Lãnh đạo chủ chốt Việt Nam có tối đa bao nhiêu trợ lý?

© AFP 2023 / Nhac NguyenTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.09.2021
Đăng ký
Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 30, nêu rõ số lượng trợ lý, thư ký tối đa mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được sử dụng.
Đặc biệt, theo Quy định 30 của Bộ Chính trị mà Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký, trợ lý của ‘Tứ trụ’ – Bốn lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam được hưởng chế độ tương đương cấp Thứ trưởng.

Lãnh đạo chủ chốt, Ủy viên Bộ Chính trị Việt Nam được phép có bao nhiêu trợ lý?

Thay mặt Bộ Chính trị Việt Nam, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký Quy định 30 về tiêu chuẩn, điều kiện nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình bổ nhiệm, chính sách chế độ đối với chức danh trợ lý, thư ký (gọi tắt là Quy định 30).
Theo Quy định 30, các chức vụ lãnh đạo của Việt Nam được sử dụng trợ lý gồm có: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội.
 Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2021
Hà Nội sẽ bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt vào ngày 23/6
Ngoài các chức vụ nêu trên, Ủy viên Trung ương, Bộ trưởng và tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương là các chức vụ lãnh đạo được sử dụng “thư ký”.
Đồng thời, theo Quy định 30 mà Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký, bốn lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng tối đa 4 trợ lý.
Như vậy, ‘Tứ trụ Việt Nam – bốn chức danh chủ chốt’ nhất gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có tối đa không quá 4 trợ lý.
Thường trực Ban Bí thư được sử dụng không quá 3 trợ lý. Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng không quá 2 trợ lý.
Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 1 trợ lý.
“Trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định”, Quy định 30 nêu rõ.
Cũng tại Quy định này, các chức vụ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, phó chủ tịch nước, phó thủ tướng, phó chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 2 thư ký.
Ủy viên trung ương, Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương được sử dụng một thư ký.

Tiêu chuẩn đối với trợ lý, thư ký của các lãnh đạo chủ chốt là gì?

Quy định 30 vừa ký có xác định rõ ràng về các tiêu chuẩn, điều kiện đáp ứng đảm bảo vị trí trợ lý, thư ký cho các lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính quyền Việt Nam.
“Trợ lý, thư ký đều phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống”, Quy định 30 nhấn mạnh.
Theo đó, về tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể chức danh trợ lý phải có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu về lĩnh vực được phân công, có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu, có khả năng phối hợp công tác.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội với các Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Hé lộ 3 vị trí lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ tới của Việt Nam
Đồng thời, trợ lý phải là người giữ chức vụ trưởng hoặc tương đương hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo tương đương vụ trưởng trở lên ít nhất là 3 năm.
Đối với các trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đối với chức danh thư ký phải là người am hiểu công việc hành chính, có năng lực nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin và tham mưu, có khả năng sắp xếp công việc và phối hợp công tác.
Đáng chú ý, chức danh thư ký cũng là người phải có thời gian công tác tối thiểu là 9 năm trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị.
Quy định 30 cũng nêu rõ, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội phải là người đang giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương, giữ chức phó vụ trưởng hoặc tương đương, được quy hoạch Vụ trưởng cấp bộ và tương đương trở lên.
Ngoài ra, thư ký chức vụ lãnh đạo khác ở cơ quan Trung ương phải được quy hoạch và đủ điều kiện bổ nhiệm Phó Vụ trưởng hoặc tương đương.
Trong khi đó, ở địa phương phải được quy hoạch và đủ điều kiện bổ nhiệm cấp phó sở, ngành hoặc tương đương.
Quy định 30 cũng nêu rõ yếu tố quan trọng khác về tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh trợ lý của chức vụ lãnh đạo cấp cao phải là người còn trong độ tuổi lao động.
Đối với tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh thư ký của chức vụ lãnh đạo phải còn đủ 5 năm công tác trở lên, trường hợp đặc biệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
“Về tuổi công tác, thời gian công tác của trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư gắn với thời gian công tác của lãnh đạo”, Quy định nhấn mạnh.
Việc chuyển công tác hoặc nghỉ công tác trong thời gian đảm nhiệm chức danh trợ lý, thư ký do lãnh đạo xem xét, quyết định.
“Thời gian công tác của trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội gắn với thời gian công tác của lãnh đạo và không quá 65 tuổi đối với nam, 63 tuổi đối với nữ”, theo Quy định 30.
Thời gian công tác của thư ký của các chức vụ lãnh đạo còn lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trợ lý của 4 lãnh đạo chủ chốt tương đương Thứ trưởng

Đáng chú ý, theo Quy định 30 mà Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký, về chính sách, chế độ, trợ lý của lãnh đạo chủ chốt được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương “Thứ trưởng”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2021
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt thành phố Hà Nội
Trong khi đó, trợ lý của chức vụ lãnh đạo còn lại được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương “Tổng Cục trưởng”.
Đối với thư ký của các chức danh từ Phó Chủ tịch Quốc hội trở lên được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương Vụ trưởng của bộ, ngành Trung ương.
Thư ký của Ủy viên Trung ương, bộ trưởng và tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương Phó Vụ trưởng hoặc Phó Ban cấp ủy tỉnh.
Trường hợp trước khi đảm nhận chức danh trợ lý, thư ký đã hưởng lương và chính sách, chế độ cao hơn thì được giữ nguyên.
Quy định 30 của Bộ Chính trị cũng nêu rõ về quy trình bổ nhiệm trợ lý được thực hiện theo 4 bước.
Thứ nhất, các lãnh đạo trao đổi, thống nhất với tập thể lãnh đạo là Ban cán sự đảng, Đảng đoàn hoặc lãnh đạo cơ quan nơi không lập Ban cán sự đảng, Đảng đoàn (ở các ban, bộ, ngành, đơn vị Trung ương), hoặc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương về dự kiến nhân sự bổ nhiệm trợ lý.
Bước tiếp theo là tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng để lấy phiếu tín nhiệm đối với nhân sự dự kiến bổ nhiệm trợ lý bằng hình thức bỏ phiếu kín. Đáng chú ý, sẽ không công bố kết quả tại hội nghị.
Kế tiếp, lãnh đạo cơ quan xem xét kết quả lấy phiếu tín nhiệm của hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự dự kiến bổ nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín và phải đạt trên 50% số phiếu của tập thể lãnh đạo
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.03.2021
Đã dần lộ diện ứng cử viên tiềm năng các vị trí lãnh đạo chủ chốt còn lại của Việt Nam?
Đến bước cuối cùng, lãnh đạo cơ quan hoặc cấp ủy, tổ chức đảng hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm (tương tự hồ sơ bổ nhiệm cán bộ diện Trung ương quản lý), báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương xem xét, quyết định).
Về quy trình bổ nhiệm thư ký, có phần đơn giản và ngắn gọn hơn, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn, quy định.
Cụ thể, sau khi có ý kiến của lãnh đạo về nhân sự dự kiến bổ nhiệm thư ký, tập thể lãnh đạo cơ quan xem xét, giới thiệu (bằng hình thức bỏ phiếu kín và phải đạt trên 50% số phiếu tán thành).
Đối với chức danh thư ký của lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cơ quan hoặc cấp ủy, tổ chức đảng hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm (như hồ sơ bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý) gửi Ban Tổ chức Trung ương trình Thường trực Ban Bí thư xem xét, quyết định.
Đối với chức danh thư ký của chức vụ lãnh đạo khác do tập thể lãnh đạo cơ quan xem xét, quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала