qaeda trong vụ khủng bố 11-9-2001 nhưng thực chất là để “lấp liếm”, để “xóa dấu vết” mối liên hệ giữa các Cơ quan đặc biệt Mỹ với các “âm binh” của họ. Còn sâu xa hơn nữa, chính là việc thiết lập “đầu cầu” phía Đông trong “Chiến lược Đại Trung Đông” của Mỹ nhằm khống chế sườn phía Nam của Nga gồm các quốc gia Trung Á; tạo bàn đạp cho các lực lượng khủng bố hoạt động ở Tân Cương (Trung Quốc) và kèm theo đó là kiềm chế cả Pakistan, nước vừa là đồng minh của Trung Quốc, vừa là “bạn bè” của Mỹ trong khu vực”, - Nhà phân tích Hồng Long đưa ra bình luận cho Sputnik.
Cũng theo nhà phân tích Hồng Long, đối với khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược này, Mỹ đã từng có tới 5 phiên bản “Chiến lược Đại Trung Đông”. Trong đó, phiên bản thứ năm được xây dựng trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI trên cơ sở bài học kinh nghiệm từ các cuộc “cách mạng nhung” đã từng làm thay đổi chế độ chính trị ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Nội dung cơ bản của phiên bản này đã được tổng thống Mỹ George W. Bush trình bày tại cuộc họp toàn thể của “Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ” (National Endowment for Democracy - NED) ngày 6/11/2003.
Jake Sullivan - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2021
Hoa Kỳ tuyên bố: Không ai ngờ các thành phố của Afghanistan thất thủ nhanh như vậy
phiên bản thứ năm được xây dựng trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI trên cơ sở bài học kinh nghiệm từ các cuộc “cách mạng nhung” đã từng làm thay đổi chế độ chính trị ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Nội dung cơ bản của phiên bản này đã được tổng thống Mỹ George W. Bush trình bày tại cuộc họp toàn thể của “Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ” (National Endowment for Democracy - NED) ngày 6/11/2003.
“Trong tất cả các phiên bản này, Afghanistan giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là trung tâm “Cánh Đông” của “Đại Trung Đông”, vừa là bàn đạp để tiến lên phía Bắc tới Trung Á, sang phía Đông Bắc áp sát Trung Quốc, sang phía Đông Nam kiềm chế Pakistan và Ấn Độ”, - Nhà phân tích Hồng Long nhấn mạnh.
Các phiên bản này đều mang dấu ấn của Chủ nghĩa thực dân mới Mỹ. Đó là lật đổ những chính quyền không theo “quỹ đạo của Mỹ” hoặc không được Mỹ “ưa thích” để dựng lên những chính quyền thân Mỹ, tuân thủ sự chỉ đạo của Washington để Mỹ có thể duy trì ảnh hưởng tại khu vực, đóng vai trò “Cảnh sát toàn cầu” trong một thế giới đơn cực do Mỹ duy nhất đứng đầu.
“Có thể nói, thất bại đã được thấy trước, bởi một chiến lược lớn như Chiến lược Đại Trung Đông đòi hỏi những nguồn lực khổng lồ. Vì người Mỹ đánh giá Afghanistan là một phần quan trọng của chiến lược đó nên “con mồi Afghanistan” đã làm “chảy máu nước Mỹ” (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) một cách khá nghiêm trọng trong một thời gian dài. Việc dính líu trực tiếp vào Afghanistan trong 20 năm đã góp phần làm cho tiềm lực quân sự của Mỹ bị căng mỏng trên toàn cầu trong khi nhiều khu vực khác cũng đang trở thành các điểm nóng như Đông Bắc Á, Biển Đông, Bắc Phi và ngay tại Châu Mỹ La tinh, sân sau của Mỹ”, - Chuyên gia Nguyễn Hoàng nói với Sputnik.
Cũng theo chuyên gia Nguyễn Hoàng, nguyên nhân sâu xa khiến người Mỹ thất bại ở Afghanistan là do họ đã theo đuổi một chính sách chứa đựng ba sai lầm cơ bản.
Người lính Mỹ với cờ Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2021
Chính trị gia Mỹ gọi Afghanistan là thất bại tồi tệ nhất của Hoa Kỳ trong những thập niên gần đây
Thứ nhất, người Mỹ đã coi thường quyền độc lập, tự chủ, tự quyết của các dân tộc khác. Ngay cả khi nhiệm vụ hủy diệt sào huyệt của những kẻ đã tấn công nước Mỹ ngày 11/9/2001 đã hoàn thành (như lời thừa nhận của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken) thì họ nên rút chân ra khỏi “vũng lầy Afghanistan” càng sớm càng tốt. Thế nhưng với mục tiêu thiết lập “Đại Trung Đông” để kiềm chế Nga và Trung Quốc cũng như để khống chế vựa dầu Trung Đông, họ đã “ở lại khi không còn cần thiết” dưới cái mác mỹ miều là “Chiến dịch Tự do cảnh giác”.
Thứ hai, người Mỹ đã đánh giá quá cao thực lực của mình, đã quá kiêu căng và thậm chí là ngạo mạn khi coi thường những cảnh báo từ phía các đồng minh NATO cũng như từ những “đầu óc lành mạnh” trong chính quyền Mỹ. Nhiều người đã cảnh báo rằng không chỉ Afghanistan mà cả Iraq hay Syria đều có thể trở thành một “Việt Nam mới” bất kỳ lúc nào.
“Các sự kiện trong những ngày này ở Afghanistan là minh chứng cho sự thất bại trong chiến lược đối ngoại của Mỹ, cụ thể là chiến lược "xuất khẩu dân chủ". Việc bỏ chạy khỏi Afghanistan giáng một đòn mạnh vào uy tín quốc tế của Mỹ và cái gọi là “khả năng lãnh đạo toàn cầu” của Mỹ”, - Tiến sỹ Hoàng Giang đưa ra bình luận, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
*Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала