Xóa bỏ tâm lý e sợ vaccine Trung Quốc ở Việt Nam

© Ảnh : Thanh Vân-TTXVNCư dân các xã, phường biên giới của thành phố Móng được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2.
Cư dân các xã, phường biên giới của thành phố Móng được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2021
Đăng ký
Các cơ quan chức năng, lãnh đạo chính quyền địa phương, các tỉnh, thành phố của Việt Nam đang cố gắng để xóa bỏ tâm lý lo ngại vaccine Trung Quốc (cụ thể Vero Cell của Sinopharm), khẳng định, vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất.
Bí thư Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh chỉ đạo tiêm dứt điểm 500.000 liều của Sinopharm Trung Quốc ngay trong tuần này. Đồng Nai cũng sẽ tiêm thêm 1 triệu liều vaccine Vero Cell do TP.HCM chia sẻ.
Số ca mắc Covid-19 của Việt Nam tiếp tục tăng cao. Ngày 30/8, Bộ Y tế công bố thêm 14.224 trường hợp dương tính mới, thêm 315 bệnh nhân nCoV tử vong, nâng tổng số ca nhiễm của Việt Nam lên thành 449.489 bệnh nhân, số người chết vì coronavirus là 11.064.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 84 về việc phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, với một số thay đổi nhất định.
Có 6 tỉnh thành phía Nam, Việt Nam gồm Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội (theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng) đến giữa tháng 9 nhằm ngăn chặn dịch bệnh lan rộng và diễn biến phức tạp.

Thêm 14.224 ca Covid-19, Bình Dương vượt TP.HCM về số ca nhiễm mới

Chỉ trong 24h qua, Việt Nam đã ghi nhận thêm 14.224 trường hợp mắc Covid-19 mới.
Tổng số ca mắc nCoV của đất nước đã vượt ngưỡng 449.489 bệnh nhân, số người bình phục là 228.86, số bệnh nhân Covid-19 tử vong là 11.064. Ngành Y tế cả nước đang điều trị cho 209.605 trường hợp nhiễm coronavirus.
Giao đồ ăn trong thời gian phong toả ở TP Hồ Chí Minh   - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.08.2021
Đại dịch COVID-19
Có 6.309 bệnh nhân nặng đang điều trị, kinh tế TP.HCM giảm tốc vì Covid-19
Trong số hơn 14 ngàn ca nhiễm mới mà Bộ Y tế cập nhật, hiển thị trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh, chỉ có 5 trường hợp nhập cảnh, còn lại, 14.219 người là lây nhiễm trong nước.
Bình Dương đã vượt TP.HCM thành địa phương ghi nhận nhiều ca dương tính mới nhất với 6.050. Trong 24h qua, số ca nhiễm của Bình Dương tăng 636 người.
Tiếp đó là thành phố Hồ Chí Minh với 5.889 trường hợp dương tính mới, giảm 23 người.
Long An 524, Đồng Nai 491, Tiền Giang 221, Khánh Hòa 126, Hà Nội 110, An Giang 90, Kiên Giang 73, Nghệ An 68, Tây Ninh 56, Đà Nẵng 54, Bình Thuận 46, Thừa Thiên Huế 40, Đồng Tháp 37, Cần Thơ và Trà Vinh đều 36, Bà Rịa - Vũng Tàu 33, Quảng Bình và Quảng Ngãi đều 30, Đăk Lăk 24, Bình Định 20, Sóc Trăng 19, Thanh Hóa 18, Bình Phước 15, Phú Yên 14, Bến Tre 11, Quảng Nam 10, Vĩnh Long và Ninh Thuận 7, Quảng Trị 6, Đăk Nông 5.
Hai tỉnh Hà Tĩnh và Hậu Giang đều có 4 ca mắc nCoV mới, Lâm Đồng và Bạc Liêu 3 người, các tỉnh Sơn La, Kon Tum, Hưng Yên, Bắc Ninh mỗi nơi thêm 2 người, Cà Mau phát hiện 1 ca dương tính mới.
Xét về tổng số ca mắc Covid-19, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 59/222 quốc gia, vùng lãnh thổ. Số ca mắc nCov trên bình quân một triệu dân của Việt Nam hiện xếp ở vị trí 163 của thế giới với tỷ lệ 4.572 ca nhiễm/1 triệu dân.
© Ảnh : Tuấn Đức - TTXVNNgười dân tại chung cư 210B Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai (quận Thanh Xuân) nhận nhu yếu phẩm.
Người dân tại chung cư 210B Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai (quận Thanh Xuân) nhận nhu yếu phẩm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Người dân tại chung cư 210B Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai (quận Thanh Xuân) nhận nhu yếu phẩm.
Các tỉnh có diễn biến dịch nghiêm trọng nhất, với số ca mắc cao nhất gồm TP.HCM (215.810), Bình Dương (110.258), Đồng Nai (23.132), Long An (21.457), Tiền Giang (9.438).
Về tình hình điều trị, Bộ Y tế cho hay, ngành y tế đã chữa khỏi cho 228.816/449.889 ca nhiễm. Ngày 30/8, có thêm 9.014 bệnh nhân đươc xuất viện.
Giun đất - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2021
Đại dịch COVID-19
Bộ Y tế: Dược liệu Địa long chưa được cấp phép và không có tác dụng phòng, chống Covid-19
Thống kê của ngành y tế cũng cho thấy, trong số 209.605 bệnh nhân đang điều trị, có 6.449 ca nặng, trong đó có 916 trường hợp thở máy xâm lấn và 24 ca cần can thiệp ECMO.
Về số ca tử vong, Bộ Y tế lưu ý, hôm nay, Hệ thống thông tin thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ghi nhận thêm 315 ca dương tính mới tại TP.HCM, Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Nai…
Tổng số ca tử vong vì SARS-CoV-2 ở Việt Nam đã vượt ngưỡng 11 ngàn ca nhiễm (11.064). Đáng chú ý, tỷ lệ bệnh nhân tử vong vì Covid-19 của Việt Nam đang có xu hướng tăng, ở mức cao hơn so với thế giới.
Cụ thể, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 của Việt Nam tử vong rơi vào mức 2,5% so với mức trung bình của thế giới hiện nay là 2,1% - tức cao hơn 0,4%.
Liên quan đến tình hình xét nghiệm, Bộ Y tế thông tin, có thêm 536.647 xét nghiệm cho 626.126 lượt người trong 24h qua, nâng tổng số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 13.252.329 mẫu cho 32.742.499 lượt người.
Về tiến độ tiêm vaccine của Việt Nam, Bộ Y tế cho hay, có thêm 262.038 liều vaccine được tiêm trong ngày 29/8.
Như vậy, cả nước đã tiêm được tổng là 19.710.560 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 17.186.153 liều, tiêm mũi 2 là 2.524.407 liều.
Bộ Y tế cho biết, hôm nay 30/8, Việt Nam nhận thêm 250.800 liều vaccine AstraZeneca và Moderna do Chính phủ Séc tặng.

6 tỉnh phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội đến giữa tháng 9

Có 6 tỉnh thành phía Nam giãn cách xã hội đến giữa tháng 9.
Theo đó, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 đến giữa tháng 9 do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.
Bệnh viện dã chiến có quy mô 500 giường bệnh, điều trị cho bệnh nhân COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam ghi nhận thêm 12.796 ca mắc Covid-19
Với trên 110.258, Bình Dương sẽ giãn cách xã hội đến ngày 15/9, kéo dài so với dự kiến ban đầu. Lãnh đạo địa phương cũng đã cam kết với Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thời hạn này cơ bản kiểm soát được tình hình dịch ở tỉnh. Trước mắt, ngành y tế Bình Dương đẩy mạnh tiêm vaccine (856.440 liều được phân bổ) cho người dân, ưu tiên vùng đỏ đậm đặc để ngăn chặn dịch lan rộng thêm.
Tỉnh Bến Tre sẽ giãn cách toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 đến ngày 10/9, Trà Vinh cũng đến 10/9. Trong khi đó, tỉnh Tây Ninh sẽ kéo dài các biện pháp hạn chế đến 12/9.
Riêng ở Tiền Giang, giãn cách TP Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo, Châu Thành, Cái Bè, Gò Công Đông, thị xã Cai Lậy và thị xã Gò Công đến 15/9 – 4 huyện còn lại được nới lỏng giãn cách theo Chỉ thị 15.
Tại Long An, sẽ tiếp tục giãn cách các huyện gồm Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Châu Thành, Thủ Thừa, Cần Đước, Tân Trụ và TP Tân An theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 31/8 đến hết ngày 13/9.
Riêng thị xã Kiến Tường và các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 31/8 đến hết ngày 6/9. Đến nay, Long An đã ghi nhận 21.457 ca mắc coronavirus mới.

Phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia chống Covid-19

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 đã ký Quyết định số 84 về việc ban hành Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính họp trực tuyến về phòng, chống dịch Covid-19 với 1.060 xã, phường
Các thành viên của Ban Chỉ đạo được phân công nhiệm vụ cụ thể. Theo đó, có 8 Tiểu ban được kiện toàn gồm Y tế, An ninh trật tự xã hội, An sinh xã hội, Tài chính, hậu cần, Sản xuất và lưu thông hàng hóa, Vận động và huy động xã hội, Dân vận, và Truyền thông.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Phó trưởng Ban, chỉ đạo hoạt động của Tiểu ban Tài chính, hậu cần, xử lý vấn đề liên quan đến ngân sách nhà nước, thuế, bảo hiểm, lãi suất ngân hàng, cơ chế mua sắm, giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, các khoản hỗ trợ người dân, đặc biệt là người mất việc làm, người xa quê tại các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng là người đảm bảo và phân bổ, quản lý việc sử dụng kinh phí phòng, chống dịch, chỉ đạo việc mua sắm vaccine, vật tư, trang thiết bị, hóa chất, thuốc, triển khai các phương án mua sắm dự phòng để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương, xây dựng chế độ, chính sách với các lực lượng phòng, chống dịch, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó trưởng ban, chỉ đạo hoạt động của Tiểu ban Y tế, phụ trách việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế trong nước, áp dụng các giải pháp phòng, chống dịch để bảo đảm tính liên tục của hoạt động giáo dục, ứng dụng các công cụ, nền tảng công nghệ dùng chung toàn quốc để phục vụ chống dịch.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Phó trưởng ban đảm trách chỉ đạo hoạt động của Tiểu ban Sản xuất và lưu thông hàng hóa, đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong sản xuất, kinh doanh, cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các địa phương, nhất là nơi đang giãn cách xã hội, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt, không để ách tắc hoạt động cung ứng.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tư nhân Hùng Vương làm xét nghiệm trên hệ xét nghiệm SARS-CoV-2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.08.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam ghi nhận 12.097 ca mắc Covid-19 tại 39 tỉnh, thành phố
Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó trưởng ban sẽ làm đầu mối phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ trong việc xây dựng cơ chế, chính sách cần thiết trình Ủy ban Thường vụ, Quốc hội. Ông Định cũng lo việc sửa đổi, bổ sung quy định của các luật liên quan đến phòng chống dịch, giám sát thực hiện quy định của luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội.
Đại tướng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban An ninh trật tự xã hội, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Trưởng Tiểu ban An sinh xã hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến làm Trưởng Tiểu ban Vận động và huy động xã hội.
Trong khi đó, bà Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Tiểu ban Dân vận, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, chỉ đạo hoạt động của Tiểu ban Truyền thông, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Trưởng Tiểu ban Y tế, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Tiểu ban Truyền thông.
Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, được phân công chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan của Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ việc xây dựng các cơ chế, chính sách cần thiết, nhất là về tài chính, ngân sách phục vụ chống dịch.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn phối hợp với cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo trong việc đôn đốc tổ chức, triển khai các nhiệm vụ của Ban và kịp thời báo cáo, đề xuất Trưởng Ban chỉ đạo đối với những vấn đề phát sinh.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long chịu trách nhiệm việc rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung và theo dõi chung về tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chống dịch cũng như hoạt động của Ban chỉ đạo.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, làm Trưởng Ban Truyền thông.

Bình Dương sẽ tiêm 1 triệu liều Vero Cell của Trung Quốc

Hôm nay, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 của Bình Dương thống nhất chủ trương triển khai tiêm vaccine Vero Cell của Sinopharm, Trung Quốc cho dân.
Số lượng vaccine được dự kiến tiêm là khoảng 1 triệu liều Sinopharm, do TP.HCM chia sẻ.
Đo thân nhiệt cho nhân dân đến tiêm vaccine tại bệnh viện Dệt may. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2021
Việt Nam vượt ngưỡng 10.000 bệnh nhân Covid-19 tử vong và mệnh lệnh của Thủ tướng
Trao đổi với báo chí, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 của Bình Dương Nguyễn Văn Lợi xác nhận việc tỉnh sẽ triển khai tiêm vaccine Sinopharm mà TP.HCM chuyển cho.
“Bình Dương sẽ nhận một triệu liều và triển khai tiêm sớm”, Bí thư Nguyễn Văn Lợi xác nhận với Tuổi Trẻ.
Giám đốc Sở Y tế Bình Dương Nguyễn Hồng Chương thông tin, khoảng hai ngày nữa sau khi nhận vaccine Vero Cell, các đơn vị tiêm chủng của tỉnh sẽ bắt đầu tiêm. Tỉnh cũng triển khai cho người dân đăng ký tự nguyện tiêm Vero Cell.
Theo ước tính của tỉnh Bình Dương, với mức ca nhiễm đã tăng đến trên 110.258 trường hợp (ngày 30/8), cùng với dự báo số ca lây nhiễm mới có thể tiếp tục tăng, tỉnh phải tính đến cả phương án có trên 150.000 ca mắc.
Dù vậy, tỷ lệ tiêm chủng của địa phương này, cũng như ở Việt Nam, hiện tại, còn thấp. Tỉnh Bình Dương ước tính, nếu chỉ tính riêng vaccine cho 1,5 triệu người trên 18 tuổi của tỉnh, Bình Dương sẽ cần tới 3,2 triệu liều vaccine.
Trước đó, do tình hình dịch bệnh phức tạp, số ca nhiễm tăng cao, Bình Dương đã nóng lòng xin Bộ Y tế tiêm vaccine do Việt Nam sản xuất là Nanocovax, dù chế phẩm chưa được Hội đồng Đạo đức thông qua thời điểm đó và đến nay vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu thử nghiệm, chưa cấp phép khẩn cấp.
© Ảnh : Nanogen PharmaVaccine Nanocovax.
Vaccine Nanocovax. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Vaccine Nanocovax.

Đồng Nai tiêm dứt điểm 500.000 liều Vero Cell, sẵn sàng ‘thay tướng’ để chống dịch

Tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh Đồng Nai vào ngày 30/8, Bí thư Nguyễn Hồng Lĩnh đã chỉ đạo tiêm dứt điểm 500.000 liểu vaccine Vero Cell trong tuần này.
Tính đến nay, Đồng Nai đã tiêm khoảng 800.000 liều vaccine phòng Covid-19 trên tổng số nhu cầu 4,5 triệu liều. Tỷ lệ bao phủ vaccine được đánh giá là còn quá thấp và phải đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
“Trong tuần này, chúng ta có thêm 500.000 liều vaccine Sinopharm (Vero Cell), tôi đề nghị triển khai ngay, tiêm dứt điểm trong tuần này tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp "3 tại chỗ", các "vùng đỏ" để giúp cho người dân có thêm áo giáp chống dịch bệnh", người đứng đầu Tỉnh ủy Đồng Nai chỉ đạo.
Ông Lĩnh cũng yêu cầu Sở Y tế Đồng Nai nhanh chóng soạn nội dung tuyên truyền về hiệu quả của loại vaccine này để người dân hiểu và tin tưởng. 
© Ảnh : Công Phong - TTXVNBí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại cuộc họp.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại cuộc họp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại cuộc họp.
Theo lãnh đạo tỉnh, việc phòng chống bệnh là phi chính trị. Bảo vệ sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ tối quan trọng, do đó phải xác định, sẵn sàng sử dụng mọi nguồn vaccine sẵn có nếu vaccine đó có hiệu quả bảo vệ trước dịch bệnh và vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất.
Tỉnh Đồng Nai đề nghị ban quản lý các khu công nghiệp phối hợp với ngành y tế và các lực lượng liên quan nhanh chóng triển khai, thực hiện tốt trong việc tiêm chủng tại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp sản xuất.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình, diễn biến dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2021
Đại dịch COVID-19
Gần 5.200 ca COVID-19 tiên lượng nặng, Bộ Y tế phát túi thuốc tự điều trị cho các F0 trong cộng đồng
Bên cạnh đó, các địa phương xem xét huy động thêm giáo viên, sinh viên, công chức đang trong thời gian nghỉ có thể tham gia hỗ trợ nhập liệu tiêm chủng.
Tuyên truyền để người dân cài đặt phần mềm sức khỏe cộng đồng. Sở Thông tin-Truyền thông phối hợp với Đoàn thanh niên tăng cường trợ giúp người dân khai báo thông tin trên phần mềm này.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai nhấn mạnh, mỗi phường xã là "pháo đài" chống dịch, mỗi người dân là một chiến sĩ, và ý thức, công sức và trách nhiệm của người dân sẽ góp phần quyết định vào sự thành công của trận chiến này.
Nhiệm vụ của hệ thống chính trị là hướng dẫn người dân hành động. Công tác chống dịch chỉ thành công khi hành động thành công.
“Chúng ta nói ngàn lời mà người dân không ý thức thì chúng ta cũng sẽ thất bại. Do đó ý thức của người dân là rất quan trọng”, Bí thư Đồng Nai nhấn mạnh.
Theo ông Lĩnh, trong lúc này, công tác tuyên truyền để người dân hiểu và hành động là cực kỳ quan trọng, trong đó, có nhấn mạnh đến việc nâng cao ý thức về tiêm vaccine, bỏ đi tâm lý lo ngại vaccine này, vaccine kia.
Bí thư Đồng Nai yêu cầu phải đẩy mạnh truyền thông, tiếp tục mở rộng phạm vi, đẩy mạnh tương tác với người dân và đa dạng về cách thức tuyên truyền, để từ đó tác động được ý thức của người dân.
Bí thư Tỉnh ủy cũng đề cập đến vai trò của “tướng lĩnh”, yêu cầu các bí thư, Chủ tịch các huyện, thành phố phải đảm bảo trách nhiệm đồng thời, “truyền lửa” cho đội ngũ chống dịch. Ai không làm được, vì lý do nào đó mà không thể tiếp tục thì nên “nghỉ ngơi”, sau đó bố trí người khác làm thay, tạm thời sẽ không xem xét trách nhiệm liên quan.
“Thay tướng để phụng sự nhân dân là cần thiết, chúng ta không thể không thay tướng để có những tướng giỏi phục vụ cho thắng lợi của chiến dịch”, Bí thư Lĩnh nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала