Mì Hảo Hảo, miến Good chứa chất gây ung thư: Thương vụ Việt Nam thông tin

CC0 / Pixabay / Món ăn mì
Món ăn mì - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2021
Đăng ký
Thương vụ Việt Nam tại Anh vào cuộc vụ thu hồi mì tôm Hảo Hảo, miến Good tại Ireland vì có chứa Ethylene oxide độc hại, ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.
Ethylene oxide (EO) là gì? Chuyên gia y tế Việt Nam nói gì về việc trong mì tôm Hảo Hảo, miến Good, phở khô Thiên Hương có chứa Ethylene Oxide?

Thương vụ Việt Nam nói về vụ thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good tại Ireland

Ngày 30/8, Thương vụ Việt Nam đã liên hệ với phía Ireland đề nghị chia sẻ thông tin để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan quản lý trong nước đối với quy trình sản xuất của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam.
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh, sau khi Cục An toàn Thực phẩm Ireland (FSAI) đăng tải thông tin về việc mì ăn liền Hảo Hảo và miến ăn liền Good nhập khẩu từ Việt Nam có chứa chất Ethylene oxide, Thương vụ đã ngay lập tức liên hệ với phía Ireland đề nghị chia sẻ thông tin chi tiết để phục vụ công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý trong nước đối với Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (Acecook).
Món ăn mì - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2021
Bộ Công Thương vào cuộc xác minh vụ mì khô Thiên Hương bị thu hồi ở Na Uy
Từ đầu năm 2021 đến nay, FSAI đã đưa ra 56 cảnh báo về việc thu hồi thực phẩm và đồ uống tại Ireland. Trong số đó, cảnh báo thu hồi một số sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo và miến ăn liền Good do Acecook sản xuất được đưa ra hôm 20/8/2021.
Theo đó, sản phẩm mì Hảo Hảo cần thu hồi có hạn sử dụng 24/9/2022 và miến Good có thời hạn 10/11/2022.
Tham tán Công sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh Nguyễn Cảnh Cường cho biết, đây không phải là một quyết định hành pháp mà chỉ là cảnh báo cấp độ 2.
CC BY-SA 3.0 / Open Food Facts / mì Hảo Hảo
mì Hảo Hảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
mì Hảo Hảo
Với cảnh báo này, nhà chức trách Ireland sẽ dừng bán và yêu cầu các điểm bán hàng thu hồi sản phẩm đã bán.
Người tiêu dùng có thể trả lại sản phẩm đã mua và được hoàn lại tiền theo hóa đơn.
“Cảnh báo nói trên không có nghĩa là tất cả các sản phẩm mỳ Hảo Hảo và miến Good bị cấm bán hay buộc phải tiêu hủy tại Ireland. Nhà phân phối không bị phạt hay bị buộc phải đóng cửa”, ông Cường nói.
Chất Ethylene oxide bị cấm sử dụng làm thuốc trừ sâu trên cây trồng nhưng vẫn được phép sử dụng trong bảo quản nông phẩm (diệt côn trùng) sau thu hoạch trong giới hạn cho phép, theo Luật An toàn thực phẩm EU.
Cụ thể, liều lượng sử dụng được quy định là dưới 100 ppm (115mg/m3) đối với kho hành và dưới 50 ppm (57,5 mg/m3) đối với kho khoai tây.
Theo ông Cường, có khả năng chất ethylene oxide tồn dư trong gói gia vị được cung cấp từ bên ngoài.
FSAI đưa ra cảnh báo của minh dựa trên kết quả thanh tra ngẫu nhiên hoặc kết quả thanh tra theo đơn thư khiếu nại của người tiêu dùng với các cơ sở phân phối, kinh doanh thực phẩm.
Bệnh nhân N.T.N.T được điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2020
Vụ Pate Minh Chay: Thêm một trường hợp bị ngộ độc tại TP.HCM
Trong thời gian chờ nhận được câu trả lời chính thức của FSAI, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh khuyến nghị, Acecook Việt Nam nên tuyên bố nhận trách nhiệm với số sản phẩm bị yêu cầu thu hồi tại Ireland, đồng thời tạm dừng sản xuất mì Hảo Hảo và miến Good cho đến khi tìm ra nguồn gốc chất Ethylene oxide trong quy trình sản xuất.
Sự việc vừa qua là lời cảnh báo với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm muốn đưa sản phẩm của mình sang thị trường nước ngoài.
Để xuất khẩu sản phẩm sang EU, doanh nghiệp cần có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn EU trong quy trình sản xuất, cũng như đảm bảo mọi nguồn nguyên liệu bên ngoài không tồn dư chất cấm.
Trong khi đó, Cục Tiêu chuẩn thực phẩm Anh từ đầu năm đến nay đã đưa ra 58 cảnh báo thu hồi thực phẩm và đồ uống trên toàn lãnh thổ, nhưng chưa có sản phẩm nào mang xuất xứ Việt Nam. Sản phẩm mì Hảo Hảo hiện vẫn được bán tại London.

Chất Ethylene oxide không được phép sử dụng trong thực phẩm ở Việt Nam?

Ethylene oxide còn có các tên gọi khác như Alkene Oxide, Dimethylene Oxide, EO, ETO, Oxane, Dihydroxirene, Oxacyclopropane, Oxirane.
Khí Ethylene oxide (còn được gọi là EO hoặc EtO) được sử dụng rộng rãi như một tác nhân để tiệt trùng vật tư dụng cụ trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, sản xuất dược phẩm và thú y.
Các sản phẩm của Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới được Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.09.2020
Ngộ độc pate Minh Chay, Việt Nam chưa có thuốc chữa, Cục An toàn Thực phẩm lên tiếng
Đáng chú ý, nhờ có khả năng phá hủy DNA, nên ethylene oxide được sử dụng phổ biến như một chất khử trùng hiệu quả. Nhưng do đó, nó cũng có thể tiềm ần nguy cơ gây ung thư, đột biến gen khi tiếp xúc thường xuyên. Do nhiều lo ngại về vấn đề sức khỏe do ethylene oxide gây ra trên người, nên Cơ quan quản lý thực phẩm Mỹ và châu Âu cũng có nhiều khuyến cáo về chất này.
Trong khi đó, theo lời một cán bộ làm việc tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ, rất nhiều quốc gia không quy định cụ thể về thành phần chất ethylene oxide trong thực phẩm, trong đó có Việt Nam.
Trong các tiêu chuẩn Việt Nam về thực phẩm hiện nay, chất này không được đề cập đến.
Theo Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ Lương thực Thực phẩm Việt Nam Nguyễn Thị Hoài Trâm, Ethylene oxide hay còn gọi là oxiran và epoxit. Chất này không được quy định trong danh mục các chất được tồn dư trong thực phẩm (theo thông tư 50/2016 của Bộ Y tế).
“Việc không quy định không có nghĩa là được phép sử dụng. Còn trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, EO không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng”, bà Trâm cho biết.
Về phần mình, đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, Ethylene oxide là hợp chất hữu cơ, một hóa chất cơ bản, không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Đã đến lúc Việt Nam có quy định rõ ràng về hàm lượng EO trong thực phẩm

Theo đại diện Acecook và Công ty Thiên Hương, cả hai doanh nghiệp này đang khẩn trương rà soát để tìm ra nguồn gốc tồn dư ethylene oxide trong sản phẩm.
Bộ Công Thương Việt Nam hiện cũng đang điều tra, xác minh toàn bộ danh mục sản phẩm do Acecook Việt Nam đang phân phối trong nước, kiểm tra làm rõ quy trình sản xuất và xác định các vi phạm nếu có để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trong ảnh: Quang cảnh Hội nghị.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2020
Lo Covid-19, Việt Nam lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 với thực phẩm nhập khẩu
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đề nghị Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. HCM thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Công ty Thiên Hương.
Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP. HCM được giao lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu ethylene oxide với một số sản phẩm do công ty sản xuất đang bán tại thị trường trong nước.
Ethylene oxide thường ở dạng khí không màu và rất dễ cháy. Chất này chủ yếu được sử dụng làm hoá chất trung gian trong sản xuất ethylene glycol (chất chống đông), hàng dệt, chất tẩy rửa, bọt polyurethane, dung môi, thuốc, chất kết dính, nguyên liệu cho sản xuất nhựa Polyethylene terephthalate (PET) và các sản phẩm khác.
Nó cũng được dùng làm sản phẩm khử trùng, hun trùng (xử lý mối mọt...) với hiệu quả cao. Nhiều nước trên thế giới sử dụng nó cho mục đích kiểm soát côn trùng trong một số sản phẩm nông sản, khử khuẩn các nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm (đặc biệt cho gia vị và các loại thảo mộc để hạn chế vi khuẩn Salmonella).
Được biết, kết quả phân tích trên hệ thống cảnh báo nhanh đối với mặt hàng thực phẩm (RASFF) được thiết lập tại EU, mì tôm chua cay Hảo Hảo (số 2021.4233) chứa 0,066 mg ethylene oxide/kg, phở khô vị bò gà của Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương (số 2021.4177) chứa 0,052 mg ethylene oxide/kg.
Trong khi đó, chỉ thị số 91/414/EEC của EU quy định, hàm lượng ethylene oxide trong các sản phẩm đó không được quá 0,05 mg/kg.
“Như vậy, theo quy định của EU thì 2 sản phẩm này bị cảnh báo ở mức phải thu hồi/tiêu hủy”, PGS. Nguyễn Thị Hoài Trâm cho hay.
Còn theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, nguyên giảng viên Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, ethylene oxide chủ yếu được dùng trong tẩy trùng và khử trùng.
“Hiện để khử trùng thực phẩm công nghiệp, có rất nhiều công nghệ an toàn hơn. Việc xuất hiện ethylene oxide trong sản phẩm mỳ tôm là khó hiểu”, PGS. Dũng nói.
Nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) Tô Kim Anh cho rằng, nếu đã được xác định là chất độc thì dù ở mức độ thấp cũng không được phép sử dụng.
“Chất này có thể không phát sinh trong quá trình sản xuất mì ăn liền mà khả năng cao xuất hiện ở giai đoạn chuẩn bị các phụ gia. Doanh nghiệp sẽ phải rà soát để biết thành phần này xuất hiện ở khâu nào”, PGS. Tô Kim Anh nêu rõ.
Trước đó, sản phẩm của Hàn Quốc và Trung Quốc cũng từng bị cảnh báo vì vi phạm các quy định của Liên minh Châu Âu.
Tháng 6 và tháng 7 năm 2021, EU đưa ra 2 quy định về việc sử dụng ethylene oxide trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Theo quy định này, các sản phẩm chứa phụ gia E410 (nhiễm ethylene oxide) đều tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe người sử dụng.
Vì vậy, nhiều doanh nghiệp có đưa E410 vào sản phẩm xuất sang EU đều phải thu hổi các sản phẩm đó dưới sự kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia.
Các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần đặt ra quy định về hàm lượng ethylene oxide trong thực phẩm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала