Vì sao Ngoại trưởng Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cùng lúc đến Việt Nam?

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNPhó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đón Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị dự Phiên họp lần thứ 13 Uỷ ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đón Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị dự Phiên họp lần thứ 13 Uỷ ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2021
Đăng ký
Việt Nam bất ngờ đón tiếp cùng lúc cả Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo. Đại diện chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Suga Yoshihide kỳ vọng gì ở chuyến thăm Hà Nội?
Mục đích chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, bên lề dự Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, còn là nhằm tăng cường thúc đẩy hơn nữa quan hệ với Hà Nội, gồm cả vấn đề hợp tác về vaccine Covid-19.
Riêng đối với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo, nhiều khả năng, Hà Nội và Tokyo sẽ đạt được thỏa thuận liên quan đến chuyển giao công nghệ, thiết bị quốc phòng, nhằm tăng sức mạnh phòng thủ cho Việt Nam ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Trung Quốc và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thăm Việt Nam cùng lúc

Hết Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đến lượt Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo cùng lúc bất ngờ thăm Việt Nam.
Truyền thông và dư luận quốc tế dành sự chú ý quan tâm đặc biệt đến các hoạt động ngoại giao chính trị cũng như đối ngoại Quốc phòng của Việt Nam với chuyến thăm cùng lúc của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo.
Đúng như lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “vị thế của Việt Nam chưa bao giờ được như bây giờ”. Quyền lực mềm của Hà Nội đã khiến các cường quốc hàng đầu thế giới từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản đều phải nhấn mạnh “đặc biệt coi trọng quan hệ với Việt Nam”.
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.08.2021
Hoa Kỳ và Trung Quốc đấu nhau vì Việt Nam
Nhìn các hoạt động ngoại giao chính trị, đối ngoại quốc phòng trở nên sôi động bất ngờ của Hà Nội, có thể thấy, uy tín, vai trò, vị thế của Việt Nam nay đã khác.
Trong khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris vừa kết thúc chuyến thăm Hà Nội cuối tháng 8 vừa qua cùng kỳ vọng nâng tầm quan hệ đối tác với Việt Nam lên thành cấp chiến lược, quốc gia này lại chuẩn bị đón tiếp cùng lúc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo. Hiện vẫn chưa rõ mục đích chuyến thăm của đại diện chính quyền Tokyo là gì.
Chiều tối ngày 10/9, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin về hai chuyến thăm cùng lúc, vào cùng thời điểm – từ các ngày 10/9 - 12/9 của hai đại diện lãnh đạo cấp cao chính quyền Bắc Kinh (Ngoại trưởng Vương Nghị) và Nhật Bản (Bộ trưởng Quốc phòng Kishi Nobuo).
Trung Quốc và Nhật Bản từng là “cựu thù” và vốn là 2 quốc gia luôn có lập trường trái ngược trong nhiều vấn đề khu vực, quốc tế. Không chỉ Washington, cả Bắc Kinh lẫn Tokyo đều đang muốn gia tăng tầm ảnh hưởng ở khu vực ASEAN, châu Á, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung.

Đã rõ mục đích thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Trung Quốc

Tối nay, Ủy viên Quốc vụ viện, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Hà Nội theo lời mời của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cùng với lãnh đạo Việt Nam dự Phiên họp lần thứ 13 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc từ ngày 10 – 12/9 tới đây.
© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNPhó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đón Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị dự Phiên họp lần thứ 13 Uỷ ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đón Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị dự Phiên họp lần thứ 13 Uỷ ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đón Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị dự Phiên họp lần thứ 13 Uỷ ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc
Chuyến thăm của Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát triển, hợp tác trên các lĩnh vực, đạt được tiến triển đáng khích lệ.
Hai nước sẽ trao đổi các biện pháp để đẩy mạnh hơn nữa các thế mạnh, tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có hợp tác chống Covid-19, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine và đương nhiên là tình hình Biển Đông.
Trước đó, như Sputnik Việt Nam thông tin từ Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt, mục đích lớn nhất trong chuyến công du đến Hà Nội lần này của lãnh đạo Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị là nhằm củng cố quan hệ hợp tác với Việt Nam.
“Mục đích chuyến thăm chính thức của Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị là thúc đẩy quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục phát triển, đạt được những thành tích mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của hai quốc gia, cũng như của khu vực và thế giới”, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ.
Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2021
Mục đích chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam?
Liên quan đến Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, ông Đoàn Khắc Việt cho hay, đây là hội nghị thường niên giữa hai nước.
Tại Hội nghị này, lãnh đạo và các cơ quan ban ngành hai bên sẽ gặp gỡ, trao đổi trực tiếp các vấn đề trong quan hệ hai nước, nhằm tháo gỡ những tồn tại khó khăn, thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Một vấn đề nữa mà Bộ Ngoại giao Việt Nam đề cập được cho là nằm trong mục đích chuyến thăm Hà Nội của ông Vương Nghị chính là việc hai nước hiện nay đang quan tâm là hợp tác phòng chống dịch Covid-19, trong đó có hỗ trợ vaccine và các trang thiết bị y tế.
“Thông tin về việc Trung Quốc tặng Việt Nam 2 triệu liều vaccine nói riêng và phòng chống dịch Covid-19 nói chung nằm trong nội dung hai bên cùng quan tâm và có thể chia sẻ”, ông Việt nhấn mạnh.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân thông tin, ngoài Việt Nam, Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ còn đi thăm Campuchia, Singapore và Hàn Quốc - đều là đối tác quan trọng và láng giềng gần gũi của Bắc Kinh.
Ngay trong chiều tối nay, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã tiếp và cùng với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 13 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc.
Sau phiên họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chứng kiến Lễ ký kết Hiệp định Hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc.
© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNSau phiên họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chứng kiến Lễ ký kết Hiệp định Hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc
Sau phiên họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chứng kiến Lễ ký kết Hiệp định Hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Sau phiên họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị chứng kiến Lễ ký kết Hiệp định Hợp tác kinh tế kỹ thuật về cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc
Dự kiến, trong ngày mai, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ có cuộc hội đàm quan trọng với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và chào xã giao các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản làm gì ở Việt Nam?

Cùng ngày, truyền thông Nhật Bản và Việt Nam đều đưa tin về chuyến thăm, làm việc của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Kishi Nobuo đến Hà Nội, gặp gỡ lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam và đất nước cũng trong thời gian mà Ngoại trưởng Vương Nghị thăm chính thức Việt Nam.
Ông Kishi Nobuo – Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản – sẽ có chuyến công du đến Việt Nam từ 10-12/9.
© REUTERS / Kim Kyung-HoonBộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi.
Tại đây, ông sẽ hội đàm thảo luận một số vấn đề về tình hình an ninh khu vực và trên Biển Đông với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang.
Người ta đang đặt câu hỏi, do sự tương phản về lập trường, nhất là liên quan đến tình hình Biển Đông, Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Quốc hay Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo sẽ phát biểu những gì về “trật tự quốc tế”, “luật pháp quốc tế” cũng như giải quyết các bất đồng liên quan đến những khu vực tranh chấp lãnh thổ mà Việt Nam là một bên tham gia.
Cũng như Mỹ, chính quyền Tokyo nhiều lần lên tiếng chỉ trích Trung Quốc có hành vi đơn phương, gây căng thẳng, phức tạp ở Biển Đông.
 Lễ đón Bộ trưởng Quốc phòng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Robert Ben Lobban Wallace.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2021
Sự chú ý đang dồn về Việt Nam và Biển Đông
Chính quyền Nhật Bản lên án những nỗ lực của Trung Quốc làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, việc Bắc Kinh cải tạo các bãi đá thành đảo nhân tạo phục vụ mục đích quân sự ở vùng biển này là đi ngược lại trật tự thế giới. Tokyo cũng kêu gọi các bên cùng lên tiếng về tuân thủ UNCLOS 1982, coi trọng luật pháp quốc tế và đóng góp vào hòa bình ở khu vực Biển Đông, Biển Hoa Đông.
Trung Quốc thì cho rằng Nhật Bản không nên can dự vào các vấn đề trong khu vực, và chỉ làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ với các bên.
Theo truyền thông, dự kiến, ông Kishi Nobuo sẽ bay đến Việt Nam vào tối nay 10/9.
Cụ thể, trưa cùng ngày, ông Kishi đã công bố thông tin về chuyến thăm Việt Nam trong cuộc họp báo tại Nhật. Thời gian chuyến thăm được xác nhận là từ 10 tới 12-9.
Theo các báo đài của Nhật Bản đưa tin, ông Kishi Nobuo sẽ có cuộc hội đàm với người đồng cấp là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang.
“Hai bên dự kiến sẽ thảo luận về tình hình khu vực, bao gồm Biển Đông và Biển Hoa Đông”, trang Sankei của Nhật nói.
Bên cạnh đó, Nhật Bản và Việt Nam sẽ trao đổi về thỏa thuận chuyển giao công nghệ, thiết bị quốc phòng mà hai phía đã đạt thỏa thuận miệng trước đó.
Được biết, Bộ trưởng Kishi đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Phan Văn Giang hồi tháng 6 vừa qua.
Nhật hoàng và hoàng hậu thăm Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2020
Việt Nam và Nhật Bản: Mối quan hệ đối tác chiến lược phát triển năng động và thực chất
Hai bên nhất trí cần sớm ký kết "Thỏa thuận chuyển giao trang bị và công nghệ quốc phòng giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản".
“Trên quan điểm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực và cộng đồng quốc tế, tôi mong muốn được trao đổi thẳng thắn để đưa hợp tác quốc phòng lên một tầm cao mới”, Bộ trưởng Kishi nhấn mạnh.
Trước đó, truyền thông Nhật Bản hồi tháng 7 đưa tin cho biết ông Kishi đã cân nhắc kế hoạch thăm Việt Nam và có cuộc hội đàm với người đồng cấp Việt Nam vào giữa tháng 8. Tuy nhiên, chuyến thăm bị hoãn vì dịch Covid-19.
Bộ trưởng Quốc phòng Kishi Nobuo năm nay 62 tuổi, là em trai của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Ông là người con thứ ba của chính trị gia Abe Shintaro và bà Abe Yoko (Kishi).
Ông Kishi Nobuo tham gia Chính phủ năm 2020. Ông được Thủ tướng Suga Yoshihide lựa chọn vào Nội các sau khi lên kế nhiệm chức vụ Thủ tướng của ông Abe Shinzo.
Theo truyền thông Nhật Bản, ông Kishi Nobuo có quan điểm chính trị tương đồng với anh trai Shinzo Abe và là người theo đuổi đường lối quốc phòng cứng rắn.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi cho biết, ông mong muốn thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực và cộng đồng quốc tế, thông qua việc trao đổi, nâng cao hợp tác quốc phòng với Việt Nam và các đối tác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала