Phương Tây lo ngại về hoạt động của "tàu trinh sát" Nga

© Sputnik / Alexey Kudenko / Chuyển đến kho ảnhTàu nghiên cứu hải dương học Yantar của Nga
Tàu nghiên cứu hải dương học Yantar của Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các nước phương Tây lo ngại về hoạt động của tàu nghiên cứu hải dương học Yantar của Nga, con tàu đang thực hiện nhiệm vụ ở đúng vị trí đường cáp ngầm xuyên Đại Tây Dương chạy qua dưới đáy biển.
Theo trang tin Defense24 của Ba Lan, phương Tây nghi ngờ rằng người Nga đang thực hiện các nhiệm vụ gián điệp hoặc chuẩn bị cho các hoạt động phá hoại trong tương lai.
Bài báo cho biết con tàu thuộc Đề án 22010 Yantar Cruis, theo phân loại chính thức là tàu nghiên cứu hải dương học, là một bí ẩn thực sự, vì nó tiến hành nghiên cứu ở những vùng biển không bình thường đối với Nga. Sự hiện diện của con tàu này được ghi nhận trong vùng biển gần Syria, Vịnh Ba Tư và ngoài khơi bờ biển Hoa Kỳ. Ở khu vực Đông Địa Trung Hải, nhiệm vụ của Yantar có thể là dò tìm xác của hai chiếc máy bay bị rơi năm 2016 khi tàu sân bay Admiral Kuznetsov thực hiện hành trình trên biển.
Điện Capitol Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2020
Thượng viện Mỹ đánh giá Nga và Trung Quốc là mối đe dọa đối với đường cáp ngầm
Tuy nhiên, như tờ báo lưu ý, các bộ phận khác của con tàu "nghiên cứu" hầu hết là các bể chứa nước trước đây có đặt cáp viễn thông dọc theo đáy. Phương Tây ngay lập tức tỏ ra cảnh giác trước thông tin này, vì thiết bị của tàu Yantar tập trung vào việc phát hiện, khoanh vùng và xác định các vật thể nằm dưới đáy biển.
“Người Nga thực hiện những nhiệm vụ quan trọng nhất bằng cách sử dụng nhiều loại phương tiện dưới nước khác nhau có khả năng hạ xuống độ sâu 6 nghìn mét và thực hiện nhiều công việc khác nhau dưới độ sâu đó. Do đó, về mặt lý thuyết, con tàu có khả năng tiến hành các hoạt động phá hoại”, - bài báo viết.
Tuy nhiên trong trường hợp con tàu này của Nga, có thể suy ra tác dụng của lệnh trừng phạt chống Nga mà nhờ đó, tàu Yantar không được trang bị các phương tiện tự hành dưới vùng biển sâu. Điều này làm hạn chế đáng kể khả năng của đơn vị Nga, bằng chứng là họ không thành công trong việc tìm kiếm xác tàu ngầm San Juan của Argentina bị mất tích vào ngày 15/11/2017.
“Nhưng chúng ta không nên quên rằng các hệ thống trên tàu, mặc dù đơn giản, nhưng có thể dễ dàng hạ "thứ gì đó" xuống đáy biển và đặt thiết bị đó bên cạnh đường cáp ngầm chẳng hạn”, - bài báo tóm tắt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала