Việt Nam đã cạn kiệt ngân sách?

© Ảnh : Nguyễn Điệp – TTXVNBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2021
Đăng ký
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc thừa nhận ngân sách Trung ương rất khó khăn, ‘gần như không còn đồng nào’, chỉ chờ vào tiết kiệm chi khoảng 14.620 tỷ đang trình Quốc hội cho phép chi.
Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép thông qua việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế với hộ và cá nhân kinh doanh, giảm thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và miễn tiền phạt chậm nộp thuế, phí vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Liên quan đến các thông tin về báo cáo và phát biểu của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/9, hôm nay, đích thân Bộ trưởng Tài chính đã có lý giải cụ thể hơn nhằm làm rõ phát biểu "ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào". Bộ Tài chính cũng có thông cáo báo chí đầy đủ về vấn đề này, tránh hiểu nhầm trong dư luận: https://sptnkne.ws/HpDh

Ngân sách Trung ương ‘gần như không còn đồng nào’

Chính phủ vừa có đề xuất gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 trước ngày 1 tháng 10.
Hôm 16/9, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc đã báo cáo giải trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình khó khăn của ngân sách.
Bộ trưởng Tài chính Việt Nam thừa nhận, dịch Covid-19 bùng phát gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội đất nước. Chính phủ đã theo dõi sát diễn biến thực tế, thu thập, tổng hợp các giải pháp được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới để kịp thời triển khai thực hiện hỗ trợ phù hợp trên cơ sở rà soát hệ thống pháp luật hiện hành.
Theo Bộ trưởng Phớc, tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm theo các chính sách đã ban hành năm 2020 đạt khoảng 129 nghìn tỷ đồng (trong đó số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 97,5 nghìn tỷ đồng, số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất được miễn, giảm hơn 31,5 nghìn tỷ đồng).
Báo cáo Bộ Tài chính nhấn mạnh, năm 2021, nhận định hoạt động của doanh nghiệp, người dân vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó có diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Bộ trưởng Tài chính khẳng định, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành cũng như ban hành theo thẩm quyền để tiếp tục thực hiện một số giải pháp hỗ trợ.
Tuy vậy, theo ông Phớc, hiện ngân sách Trung ương “gần như không còn đồng nào”.
Tổ thanh niên tình nguyện xung kích Bắc Giang làm nhiệm vụ phòng chống dịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.06.2021
Chính phủ cắt giảm kinh phí hội nghị, ưu tiên ngân sách cho tuyến đầu chống dịch
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, hiện đã không còn ngân sách để hỗ trợ cho hàng chục ngàn chiến sĩ, công an đang phòng chống dịch tại các tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai. Trước mắt phải trông chờ vào tiết kiệm chi, và khoảng 14.620 tỷ đang trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh dự toán thì mới có thể chi được.
Ông Hồ Đức Phớc cho biết, dự thảo nghị quyết đề xuất tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất trong năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Dự thảo nghị quyết cũng đề nghị tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay, giảm thuế nhập khẩu với nhiều nhóm mặt hàng, giảm mức thu 30 loại phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.
Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện thêm 4 nhóm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, bao gồm: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế với hộ và cá nhân kinh doanh, giảm thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và miễn tiền phạt chậm nộp thuế, phí.
Cụ thể, Chính phủ đề xuất giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021, miễn thuế quý 3 và 4 năm 2021 đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh. Dự kiến chính sách này sẽ tiếp cận khoảng 1,4 triệu hộ, cá nhân kinh doanh.
Đề xuất giảm 30% thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp, tổ chức từ tháng 9 đến tháng 12/2021, từ đó giảm số tiền phải thanh toán cho người mua. Miễn tiền phạt chậm nộp thuế, phí phát sinh năm 2020 và năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức bị lỗ năm 2020.

Hỗ trợ doanh nghiệp không có doanh thu, thua lỗ

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, các giải pháp này thực hiện trong năm 2021 sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân với giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí khoảng 118 nghìn tỷ đồng.
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2021
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ bơm thêm tiền để ‘cứu’ kinh tế?
Trong đó, số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn dự kiến khoảng 115 nghìn tỷ đồng, số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm khoảng 3 nghìn tỷ đồng.
“Các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất nêu trên được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng của năm 2020 cũng như kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2021”, báo cáo của Bộ Tài chính nêu rõ.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ về thu ngân sách nhà nước, các giải pháp hỗ trợ chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước đã được triển khai thực hiện vừa qua theo Nghị quyết số 68 ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 với tổng kinh phí ước tính trên 26 nghìn tỷ đồng.
Lãnh đạo Bộ Tài chính thừa nhận, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, đã, đang ảnh hưởng “nghiêm trọng, nặng nề” đến hoạt động của doanh nghiệp, người dân, nhất là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành du lịch, vận tải, lưu trú, ăn uống, thể thao, vui chơi giải trí…Do vậy, việc xem xét, đề xuất thêm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân nhằm ứng phó với ảnh hưởng của dịch Covid-19 năm nay là “vô cùng cần thiết”.
Về phía Quốc hội, trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Phú Cường đề nghị Chính phủ điều chỉnh chính sách hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời rà soát, loại trừ lĩnh vực có tăng trưởng trong điều kiện dịch bệnh.
© Ảnh : Nguyễn Điệp - TTXVNChủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra
Ông Cường nêu rõ, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với nội dung tiếp thu của Chính phủ. Đó là hoàn thiện chính sách giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng theo hướng bổ sung thêm điều kiện tổng doanh thu năm 2021 giảm so với tổng doanh thu năm 2020.
Sinh viên Khoa May, trường Cao đẳng Nghề Thái Bình trong giờ học thực hành của - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2021
Đại dịch COVID-19
Miễn 2 loại thuế đối với hàng nhập khẩu tài trợ chống dịch Covid-19
Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng, nên bỏ điều kiện “doanh nghiệp phải có tổng doanh thu năm 2021 giảm so với tổng doanh thu năm 2020” vì các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trước ảnh hưởng của đại dịch nên có lãi đã rất cố gắng.
Họ cần được hỗ trợ để tiếp tục vượt qua khó khăn, thống nhất chính sách đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 116 của Quốc hội.
“Việc quy định như dự thảo không hợp lý với những doanh nghiệp có doanh thu năm 2021 tăng so với năm 2020 vì bị tăng chi phí đầu vào, song thu nhập lại giảm”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Nguyễn Phú Cường nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị nên có chính sách hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế, bởi đây mới là đối tượng khó khăn nhất. Song song đó là hỗ trợ cho doanh nghiệp không có lãi để họ tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
© Ảnh : Nguyễn Điệp – TTXVNChủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị ban soạn thảo làm rõ chính sách hỗ trợ thuế giá trị gia tăng, đây là thuế gián thu. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam hiện chưa sử dụng nhiều hóa đơn, nhiều mặt hàng hộ kinh doanh không sử dụng hóa đơn. Do vậy, người tiêu dùng sẽ khó tiếp cận được chính sách này.

Hỗ trợ lãi suất, giảm 1% cần 30.000 tỷ

Ông Hoàng Thanh Tùng cho rằng, lợi nhuận của khối ngân hàng hiện rất cao, tổ chức tín dụng lãi tăng nhưng các doanh nghiệp lại rất khó khăn Vì vậy, cần đặt vấn đề là liệu việc giảm lãi suất ngân hàng có khó khăn hay không.
Đồng tình ý kiến trên, ông Vũ Hồng Thanh cũng đề nghị nên có gói hỗ trợ lãi suất, bởi nếu ngân sách bỏ ra 2.400 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp ở mức lãi suất 4% thì có thể huy động tới 60.000 tỉ đồng vào nền kinh tế.
Thực khách ở Hà Nội ngồi trong nhà hàng sau tấm chắn nhựa chống coronavirus lây lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2021
Việt Nam không thể phong tỏa mãi, bao giờ mở cửa lại nền kinh tế?
Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, quy mô tín dụng hiện nay rất lớn. Nếu chỉ hỗ trợ lãi suất cho khu vực doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch thì quy mô dư nợ khoảng 4 triệu tỷ đồng, còn khu vực doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức khó khăn khoảng 3 triệu tỷ đồng. Nếu hỗ trợ khoảng 1% thì khoản hỗ trợ tương đương 30.000 tỷ đồng.
Nhu cầu hiện nay của nền kinh tế rất lớn, nguồn lực có hạn nên cần chọn đối tượng để hỗ trợ, ví dụ như hỗ trợ sản xuất lương thực tại đồng bằng sông Cửu Long, hỗ trợ sản xuất trong nông nghiệp.
Tại phiên làm việc hôm qua, cũng có ý kiến đề nghị nên so sánh tổng doanh thu của năm 2021 với tổng doanh thu của năm 2019 (năm chưa chịu tác động bởi dịch).
Cũng có người đề nghị việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải dựa trên 4 tiêu chí tác động của dịch bệnh như Vùng, khu vực, thời gian, ngành/lĩnh vực, mức thiệt hại để từ đó, đề xuất 3 mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng 30%, 50% và 100%.
Liên quan đến vấn đề giảm thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hướng cho phép miễn toàn bộ số thuế phải nộp quý III và IV/2021, đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách thống nhất với nội dung điều chỉnh này của Chính phủ.
Quốc hội xác định, đây là các đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề khi dịch Covid-19 xảy ra, đa phần các hộ đã phải tạm dừng kinh doanh hoặc có doanh số bị ảnh hưởng đáng kể, trong khi cơ chế thu thuế đối với các hộ này dựa trên doanh số khoán được xác định từ đầu năm.
“Việc miễn toàn bộ số thuế của 2 quý cuối năm tương đương với mức giảm 50% số thuế phải nộp cả năm 2021 sẽ thuận lợi hơn trong quản lý thực hiện”, ông Nguyễn Phú Cường cho biết.
Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến đề nghị cân nhắc phạm vi áp dụng chính sách theo hướng chỉ áp dụng đối với các địa bàn có thực hiện giãn cách xã hội.
Trao quà hỗ trợ cho người dân tại Chợ 0 đồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2021
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ 10 nhóm lao động
Điều này giúp hạn chế tác động giảm thu đối với ngân sách cho những địa bàn tỉnh (quận, huyện) chưa phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ, do thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là số thu của ngân sách địa phương.
Tại phiên làm việc, đa số ý kiến của Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách tán thành việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt đối với các dịch vụ vận tải, kho bãi… để kích thích tiêu dùng và giảm chi phí đầu vào cho nhiều lĩnh vực kinh doanh khác trong thời gian dịch bệnh.
Về phạm vi áp dụng, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với việc Chính phủ loại trừ lĩnh vực “hoạt động xuất bản theo hình thức trực tuyến” ra khỏi phạm vi hỗ trợ, do đây là lĩnh vực có khả năng tăng trưởng cao trong bối cảnh dịch bệnh.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng đề nghị Chính phủ loại bỏ các hoạt động kinh doanh cung cấp hàng hóa/dịch vụ trên nền tảng trực tuyến trong các lĩnh vực ra khỏi phạm vi áp dụng.
Về miễn tiền chậm nộp, một số ý kiến đề nghị chỉ nên áp dụng chính sách miễn tiền chậm nộp với các khoản tiền chậm nộp đã phát sinh cho đến thời điểm ban hành Nghị quyết, để không khuyến khích các đối tượng nộp thuế cố tình chây ì, kéo dài đối với nghĩa vụ thuế của năm 2021.

“Nhà nước không mất đồng xu nào cả”

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu không được phép để yếu kém cản trở việc thực thi chính sách hỗ trợ.
Theo ông, việc hỗ trợ dựa trên chi phí thay vì dựa trên số thuế phải nộp. Đầu tiên là hỗ trợ chi phí lao động, hỗ trợ chi phí đầu vào.
“Nhà nước không mất đồng xu nào cả, chẳng qua là dồn thuế vào kỳ sau khi kinh tế phục hồi lên thì thu. Đây là sự san sẻ”, ông Vương Đình Huệ khẳng định.
© Ảnh : Nguyễn Điệp – TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu
Chính sách này không chỉ nghiên cứu đề xuất cho năm nay 2021 mà còn cho cả năm sau 2022 nữa.
Theo Chủ tịch Quốc hội, ngành Ngân hàng cần tiếp tục rà soát xem chính sách tín dụng, lãi suất hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực bị tác động lớn nhưng chưa nằm trong diện ưu tiên.
Ví dụ hàng không, nhiều hãng hàng không chưa nhận được hỗ trợ, ngoài ra còn có vận tải hành khách, hàng hóa, công công ty lữ hành, khách sạn, dịch vụ đều gặp khó khăn về dòng tiền. Cần xem lại chính sách hỗ trợ có chọn lọc, có mục tiêu, tiếp tục giảm lãi suất cho một số lĩnh vực.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính làm rõ đối tượng được hưởng, tránh tình trạng không bị tác động của dịch bệnh nhưng vẫn hưởng lợi từ chính sách.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn của Nhà máy Alumin Nhân Cơ - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2021
Người lao động ngừng việc, nghỉ việc do Covid-19 được hỗ trợ bao nhiêu?
Theo ông Huệ, trên thực tế có những vùng, lĩnh vực không bị tác động bởi đại dịch Covid-19, thậm chí được hưởng lợi, có điều kiện phát triển hơn như sản xuất khẩu trang, thiết bị vật tư y tế, ngành nghề thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến...
“Trong khi đó, nguyên tắc thuế là tiền khai, hậu kiểm, chúng ta chỉ hỗ trợ đúng, trúng những đối tượng bị tác động. Sau khi kê khai, cơ quan thuế sẽ cho các doanh nghiệp hưởng và sẽ hậu kiểm lại”, Chủ tịch Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Đối với vấn đề bóc tách đối tượng hỗ trợ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Tổng cục Thuế có dữ liệu từng ngày, từng giờ mà nói không tách bóc được thì không biết có đúng không? Còn nếu hỗ trợ tất cả thì có những vùng, ngành không bị ảnh hưởng do Covid-19.
Theo Chủ tịch Vương Đình Huệ, với nguồn lực có hạn, hỗ trợ không thể dàn đều. Ví dụ hộ kinh doanh TP.HCM từ đầu năm đến nay rất khó khăn, Hà Nội cơ bản cũng vậy, nhưng một số tỉnh khác lại không bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần bóc tách đối tượng hỗ trợ, để có thể hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Tiếp thu các ý kiến của phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết sẽ điều chỉnh phạm vi áp dụng với các doanh nghiệp “hoạt động theo hình thức trực tuyến” của các doanh nghiệp số ra khỏi phạm vi hỗ trợ.
Bộ Tài chính nhất trí với giải pháp kê khai và hậu kiểm trong phạm vi Nghị quyết quy định sát thực tế, cần triển khai nhanh, phù hợp với thực tiễn hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19, đặc biệt, những doanh nghiệp khó khăn, chậm nộp thuế, sẽ không bị phạt tiền.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với 4 nhóm chính sách theo tờ trình của Chính phủ, đề nghị Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến được trao đổi để hoàn chỉnh các nội dung trên.
“Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng với điều kiện tổng doanh thu năm 2021 giảm so với tổng doanh thu năm 2019 đã thể hiện tính thuyết phục của chính sách bởi nếu chỉ so với năm 2020 sẽ không thuyết phục. Đây cũng là mốc tiêu chuẩn để so sánh, giải quyết chính sách trong dài hạn”, ông Hải lưu ý.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận phiên họp trực tuyến Chính phủ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Việt Nam không để Covid-19 phá vỡ ‘thành trì kinh tế’
Đối với việc miễn thuế phải nộp của hai quý còn lại trong năm cho các hộ, cá nhân kinh doanh, cũng phải chú ý tới các hộ, cá nhân kinh doanh, không chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số ý kiến đề nghị phải được phân định các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp theo lĩnh vực, vùng chính xác, phù hợp.
Về giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/10/2021 đến 31/12/2021 cho một số lĩnh vực, dịch vụ, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát trong các lĩnh vực đang đề nghị giảm thuế giá trị gia tăng.
“Loại trừ không giảm cho một số hoạt động xuất bản phần mềm, các hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ hàng hóa trên nền tảng trực tuyến”, ông Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.
Đối với vấn đề miễn tiền hỗ trợ phát sinh năm 2020 và 2021 cho các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020, Chính phủ cần tiếp tục rà soát để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành chính sách khác để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, lưu ý các chính sách hỗ trợ về lãi suất tín dụng, hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp bị lỗ, nhất là những ngành nghề, đối tượng bị ảnh hưởng nặng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала