Những hóa chất và tác nhân sinh học nào có thể bị dùng làm vũ khí trên các mặt trận của Thế chiến II?

© Sputnik / Ilya Pitalev / Chuyển đến kho ảnhvũ khí hoá học
vũ khí hoá học - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2021
Đăng ký
Hầu hết tất cả các nước tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai đã có chương trình nghiên cứu vũ khí hóa học và sinh học. Tuy nhiên, ở Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh, những công trình này đã mang tính chất phòng thủ. Vũ khí hóa học được cho là phải được sử dụng khi đối mặt với tình huống bị tấn công bằng vũ khí này.
Ví dụ, quân đội Nhật Bản đã tích cực sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến ở Trung Quốc.
Vào tháng 8, Cơ quan An ninh LB Nga đã giải mật các tài liệu lưu trữ để một lần nữa nhắc nhở về vũ khí hóa học và sinh học cũng như về việc sử dụng những vũ khí này trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga đã giải mật và công bố biên bản những cuộc thẩm vấn Tổng tư lệnh cuối cùng của Đạo quân Quan Đông Otozo Yamada. Theo biên bản này, vào mùa thu năm 1944, Tướng Otozo Yamada đã nghe báo cáo về việc sử dụng bom vi khuẩn Ishii. Đây là loại bom sinh học bên trong chứa đầy bọ chét nhiễm dịch hạch. Đơn vị 731 trong thành phần đạo quân Quan Đông do Trung tướng quân y Shiro Ishii chỉ huy đã thử nghiệm bom sinh học trên cơ thể người sống. Đối tượng thử nghiệm là tù binh - những người Triều Tiên, Trung Quốc và Liên Xô.
© Ảnh : Public domainOtozo Yamada tại phiên tòa, Khabarovsk, 1949
Otozo Yamada tại phiên tòa, Khabarovsk, 1949 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Otozo Yamada tại phiên tòa, Khabarovsk, 1949
Hầu hết tất cả các nước tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai đã có chương trình nghiên cứu vũ khí hóa học và sinh học. Tuy nhiên, ở Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh, các chương trình này mang tính chất phòng thủ. Vũ khí hóa học được cho là phải được sử dụng khi đối mặt với tình huống bị tấn công bằng vũ khí này.

Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia duy nhất đã sử dụng vũ khí hóa học và sinh học trên quy mô lớn trong điều kiện chiến đấu. Nhật Bản đã sản xuất khoảng 10 nghìn tấn chất tác chiến hóa học được sử dụng để trang bị cho đạn pháo và bom (từ 5 đến 7 triệu bom đạn).
© Sputnik / Evgeny Haldei / Chuyển đến kho ảnhNhật Bản đầu hàng vô điều kiện
Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện
Theo biên bản những cuộc thẩm vấn Tướng Otozo Yamada và các tù binh khác, vào năm 1944, ban chỉ huy  Đạo quân Quan Đông đã ra lệnh tăng cường sản xuất "khối lượng vi khuẩn". Biệt đội 731 và 100 của quân đội Nhật đã tiến hành thử nghiệm vi khuẩn bệnh dịch hạch, bệnh than, bệnh tả, thương hàn và hoại thư trên cơ thể  người sống. Hầu hết những người bị nhiễm bệnh đã chết, những người khỏi bệnh lại trở thành đối tượng thử nghiệm. Theo các thành viên của hai biệt đội, tổng cộng có khoảng 3 nghìn người đã thiệt mạng trong các cuộc thử nghiệm này.

During WW2 era, Japanese army developed weapons of mass destruction. The unit that took in charge was known as 731 unit. General Shirō Ishii was the leader of this chemical weapon unit #publichealth pic.twitter.com/2qo467aLJ9
Quân đội Nhật Bản đã tích cực sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến ở Trung Quốc. Theo một số báo cáo, đã có hơn 2.000 trường hợp sử dụng vũ khí hóa học, bao gồm cả các vụ tấn công bằng khí độc. Đạn pháo chứa đầy khí mù tạt, cũng như bom vi khuẩn có bọ chét bị nhiễm bệnh dịch hạch, đã được quân đội Nhật Bản sử dụng trong trận chiến Changde vào tháng 11 đến tháng 12 năm 1943. Đây là một trận chiến cực kỳ ác liệt mà quân Nhật phải rút lui.
Nhật Bản đã lên kế hoạch sử dụng vũ khí hóa học trong chiến dịch phòng thủ Saipan và Iwo Jima.
Angela Merkel - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2018
Đức sẽ không làm ngơ trước việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria
Vào tháng 10 năm 1940 và vào năm 1942, các máy bay Nhật Bản đã thả bom bọ chét mang mầm bệnh dịch hạch xuống cảng Ninh Ba của Trung Quốc. Nhật Bản cũng đã lên kế hoạch sử dụng vũ khí sinh học chống lại Hoa Kỳ, họ đã chế tạo khinh khí cầu mang hộp chứa côn trùng bị nhiễm bệnh.

Đức

Trước chiến tranh, nước Đức đã phát triển các loại hóa chất mới không màu, không mùi, có độc tính cao hơn so với các loại vũ khí hóa học khác: sarin, soman, tabun. Trong những năm chiến tranh, Đức đã sản xuất 61.000 tấn vũ khí hóa học, nhưng, không sử dụng vũ khí này trên quy mô lớn. Một số trường hợp sử dụng vũ khí hóa học đã được ghi nhận trong các trận chiến trên bán đảo Crưm vào năm 1942.

I heard Spicer comment mean Hitler did not make chemical weapon military strikes in battle or in German towns - forgetting Jew gas chambers pic.twitter.com/KZ8rXWlWi8
Ở Đức đã có một nhóm chuyên gia nghiên cứu vũ khí sinh học. Nhóm này đã chuẩn bị trang bị vũ khí sinh học cho tên lửa đạn đạo V2.

Vương quốc Anh

Vương quốc Anh đã chuẩn bị sử dụng vũ khí hóa học để đẩy lùi một cuộc xâm lăng lớn của Đức cũng như để đối phó với việc Đức sử dụng vũ khí hóa học.
Đến cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, Vương quốc Anh đã sản xuất 60 nghìn tấn vũ khí hóa học và đã xây dựng 5 nhà máy sản xuất đạn pháo và bom chứa chất độc.

Oookayyy, time for the Big Post-Apocalyptic WWII AltHis Compass.
Point of Divergence: Operation Vegetarian happens & the Nuking of Berlin & Rome & subsequent collapse of continental Europe.

The axis's will be Axis/Allies & Total Collapse/Survival.
If u have any ideas lemme know! https://t.co/JXEVLvWRYd pic.twitter.com/ccsIK7ud36
Các nhà khoa học Anh đã thực hiện những thử nghiệm sử dụng vũ khí sinh học trên gia súc. Năm 1942, Chính phủ Anh đã phát triển chương trình chế tạo loại vi khuẩn được đặt cho mật danh là “Chiến dịch Người ăn chay” (Operation Vegetarian) nhằm gieo kinh hoàng, thậm chí xóa sổ nước Đức bằng vi khuẩn bệnh than.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ cựu quân nhân Nhật Bản bị cáo buộc chuẩn bị sử dụng vũ khí vi khuẩn. Khabarovsk, 1949 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.08.2021
FSB: năm 1945 Nhật Bản đã chuẩn bị cho cuộc chiến vi khuẩn chống lại Liên Xô

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã chú trọng đặc biệt tới các loại vũ khí hóa học, những vũ khí này được cho là sẽ được sử dụng để đáp trả đòn phủ đầu bằng vũ khí hóa học của Đức hoặc Nhật Bản. Đến năm 1945, Hoa Kỳ đã sản xuất 135.000 tấn vũ khí hóa học. Những vũ khí này đã không được sử dụng trong điều kiện chiến đấu và được chuyển đến châu Âu. Ngày 2 tháng 12 năm 1943, nước Đức Quốc xã đã không kích tàu chiến của quân Đồng minh tại cảng Bari của Ý. Trong số các tàu chiến bị chìm có John Harvey, một con tàu của Mỹ chở món hàng bí mật - các quả bom khí hơi ngạt. Cuộc tấn công của Không quân Đức đã giải phóng một đám mây khí mù tạt lưu huỳnh độc hại trên bến cảng và mù tạt lỏng hòa vào trong nước, gây ra đầu độc hàng loạt cư dân thành phố và thủy thủ.

SS John Harvey, commanded by Captain Elwin F. Knowles, was a typical #Libertyship. Approximately 100 tons of mustard gas bombs were on board. The bombs were meant as a precaution, to be used only if the Germans resorted to chemical warfare. https://t.co/caRX2ZvZO3 pic.twitter.com/1JDqrLRvhJ
Các công việc chế tạo vũ khí sinh học đã bắt đầu vào tháng 11 năm 1942, bao gồm việc thành lập cơ sở sản xuất, kho chứa và các mẫu đạn dược.

Úc

Điều thú vị trong lịch sử vũ khí hóa học trong những năm Thế chiến thứ hai là việc Australia nhận vũ khí hóa học để đẩy lùi cuộc xâm lược của Nhật Bản. Các chất độc đã được cung cấp từ Anh và Mỹ. Vào tháng 5 năm 1944, tại Úc đã có 250.000 quả đạn pháo và 250 quả bom chứa  chất độc hóa học.

Liên Xô

Liên Xô bắt đầu phát triển một chương trình quy mô lớn về sản xuất vũ khí hóa học ngay trước Thế chiến thứ hai. Theo tình báo Đức, đến năm 1937, ở Liên Xô đã có 44 nhà máy hóa chất với công suất 58,8 nghìn tấn vũ khí hóa học/năm. Con số này nhiều hơn số tiền mà Đức đã chi trong toàn bộ Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đến năm 1945, Liên Xô đã sản xuất 122,5 nghìn tấn vũ khí hóa học, nhưng, vũ khí này đã không được sử dụng trong điều kiện chiến đấu.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2019
Nga kêu gọi Hoa Kỳ tiêu huỷ vũ khí hóa học còn lại
Các nhà khoa học Liên Xô đã nghiên cứu vũ khí sinh học trước và trong chiến tranh, bao gồm cả nghiên cứu chế tạo vắc-xin chống lại các loại vũ khí sinh học. Tuy nhiên, trong những năm chiến tranh, việc phát triển thuốc kháng sinh và các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh đã trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất.
Nói chung, trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, vũ khí hóa học trên thực tế không được sử dụng.
Một trong những nguyên nhân của điều đó là vũ khí hóa học kém hiệu quả so với các loại vũ khí khác. Một cuộc tấn công bằng pháo binh với mật độ 200-250 khẩu pháo trên mỗi km mặt trận đã dẫn đến việc phá hủy hoàn toàn hệ thống phòng thủ của đối phương đến nỗi đôi khi binh lính không thể tìm thấy chiến hào của đối phương. Vào cuối chiến tranh, trong các chiến dịch tấn công, cuộc tấn công bằng pháo binh đã được thực hiện với mật độ 300 đến 450 khẩu pháo và đại bác trên mỗi km mặt trận. Những cuộc pháo kích như vậy đã biến các tòa nhà bằng gạch, các pháo đài và các hầm chứa bằng bê tông cốt thép thành đống đổ nát. Cuộc pháo kích dữ dội có thể dễ dàng xuyên thủng phòng thủ đối phương mà không có rủi ro gây tổn hại cho sức khỏe của quân nhân, điều thường xảy ra khi sử dụng khí độc.
© Sputnik / Fishman / Chuyển đến kho ảnhTrẻ em bị giam giữ tại trại tập trung Auschwitz, 1945
Trẻ em bị giam giữ tại trại tập trung Auschwitz, 1945 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Trẻ em bị giam giữ tại trại tập trung Auschwitz, 1945
Tuy nhiên, vũ khí hóa học đã được nước Đức Quốc xã sử dụng rộng rãi để tiêu diệt tù nhân trong các trại tập trung. Một loại thuốc trừ sâu Xyanua có tên là Cyclone-B lần đầu tiên được sử dụng để chống lại con người vào tháng 9 năm 1941 tại Auschwitz. Lần đầu tiên khí độc “tử thần” của Đức quốc xã đã được sử dụng vào ngày 3 tháng 9 năm 1941. Theo ước tính, hơn 3 triệu người bị phát xít Đức giết hại bằng cách này tại các trại tập trung trong những năm chiến tranh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала