Dịch Covid-19 căng thẳng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WHO tăng vaccine cho Việt Nam

© Ảnh : Xuân Triệu - TTXVNTăng cường xét nghiệm SARS-CoV-2 tại thành phố Tuy Hòa.
Tăng cường xét nghiệm SARS-CoV-2 tại thành phố Tuy Hòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.08.2021
Đăng ký
Đích thân Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư lên Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus, đề nghị WHO ưu tiên cung cấp vaccine nhanh và sớm nhất cho Việt Nam khi dịch Covid-19 đang diễn biến căng thẳng.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam hôm nay, 24/8, cả nước phát hiện thêm 10.811 ca mắc nCoV nâng tổng số ca lên thành 369.267, số bệnh nhân tử vong là 9.014, số trường hợp nặng là 706, 27 bệnh nhân nguy kịch.
Công tác ngoại giao vaccine của Việt Nam đạt nhiều thành công. Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, đến nay, cả nước đã nhận được khoảng 23 triệu liều vaccine từ COVAX.

Thông tin về dịch Covid-19 tại Việt Nam hôm nay

Bản tin cập nhật tối 24/8 của Bộ Y tế cho biết, trong số 10.811 ca dương tính mới, có 10.797 người ở 43 tỉnh thành, tăng 531 ca so với hôm qua, thêm 7.663 ca bình phục và 348 người tử vong.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.08.2021
Việt Nam bất ngờ thay đổi người đứng đầu Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19
Hôm nay, ở TP.HCM tăng thêm 376 ca mắc mới, Bình Dương 445, Đồng Nai 176, Khánh Hòa tăng thêm 78 ca, Long An tăng thêm 5 ca.
Theo thông tin từ Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19, chỉ có 14/10.811 ca nhiễm coronavirus mới là nguồn bệnh xâm nhập (nhập cảnh). Còn lại là lây nhiễm trong nước.
Cụ thể, Bộ Y tế cho hay, trong số 10.797 ca lây nhiễm trong nước này, riêng TP. HCM vẫn chiếm phần lớn với 4.627 người, kế đó là Bình Dương 3.628.
Tại Đồng Nai phát hiện thêm 799 trường hợp, Long An 393, Khánh Hòa 203, Đồng Tháp 162, Đà Nẵng 153, Tây Ninh 105, Tiền Giang 93, Cần Thơ 72, Hà Nội 66, Bà Rịa - Vũng Tàu 64, Kiên Giang 61, Bình Thuận 56, Sóc Trăng và An Giang đều 42, Nghệ An 28, Phú Yên 24, Đắk Lắk 21, Bình Phước 20, Thừa Thiên Huế 13, Bến Tre 12, Vĩnh Long và Quảng Nam đều 11 ca, Hà Tĩnh 10, Hậu Giang, Quảng Trị và Sơn La đều 9 ca, Bạc Liêu và Lạng Sơn đều 7, Trà Vinh 6.
Trong khi đó, các tỉnh Thanh Hóa, Lâm Đồng và Bình Định đều 5, Ninh Thuận 4, Gia Lai, Bắc Ninh và Bắc Giang đều 3, Quảng Bình 2, các tỉnh Quảng Ngãi, Hà Nam, Hải Phòng và Cà Mau đều một ca mắc nCoV mới.
© Ảnh : Ngọc Sơn-TTXVNNhân viên Công ty Cổ phần SX-TM-DV Trí Hải và lực lượng vũ trang đang phân phối các mặt hàng thiết yếu, chuyển đến tay người dân.
Nhân viên Công ty Cổ phần SX-TM-DV Trí Hải và lực lượng vũ trang đang phân phối các mặt hàng thiết yếu, chuyển đến tay người dân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Nhân viên Công ty Cổ phần SX-TM-DV Trí Hải và lực lượng vũ trang đang phân phối các mặt hàng thiết yếu, chuyển đến tay người dân.
Như vậy, hiện tại, số ca mắc Covid-19 của Việt Nam đã tăng lên thành 369.267 ca nhiễm, xếp 66/222 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới. Về tỷ lệ số ca nhiễm trên một triệu dân, Bộ Y tế công bố mức 3.756/1.000.000 dân, đứng thứ 168/222 thế giới.
Về tình hình điều trị, Bộ Y tế cho biết, hôm nay có 7.663 người khỏi bệnh, nâng tổng số ca bình phục lên thành 162.279. Tuy nhiên, số ca bệnh nặng vẫn có xu hướng tăng lên với số người đang điều trị ICU là 706, đặc biệt có 27 ca nguy kịch đang được can thiệp ECMO.
Cũng trong 24h qua, Bộ Y tế công bố thêm 348 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 không qua khỏi ở Việt Nam lên thành 9.014 người. Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 của Việt Nam đã tương đương với thế giới – mức 2,4%.
Angela Phương Trinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.08.2021
Bộ Y tế tiếng về việc dùng 'giun đất' để chữa Covid-19 do 'hotgirl' lan truyền
Về tình hình xét nghiệm, Bộ Y tế cho biết, tổng số lượng xét nghiệm đã thực hiện từ 27/4 đến nay là 9.999.802 mẫu cho 28.710.154 lượt người, trong đó 24 giờ qua các ngành chức năng đã thực hiện được 279.349 xét nghiệm cho 407.187 lượt người.
Liên quan đến tình hình tiêm chủng, Bộ Y tế cho hay, Việt Nam đã tiêm được 17.647.353 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 15.725.040 liều, tiêm mũi 2 là 1.922.313 liều, trong đó, ngày 23/8 đã tiêm thêm được 275.085 liều.
Tính đến hết hôm qua 23/8, TP.HCM đã tiêm được hơn 5,4 triệu liều vaccine, trong đó có hơn 900 ngàn liều vaccine Vero Cell của Sinopharm Trung Quốc.
Đáng chú ý, hôm nay, Bộ Y tế chấn chỉnh vấn đề lùm xùm xung quanh công tác tiêm chủng vaccine, nghiêm cấm việc thu phí (bồi dưỡng…) liên quan, nhấn mạnh, Chính phủ vẫn luôn giữ lập trường tiêm vaccine miễn phí cho người dân.
Cùng với đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương, ban ngành chức năng tăng cường kiểm soát việc tự công bố, ghi nhãn và quảng cáo sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19.

Ngoại giao vaccine của Việt Nam gặt hái nhiều thành công

Theo Bộ Ngoại giao, chiều 24/8/2021, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã chủ trì cuộc họp với Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine.
Mục đích chính của cuộc họp là tập trung rà soát, đánh giá kết quả triển khai các nhiệm vụ ngoại giao vaccine của Việt Nam thời gian qua.
Hà Nội: Phong tỏa khu nhà B6 Trại Găng - quận Hai Bà Trưng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2021
Việt Nam ghi nhận 11.214 ca mắc Covid-19 mới, thêm 737 bệnh nhân không qua khỏi
Bên cạnh đó, các lãnh đạo chủ chốt ngành ngoại giao, y tế cũng thống nhất các nhiệm vụ cần khẩn trương, quyết liệt thực hiện nhằm tiếp cận, đưa vaccine, trang thiết bị y tế và thuốc điều trị về nước nhanh nhất, nhiều nhất và sớm nhất có thể để sớm ổn định diễn biến dịch bệnh trong nước.
Phát biểu tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổ trưởng Tổ công tác có báo cáo cho hay, đến nay, Việt Nam đã nhận được khoảng 23 triệu liều vaccine từ cơ chế COVAX, hỗ trợ của các nước và các hợp đồng đã ký kết.
Đặc biệt, trong tháng 8 và tháng 9 này, mặc dù thế giới rất khan hiếm vaccine, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được các nguồn hỗ trợ vaccine nhiều hơn dự kiến từ nhiều đối tác.
Theo Bộ trưởng Sơn, bên cạnh vaccine, nhiều nước, tổ chức quốc tế cũng như kiều bào ta tại nước ngoài đã hỗ trợ trang thiết bị y tế phục vụ kịp thời và thiết thực công tác phòng chống dịch trong nước.
Báo cáo của Tổ công tác nhấn mạnh, Việt Nam đã nhận được hơn 6.368.000 bộ xét nghiệm, gần 600.000 khẩu trang các loại, khoảng 600 máy tạo ô-xy, 300 máy nén ô-xy, 100 tấn ô-xy hóa lỏng, 30 máy thở và 77 tủ lạnh bảo quản vaccine cùng nhiều thiết bị y tế phục vụ công tác điều trị bệnh nhân và phòng chống dịch.
Cùng với đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng thay mặt Tổ công tác kiến nghị các biện pháp thúc đẩy vận động vaccine, trang thiết bị phòng chống dịch và thuốc điều trị trong thời gian tới đây.
Theo đó, bên cạnh nhiều biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh vận động vaccine, chú trọng đẩy mạnh vận động cấp cao và các cấp, đôn đốc các hãng sản xuất cung cấp vaccine nhanh nhất và sớm nhất, Việt Nam cũng đang thúc đẩy khả năng các nước nhượng lại vaccine Covid-19.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có quy trình, thủ tục rút gọn cho phù hợp với thực tiễn phòng chống dịch, tăng cường phối hợp liên ngành để tiếp nhận và phân bổ nhanh nhất các trang thiết bị và thuốc phòng chống dịch trong giai đoạn cấp bách hiện nay.
COVID-19: Tiền Giang khẩn trương tầm soát, xét nghiệm diện rộng - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2021
Đại dịch COVID-19
Covid-19 ngày 21/8: Việt Nam thêm 11.321 ca mắc mới, hơn 7.200 bệnh nhân xuất viện
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao các kết quả tích cực của công tác ngoại giao vaccine thời gian qua, góp phần thiết thực vào nỗ lực phòng chống dịch trong nước.
“Ngoại giao vaccine vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược, dài hạn và là “mặt trận” quyết định thành công của chiến lược vaccine của Chính phủ”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh lưu ý.
Theo đồng chí Phạm Bình Minh, trong bối cảnh khó khăn về nguồn cung vaccine và nhu cầu cấp bách trong nước hiện nay, với mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân là trên hết và trước hết, do đó, Tổ công tác cần tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, triển khai hiệu quả, đồng bộ các biện pháp vận động nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác ngoại giao vaccine.
Đặc biệt, cần nghiên cứu, kịp thời kiến nghị các biện pháp để phát huy vai trò và trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế COVAX, hỗ trợ các tập đoàn trong nước tiếp cận công nghệ để có thể sản xuất vaccine và thuốc điều trị.
Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, thủ tục, rào cản, qua đó đẩy nhanh việc tiếp cận, vận động và đàm phán mua các loại thuốc điều trị để phục vụ việc chữa trị bệnh nhân và giảm tối đa tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị WHO ưu tiên vaccine cho Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có thư gửi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
© REUTERS / Laurent GillieronNgười đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus
Người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus
Trong thư, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đánh giá cao việc các sáng kiến hợp tác được thống nhất tại cuộc điện đàm giữa Thủ tướng và ngài Tổng Giám đốc WHO vào ngày 24/6 vừa qua đã và đang được tích cực triển khai, trân trọng cảm ơn WHO về điều này.
“Đặc biệt, với sự hỗ trợ của WHO và nhiều đối tác quốc tế, Việt Nam đã nhận được nhiều triệu liều vaccine thông qua Chương trình COVAX”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu trong thư gửi ông Ghebreyesus.
TP Hồ Chí Minh: Triệt phá đường dây buôn bán thuốc điều trị COVID-19 giả - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.08.2021
Công an TP.HCM triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc điều trị Covid-19 giả
Tuy nhiên, Thủ tướng Chính cũng thẳng thắn rằng, Việt Nam đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch trên diện rộng do biến chủng Delta gây nên.
Trong tình hình này, lãnh đạo Chính phủ đề nghị WHO ưu tiên cung cấp vaccine cho Việt Nam trong đợt phân bổ vaccine sắp tới của COVAX nhanh nhất, nhiều nhất, sớm nhất có thể.
Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ cũng đồng thời đề xuất WHO tiếp tục hỗ trợ vật tư y tế, chuyển giao công nghệ vaccine mRNA giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn này.
“Việt Nam mong sớm được đón đoàn chuyên gia của WHO sang trao đổi, hướng dẫn cụ thể về hỗ trợ nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước”, ông Chính nhấn mạnh.
Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam ủng hộ vai trò của WHO trong thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng chống đại dịch Covid-19 và tiếp cận công bằng chẩn đoán, điều trị và vaccine ngừa coronavirus.
Như Sputnik Việt Nam cũng đã thông tin, trong tình trạng khan hiếm vaccine toàn cầu ngày càng gay gắt, trong tuần trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có hai cuộc điện đàm quan trọng với Tổng giám đốc Tập đoàn AstraZeneca và Chủ tịch, Giám đốc điều hành Công ty Pfizer.
Trao đổi với nhà lãnh đạo Việt Nam, đại diện các tập đoàn đều cho biết, sự xuất hiện của chủng virus Delta đã và đang làm tăng mạnh số ca lây nhiễm trên toàn cầu, gây rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu rất lớn của thế giới về vaccine hiện nay, thậm chí một số nước phát triển đang muốn triển khai tiêm vaccine mũi thứ 3.
Tuy nhiên, lãnh đạo AstraZeneca và Pfizer đều khẳng định cam kết sẽ nỗ lực đẩy mạnh cung ứng vaccine và tiến độ giao vaccine cho Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất có thể, giúp quốc gia Đông Nam Á này nhanh chóng sớm kiểm soát dịch bệnh như đã từng thành công trong ba đợt dịch trước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала